Thủ tướng Renzi, người được dư luận dự đoán sẽ từ chức nếu đa số cử tri bỏ phiếu phản đối kế hoạch cải cách hiến pháp, khẳng định hành động nói trên sẽ là điều đầu tiên ông có ý định thực hiện vào tuần tới, nếu ông giành thắng lợi trong cuộc trưng cầu ý dân và vẫn còn tại nhiệm.
Thủ tướng Italy Matteo Renzi. (Nguồn: The Guardian) |
Chính phủ của ông Renzi hiện đang bất đồng với Liên minh châu Âu (EU) trong vấn đề người nhập cư. Phần lớn người nhập cư trái phép hiện đang lưu trú tại Italy do các đảo ở miền Nam nước này là chặng dừng chân đầu tiên trên đường vào châu Âu của họ. Theo số liệu của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tính từ đầu năm đến ngày 30/11, có tới 172.897 người nhập cư trái phép đã đến Italy bằng đường biển.
EU đã nhất trí về chương trình phân bổ hạn ngạch người nhập cư nhằm chia sẻ gánh nặng của các nước thành viên, nhưng vẫn có một số nước từ chối tuân thủ cam kết này. Một số nước Trung Âu đã đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư trái phép, trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng người nhập cư lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Italy lập luận rằng, trừ phi EU thực hiện phần việc của mình một cách hợp lý, trong đó có việc tái phân bổ 39.600 người nhập cư ở Italy sang các nước châu Âu khác, nếu không Rome sẽ sử dụng quyền phủ quyết để phá vỡ kế hoạch ngân sách 2017 của EU.