Nhỏ Bình thường Lớn

Iran tiếp tục làm giàu uranium lên mức 60%

Một báo cáo mật mới đây của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) cho thấy, Iran đã tiếp tục tăng đáng kể lượng uranium được làm giàu lên gần mức đủ để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Iran vẫn tiếp tục làm giàu uranium lên gần mức đủ để chế tạo vũ khí hạt nhân

Các kỹ thuật viên làm việc bên trong một cơ sở chuyển đổi uranium ở Isfahan, Iran. (Nguồn: Getty Images)

Hãng tin AP dẫn báo cáo trên cho biết, tính đến ngày 17/8, Iran đã sở hữu 164,7 kg uranium được làm giàu với độ tinh khiết lên tới 60%. Con số này đã tăng 22,6 kg so với báo cáo trước đó vào tháng 5.

Tin liên quan
Tổng thống đắc cử Iran: Muốn làm khác nhưng sẽ chẳng dễ dàng, vì sao? Tổng thống đắc cử Iran: Muốn làm khác nhưng sẽ chẳng dễ dàng, vì sao?

Uranium làm giàu với độ tinh khiết lên tới 60% là một bước tiến kỹ thuật ngắn nữa để đạt tới mức 90% đủ để chế tạo vũ khí hạt nhân. Theo định nghĩa của IAEA, về lý thuyết, khoảng 42 kg uranium được làm giàu với độ tinh khiết đến 90% sẽ có thể chế tạo vũ khí hạt nhân.

Người đứng đầu IAEA, Rafael Mariano Grossi trước đây đã cảnh báo rằng, Tehran có đủ uranium làm giàu đến gần cấp độ đủ để chế tạo "một số" quả bom hạt nhân nếu họ chọn làm như vậy.

Hiện Iran chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Lâu nay, Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của nước này phục vụ các mục đích hòa bình.

Hồi đầu tháng 6, IAEA đánh giá, Iran đang tăng cường năng lực hạt nhân và Hội đồng Thống đốc IAEA đã thông qua nghị quyết kêu gọi Tehran tăng cường hợp tác với cơ quan này, cũng như cho phép các thanh sát viên đến Iran.

Căng thẳng gia tăng giữa Iran và IAEA kể từ năm 2018, khi Tổng thống Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) giữa Iran với các cường quốc thế giới (JCPOA).

Kể từ đó, Iran đã từ bỏ mọi giới hạn mà thỏa thuận đặt ra cho chương trình của mình và nhanh chóng đẩy mạnh làm giàu uranium.

Vấn đề hạt nhân: Nga chẳng ngán 'búa tạ' Mỹ, Trung Quốc theo đuổi chiến lược tự vệ, Washington-Bắc Kinh còn 'đoạn đường dài' phải đi

Vấn đề hạt nhân: Nga chẳng ngán 'búa tạ' Mỹ, Trung Quốc theo đuổi chiến lược tự vệ, Washington-Bắc Kinh còn 'đoạn đường dài' phải đi

Ngày 29/8, cả Nga, Trung Quốc và Mỹ đều đưa ra các bình luận mới nhất về vấn đề hạt nhân.

Tổng thống Putin cảnh báo Nga có thể chấm dứt lệnh tạm dừng phát triển vũ khí hạt nhân tầm trung nếu Mỹ triển khai vũ khí ở những khu vực mới

Tổng thống Putin cảnh báo Nga có thể chấm dứt lệnh tạm dừng phát triển vũ khí hạt nhân tầm trung nếu Mỹ triển khai vũ khí ở những khu vực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/7 cảnh báo Mỹ nếu Washington triển khai tên lửa tầm xa ở Đức thì Moscow sẽ bố trí ...

Tổng thư ký LHQ: Gần 80 năm, hơn 2.000 vụ thử hạt nhân tại 60 địa điểm và một 'di sản hủy diệt'

Tổng thư ký LHQ: Gần 80 năm, hơn 2.000 vụ thử hạt nhân tại 60 địa điểm và một 'di sản hủy diệt'

Ngày 15/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã đưa ra thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống thử hạt nhân (ngày ...

Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt

Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt

Những diễn biến mới khiến cho cục diện cuộc xung đột Nga-Ukraine trở nên khó đoán định hơn.

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Trong thông điệp nhân Ngày quốc tế chống thử hạt nhân 29/8 hằng năm, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ...