IPU thúc đẩy dân chủ và quyền phụ nữ

Trong suốt 125 năm hoạt động, Tổ chức Liên minh nghị viện thế giới (IPU) đã hỗ trợ về mặt kĩ thuật, giúp xây dựng và hoàn thiện các nghị viện trên thế giới, bảo vệ các quyền về chính trị cho nhân dân hơn 160 nghị viện thành viên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phiên họp thứ hai Ban chỉ đạo cấp Nhà nước về IPU - 132 tại Việt Nam.

Thúc đẩy dân chủ

Nghị viện (hay là Quốc hội) là cơ quan do nhân dân bầu ra. Nó mang trong mình sứ mệnh và trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính trị của những người mình đại diện hay nói cách khác, là thể chế trung tâm của một nền dân chủ. Để có thể có một dân chủ toàn diện thì đầu tiên là phải xây dựng cơ quan nghị viện có thể đảm nhận đầy đủ chức năng lập pháp, giám sát và thể hiện rõ ràng tính đại diện trong thực tiễn hoạt động của mình.

Với các hoạt động thiết thực để hỗ trợ hoàn thiện các nghị viện, IPU không chỉ góp phần tạo diễn đàn cho nghị sĩ thảo luận về các vấn đề liên quan đến quyền lợi chính trị của nhân dân, tổ chức này đã trở thành một thể chế trung tâm của nền dân chủ toàn cầu với mục tiêu và hoạt động mang tính phổ quát và thiết thực.

Đầu tiên phải nhắc đến cơ chế Đại hội đồng, "hòn đá tảng" trong hoạt động của IPU. Đại hội đồng IPU đưa ra các nghị quyết để khuyến nghị hành động từ các quốc gia thành viên, qua đó hoàn thành các nhiệm vụ của tổ chức. Các phán quyết về dân chủ của Đại hội đồng sẽ được đưa về các nghị viện thành viên xem xét và có kế hoạch thực hiện. Tuy chỉ mang tính khuyến nghị, nhưng các nghị quyết về dân chủ của IPU đã giúp việc thực hành dân chủ ở quốc gia có những bước tiến đáng kể.

Trước khi đưa lên Đại hội đồng xem xét, sửa đổi và thông qua, hầu hết nghị quyết đều được soạn thảo bởi bốn Uỷ ban thường trực của IPU, trong đó, Uỷ ban về Dân chủ và Nhân quyền là cơ quan sẽ trình các dự thảo nghị quyết về các vấn đề quyền con người, tự do ngôn luận, tự do báo chí, việc thực hiện dân chủ, sự minh bạch trong bầu cử, buôn bán người… nhằm đảm bảo dân chủ rộng rãi, ngăn chặn việc xâm phạm nhân quyền và thúc đẩy bình đẳng giữa các giới, các nhóm, tầng lớp trong xã hội. Điều này giúp cho dân chủ luôn luôn là một chủ đề xuyên suốt, được xem xét với nhiều bình diện trong các cuộc thảo luận của Đại hội đồng.

IPU cũng bảo vệ quyền lợi các nghị sĩ, những đại biểu đại diện cho quyền lợi chính trị của nhân dân để họ có thể thể hiện trọn vẹn tiếng nói, quan điểm của những người mình đại diện và đảm bảo quyền tự do về chính trị cũng như cân bằng về giới trong hoạt động lập pháp của các quốc qia thông qua Ủy ban Nhân quyền nghị sĩ và Hội nghị nữ nghị sĩ.

Không dừng lại ở đó, IPU vẫn đang hoàn thiện các quy chế, điều lệ hoạt động cũng như thành lập các cơ quan trực thuộc mới đảm đương những nhiệm vụ khác nhau để thực hiện mục tiêu đảm bảo quyền dân chủ được phát huy rộng rãi ngay trong các nghị viện. Gần đây nhất, có thể kể đến Uỷ ban nghị sĩ trẻ, được thành lập năm 2013 nhằm tăng cường tiếng nói và đóng góp của các nghị sĩ trẻ, ít kinh nghiệm trong chương trình nghị sự của IPU, hay rộng hơn, nhằm tăng cường vị thế của thanh niên trong hoạt động lập pháp.

Ngoài ra, IPU phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố báo cáo nghị viện toàn cầu, đưa ra đánh giá về tình hình các nghị viện trên thế giới những phân tích về sự vận động trong mối quan hệ giữa nghị viện và nhân dân. Báo cáo thể hiện việc giám sát quá trình hoàn thiện, đổi mới của các nghị viện trong việc đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của lĩnh vực lập pháp và thực hành dân chủ, đưa ra những khuyến nghị để các nghị viện xây dựng chiến lược phát triển có thể đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. IPU cũng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm ngày Dân chủ thế giới 15/9 để tôn vinh vai trò của nghị viện trong công cuộc xây dựng và vận hành dân chủ trên khắp thế giới.

Bảo vệ quyền lợi chính trị của phụ nữ

Trong suốt quá trình xây dựng và không ngừng hoàn thiện, IPU đã đặt vấn đề bình đẳng giới trong chính trị là một trong những trọng tâm chính trong chương trình hoạt động.

Hội nghị nữ nghị sĩ là cơ chế tiêu biểu, thể hiện rõ nhất mục tiêu tăng cường vai trò của nữ giới trong chính trị. Thời kỳ đầu, hoạt động của IPU vẫn là một diễn đàn mang nặng quan điểm và ý kiến của nam giới. Vì vậy, năm 1978, một nhóm nhỏ các nữ nghị sĩ đã lập ra một cuộc họp kín để bàn luận và đưa ra ý kiến về các chính sách, chương trình hoạt động của IPU dưới góc nhìn của mình.

Những năm sau đó, một vài cuộc họp như vậy cũng được tổ chức nhưng đều là không chính thức dưới dạng cuộc họp riêng, tiệc trà hay các bữa ăn trưa. Mãi đến năm 1983, kiến nghị về việc thành lập một hội nghị độc lập nằm dưới sự giám sát của IPU mới được đưa ra và được IPU chấp thuận. Từ đó, Hội nghị nữ nghị sĩ trở thành một cơ chế của IPU với những điều lệ và công cụ hữu hiệu để có thể can thiệp vào việc hoạch định chính sách và đưa ra các quyết định của IPU.

Hai cơ chế khác phục vụ cho nhiệm vụ tăng cường quyền lợi chính trị của phụ nữ cũng được lập ra sau đó. Vào tháng 4/1990, Ủy ban điều phối nữ nghị sĩ chính thức được thành lập như là một cơ quan thường trực điều phối hoạt động của Hội nghị nữ nghị sĩ. Năm 1997, tại Hội nghị chuyên đề liên nghị viện về chủ đề "Hướng tới quan hệ đối tác giữa nam và nữ trong chính trị", Nhóm đối tác về giới đã được thành lập với mong muốn quan hệ hợp tác giữa nam giới và nữ giới trong chính trị sẽ trở nên thực tế và rõ nét hơn trong tương lai, coi đây là một chiến tuyến cho cuộc đấu tranh vì dân chủ.

Một thành tựu rất lớn mà Hội nghị nữ nghị sĩ đã mang đến cho quyền bình đẳng chính trị của phụ nữ là tăng cường số lượng nữ nghị sĩ hoạt động trong lĩnh vực lập pháp thông qua các điều lệ và yêu cầu dành cho các nghị viện thành viên của mình. Chẳng hạn, vào năm 1990 điều lệ IPU đã yêu cầu cơ cấu các đoàn nghị sĩ đại biểu tham gia phải đảm bảo số lượng ít nhất một thành viên là nữ. Những biện pháp mang tính kỹ thuật như vậy đã thúc đẩy các nghị viện tăng cường số lượng nữ nghị sĩ, nâng cao nhận thức về vai trò của nữ giới trong công tác giám sát và hoạch định chính sách của quốc gia.

IPU thực hiện quyền dân chủ của phái nữ ngay trong cơ cấu tổ chức của mình. Tổ chức thể hiện quan điểm muốn đảm bảo phụ nữ phải được giữ các vị trí cao cấp trong IPU để có thể bày tỏ tiếng nói và nâng cao vị thế của nữ giới trong IPU. Từ năm 1998, điều lệ IPU quy định, Uỷ ban điều hành phải bao gồm ít nhất hai phụ nữ trong số 12 thành viên, nhờ quy định ấy mà số lượng giới nữ trong Uỷ ban Điều hành IPU luôn từ hai đến năm người. Từ năm 1991, theo quy định, Cuộc bầu cử chức Chủ tịch IPU sẽ không diễn ra nếu chưa qua sự xem xét của các nữ nghị sĩ với các ứng viên về quan điểm và chương trình hành động của họ đối với IPU trong thời gian tới. Qua đó, IPU đã dành cho nữ giới sự ưu tiên đáng kể trong công tác điều hành, giúp nữ nghị sĩ được tham gia sâu rộng hơn vào tổ chức này.

Ngoài các cuộc họp thường niên như họp Đại hội đồng, các cuộc họp của Hội đồng điều hành, IPU cũng tổ chức những phiên họp chuyên đề liên nghị viện và khu vực để nghiên cứu và đưa ra giải pháp chuyên sâu cho các vấn đề nóng bỏng hiện nay. Trong các cuộc họp chuyên đề quyền dân chủ của phái nữ cũng là một chủ đề thảo luận thường xuyên, các chủ đề thường đề cập là "Phụ nữ trong nghị viện", "Phụ nữ trong các đảng chính trị", "Bạo lực với phụ nữ", "Ảnh hưởng của phụ nữ đến việc thúc đẩy dân chủ"…

Tuy mới chỉ được quan tâm trong vào thập kỷ gần đây nhưng IPU cho thấy mức độ quan tâm và nỗ lực của mình cho quyền dân chủ của nữ giới là không hề nhỏ và những gì IPU đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ tăng cường dân chủ cho giới nữ là thành tựu đáng kể trong công cuộc đấu tranh vì dân chủ của giới nữ trên toàn thế giới.

P.V


 

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động