Israel - tiến thoái lưỡng nan trước nguy cơ Trung Đông 'bùng cháy'

Hương Giang
TGVN. Một loạt báo cáo đáng tin cậy cho thấy, Israel gần đây đã nhắm đến các lực lượng của Iran và cơ sở hạ tầng ở Syria. Các cuộc tấn công này được mô tả như “cuộc chiến giữa các cuộc chiến” của Israel làm xói mòn khả năng của kẻ thù nhằm ngăn chặn các cuộc xung đột lớn tiếp theo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Sau S-400, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục gây choáng váng với tên lửa phòng không SUNGUR?
Israel: Bước ra vòng xoáy khủng hoảng và một cuộc chiến không công bằng đang chờ đợi?
cuoc chien giua cac cuoc hay loai tranh moi cua israel
Israel đang áp dụng một chiến lược mới ở Syria. (Nguồn: National Interest)

Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 12 - ngay trước khi nghỉ hưu, Tham mưu trưởng Lực lượng Quốc phòng Israel Gadi Eizenkot tiết lộ rằng, Israel đã phá hủy hàng ngàn mục tiêu quân sự ở Syria, mà chỉ tốn rất ít công sức. Các báo cáo nguồn mở cho thấy các cuộc tấn công của Israel vẫn tiếp diễn từ đó đến nay.

Gấp rút chuẩn bị cho xung đột

Hiện tại, trọng tâm chính là thời điểm và địa điểm Israel tấn công, và không phải những gì đang bị phá hủy. Nhưng điều này đang thay đổi! Các mục tiêu tấn công không khó để xác định - phần lớn ở Syria, nơi đang trong tình trạng hỗn loạn sau nhiều năm nội chiến và hiện nay là khủng hoảng Covid-19. Iran tiếp tục khai thác sự hỗn loạn để triển khai quân và vũ khí tới nước này hòng chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Israel.

Công tác chuẩn bị bao gồm lực lượng quân sự Iran và phiến quân người Shi’ite cùng vũ khí tối tân. Theo Tham mưu trưởng đương nhiệm của Lực lượng Quốc phòng Israel Aviv Kochavi, mối quan tâm hàng đầu của Israel (chỉ sau mối đe dọa hạt nhân Iran) là Tên lửa Dẫn đường Chính xác (PGM) của Tehran.

Toàn bộ tên lửa, nhưng đôi khi chỉ là các cấu phần và công nghệ để chế tạo hoặc chuyển đổi tên lửa thường thành tên lửa “thông minh”, từ Syria đến Lebanon, nơi Hezbollah tìm cách kiến tạo kho vũ khí PGM mạnh. Các cuộc tấn công của quân đội Israel nằm trong nỗ lực để ngăn chặn kho vũ khí này phát triển. Cả Hezbollah và Israel đều tránh không gây xung đột nhằm giảm thiểu những hậu quả tàn khốc.

Nhưng như Israel đã cảnh báo, nếu Hezbollah có đủ PGM để tạo ra mối đe dọa chiến lược từ lãnh thổ Lebanon, hoặc có được khả năng sản xuất chúng, một cuộc xung đột đẫm máu sẽ nổ ra. Chương trình tên lửa của Iran bắt đầu từ chiến tranh Iraq-Iran (1980-1988), khi các lực lượng và thường dân Iran bị hỏa lực tên lửa Iraq đe dọa. Tìm kiếm các khả năng tương tự, Iran đã nỗ lực để có được tên lửa từ Libya, Syria và Triều Tiên.

Năm 1985, Iran đã mua các Scud-B đầu tiên từ Libya, đồng thời phát triển các khả năng bổ sung với sự giúp đỡ của Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Pakistan. Bắc Kinh và Moscow giữ một vai trò lớn trong việc giúp Iran có được động cơ tên lửa, trong khi Triều Tiên cung cấp cho Iran toàn bộ hệ thống tên lửa đạn đạo. Khi Iran nắm được công nghệ và sản xuất, họ bắt đầu xuất khẩu bí quyết, các bộ phận và đôi khi tên lửa nguyên quả cho các đồng minh trên khắp Trung Đông.

Đáng chú ý, Tehran đã trang bị các lực lượng ủy nhiệm như Hamas và Hezbollah một loạt tên lửa với khả năng khác nhau, nhưng chưa có PGM. Mục tiêu là đe dọa Israel bằng các đợt tấn công tên lửa áp đảo và có khả năng làm tê liệt. Tuy nhiên, Israel đã phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa để vô hiệu hóa mối đe dọa đó.

Át chủ bài PGM

Thất vọng vì công nghệ Israel, Iran bắt đầu chuyển đạn dược dẫn đường chính xác cho các lực lượng ủy thác của mình vào khoảng năm 2013. Một số vũ khí có khả năng vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của Israel. Tất cả đều có khả năng tấn công chính xác, đại diện cho những gì các quan chức Israel gọi là “người thay đổi cuộc chơi”, và thề sẽ ngăn chặn.

Các nhà lãnh đạo Iran hiểu rằng, PGM có thể thay đổi cuộc chơi khi giúp các chiến binh phi nhà nước, như Hezbollah, phương tiện để giành ưu thế trên không khi các lực lượng này không có căn cứ không quân hoặc máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, việc chuyển công nghệ này cho các lực lượng ủy nhiệm là một sự vi phạm nghiêm trọng các quy tắc hiện hữu. Các quan chức Israel lo ngại rằng việc đưa ra chiến lược PGM trong khu vực có thể dẫn đến một kỷ nguyên xung đột nguy hiểm mới.

Chương trình PGM là ưu tiên cao đối với Iran. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2018 trên tờ Tasnim News, chỉ huy Lực lượng Hàng không Vũ trụ Iran IRGC, Tướng Amir-Ali Hajizadeh kể lại rằng, vào năm 2009, ông đã trình bày với lãnh đạo Iran về kế hoạch hiện đại hóa chương trình tên lửa. Lãnh đạo tối cao Ali Khamenei đã ra lệnh cho ông tập trung vào phát triển các tên lửa dẫn đường chính xác. Ý thức được sự nguy hiểm, Israel đã can thiệp và phá hủy các tài liệu PGM bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào có thể.

Năm 2016, Iran thay đổi phương thức hoạt động, tạm dừng việc chuyển các tên lửa nguyên quả, thay vào đó là chuyển đổi các tên lửa không được điều khiển hiện có thành các tên lửa “thông minh”. Hiện họ đang chuyển các bộ phận nhỏ hơn (điều hướng, cánh, chỉ huy và kiểm soát...) qua Syria cho Hezbollah. Các nhóm chiến binh đang khai thác một loạt tuyến đường buôn lậu từ Syria đến Lebanon (trên không, trên bộ và trên biển) để trốn tránh sự can thiệp của Israel.

Israel gần đây đã áp dụng một chiến lược mới, vạch trần chương trình PGM của Hezbollah và kêu gọi Iran chấm dứt việc chạy đua PGM. Năm ngoái, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tiếp xúc với một cơ sở PGM của Hezbollah ở Lebanon, tuy nhiên, các quan chức tình báo Israel cho rằng Iran đã thiết lập thành công các cơ sở mới.

Cho đến tháng Giêng vừa qua, các công việc này được Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo - Thiếu tướng Qassim Suleimani, người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ - chỉ huy. Nhưng các hoạt động buôn lậu PGM vẫn tiếp tục và do đó, các cuộc tấn công của Israel cũng vẫn tiếp diễn. Sau mỗi cuộc tấn công, khả năng xảy ra xung đột lớn hơn cũng tăng theo.

Nguy cơ Trung Đông bùng cháy

Israel hiện thiếu các đối tác đáng tin cậy để đàm phán loại lực lượng Iran và PGM khỏi Syria và Lebanon. Tel Aviv đã nỗ lực thuyết phục người Nga gạt Iran ra khỏi Syria, vì lợi ích Moscow. Israel đã nói rõ với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng chừng nào mối đe dọa PGM còn tiếp diễn, và chừng nào Iran vi phạm “ranh giới đỏ” của Israel ở Syria và Lebanon, các cuộc tấn công vẫn sẽ nổ ra. Sẽ không có sự ổn định ở Syria và đầu tư của Nga chịu nhiều rủi ro. Đây là một vấn đề gây căng thẳng thường xuyên giữa Tehran và Moscow.

Tại Lebanon, căng thẳng cũng đang gia tăng. Đất nước này đang trên bờ vực sụp đổ tài chính sau khi vỡ nợ hơn 4 tỷ USD tại Eurobonds, và các mối đe dọa siêu lạm phát cũng như tình trạng tham nhũng khiến Lebanon cũng đang đối mặt với một cuộc chiến của riêng họ. Với những cảnh báo ngày càng dồn dập của Israel, mối đe dọa PGM có thể sẽ đóng một vai trò lớn trong cuộc tranh luận sắp tới tại Liên hợp quốc về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran.

Đây cũng có thể là vấn đề chính trong cuộc tranh luận về một khoản cứu trợ tài chính cho Lebanon. Nhưng, thật khó có thể tưởng tượng được rằng Israel sẽ quyết định vô hiệu hóa các vấn đề lớn này trước khi một trong hai vấn đề được đưa ra bàn thảo. Đây là lý do tại sao cuộc khủng hoảng PGM đang tiến đến điểm tới hạn và có thể khiến Trung Đông bùng cháy. Tất cả các vấn đề trên được cho là đang ẩn chứa một viễn cảnh có thể dẫn đến một cuộc đụng độ bất khả kháng.

Israel tuyên bố không nhất thiết phải liên quan tới sự cố ở cơ sở hạt nhân Iran

Israel tuyên bố không nhất thiết phải liên quan tới sự cố ở cơ sở hạt nhân Iran

TGVN. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz ngày 5/7 tuyên bố rằng, nước này không nhất thiết phải liên quan tới mọi vụ sự cố ...

Cháy tổ hợp hạt nhân, một nhà kho bị phá hủy, Iran đe dọa Mỹ-Israel

Cháy tổ hợp hạt nhân, một nhà kho bị phá hủy, Iran đe dọa Mỹ-Israel

TGVN. Ngày 2/7, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại một điểm xây dựng bên trong tổ hợp hạt nhân Natanz của Iran, tuy nhiên ...

LHQ đặc biệt lo ngại, kêu gọi EU có biện pháp ngăn chặn kế hoạch sáp nhập Bờ Tây của Israel

LHQ đặc biệt lo ngại, kêu gọi EU có biện pháp ngăn chặn kế hoạch sáp nhập Bờ Tây của Israel

TGVN. Trước kế hoạch sáp nhập Bờ Tây của Israel khiến cộng đồng quốc tế lo ngại, Liên hợp quốc (LHQ) đã hối thúc Liên minh ...

(theo National Interest)

Đọc thêm

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số
Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Trên trang cá nhân, Thúy Diễm thường xuyên khoe sắc vóc rạng rỡ, ngọt ngào và không kém phần gợi cảm.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố ...
Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Kết thúc vòng 34, Real Madrid vô địch La Liga với 87 điểm, hơn Girona 13 điểm và Barcelona 14 điểm, khi giải chỉ còn 4 vòng đấu.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Chelsea vs West Ham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Chelsea vs West Ham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Liverpool vs Tottenham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL...
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Một quan chức cấp cao của lực lượng Hamas tối 4/5 khẳng định những cuộc đàm phán với Israel không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/5.
Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bahamian nói với truyền thông rằng đội quân Kenya đầu tiên cùng lực lượng an ninh đa quốc gia ​​​​đến Haiti vào ngày 26/5.
Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm qua.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động