Kể cả hậu đại dịch Covid-19, cạnh tranh Mỹ-Trung chưa có hồi kết

TGVN. Đại dịch Covid-19 khởi nguồn từ Trung Quốc và hiện Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Dại dịch chưa từng có này đang khiến cả thế giới chật vật và chẳng làm hạ nhiệt cạnh tranh Mỹ-Trung.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
mac covid 19 my trung tiep tuc doi dau cang thang Hai lãnh đạo điện đàm: Dấu hiệu 'tan băng' căng thẳng Mỹ - Trung?
mac covid 19 my trung tiep tuc doi dau cang thang Mỹ - Trung căng thẳng về bình luận 'virus Trung Quốc' của Tổng thống Trump
mac covid 19 my trung tiep tuc doi dau cang thang
Cạnh tranh Mỹ-Trung không có dấu hiệu giảm nhiệt trước cuộc khủng hoảng Covid-19. (Nguồn: Reuters)

Biển Đông - Điểm nóng chiến lược

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang kêu gọi “chiến tranh nhân dân” chống lại Covid-19, các tàu quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng cường sức ép, sự hiện diện tại Biển Đông. Trước tình hình đó, Mỹ liên tục lên tiếng, ra các thông báo phản đối, bày tỏ quan ngại về các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong những tháng qua, Lực lượng bờ biển Trung Quốc tiếp tục sử dụng các tàu bán quân sự để đàn áp các tàu cá, tàu quân sự và các dàn khoan của các nước Đông Nam Á: Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự với sự tham gia của tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tàu tên lửa; đưa vào hoạt động các trạm nghiên cứu dân sự mới tại quần đảo Trường Sa, trên Đá Chữ Thập và Đá Subi; tàu quân sự Trung Quốc đã đâm chìm 1 tàu cá Việt Nam tại khu vực Hoàng Sa, vụ việc thứ 2 trong vòng 1 năm; Tàu hải quân Trung Quốc tiến sát 0,3 hải lý đối với dàn khoan thăm dò 2 lô dầu khí của Malaysia...

Các vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế và y tế trong nước, hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt của Mỹ đang phải neo đậu tại Guam và đối mặt với dịch Covid-19 lây lan nhanh trong các thuỷ thủ (thậm chí đã có thiệt hại về sinh mạng).

Chính quyền Trump đã lên án Trung Quốc “lợi dụng sự mất tập trung của các nước để bành trướng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông”. Những hoạt động quyết đoán của Bắc Kinh đi ngược lại với hình ảnh mềm mỏng, "hào hiệp" và "sẵn sàng chia sẻ khó khăn chung" mà nước này đang cố gắng tạo ra kể từ đại dịch.

mac covid 19 my trung tiep tuc doi dau cang thang
Dù có "giang tay" giúp đỡ thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19, những hành động mạnh mẽ ở Biển Đông của Trung Quốc đã làm mất đi hình ảnh 'thân thiện'. (Nguồn: TIME)

Trong khi đó, Trung Quốc đã ủng hộ thiết bị y tế cho hơn 120 quốc gia và cử các chuyên gia y tế tới hỗ trợ nhiều nước. Lãnh đạo Trung Quốc luôn khẳng định viện trợ là hỗ trợ các nước trong khó khăn và không phục vụ mục đích chính trị.

Sau khi có tin Mỹ “quan ngại sâu sắc” đối với việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông, nhà phân tích của báo SvD Thụy Điển Jonas Gummesson cho rằng, trò chơi địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông vẫn tiếp tục.

Việc các thủy thủ trên một số tàu sân bay Mỹ bị nhiễm Covid-19 đã tạo ra một khoảng trống quân sự cho Trung Quốc khi với lợi thế gần nhà, các tàu Trung Quốc có thể thực hiện các nhiệm vụ ngắn, nhanh chóng rời về cảng và thay đổi thủy thủ đoàn nếu cần.

Cùng với đó, về mặt địa-chính trị và quân sự, đây là cơ hội vàng cho Trung Quốc. Kể từ khi Covid-19 lây lan nhanh chóng trở thành đại dịch toàn cầu, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự lớn trong khu vực. Trung Quốc đang khai thác việc hạm đội Mỹ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 để tiến lên kiểm soát các vị trí của mình ở Biển Đông.

Trưởng khoa Trung Quốc tại Trường King’s College tại London Kerry Brown cho rằng, đang có một ngã tư trong vai trò của Trung Quốc trên thế giới. Các quốc gia phải xây dựng một loại tường chắn tưởng tượng xung quanh nước này và tránh giao dịch với Trung Quốc, hoặc là chúng ta phải cố gắng phân chia thế giới, nơi mà các phần khác nhau có thể sống bên nhau mà không tìm cách thay đổi lẫn nhau.

Ngược lại sẽ là một cuộc xung đột toàn diện. Điều Trung Quốc đang cố hướng tới không phải là chiếm lấy vai trò của Mỹ trên thế giới, mà muốn được nhìn nhận là một cường quốc có biên giới ổn định và vai trò rõ ràng không chỉ ở châu Á, do vậy, họ muốn được đối xử tôn trọng.

Tin liên quan
mac covid 19 my trung tiep tuc doi dau cang thang Bước sang giai đoạn 2, Mỹ có vũ khí gì để đối phó với Trung Quốc?

Bất phân thắng bại trong cuộc đua công nghệ

Trong khi đó, Wall Street Journal chỉ ra một số cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ giữa hai nước, theo đó cạnh tranh rõ nhất là trong lĩnh vực mạng 5G, hứa hẹn sẽ là nền tảng cho công nghệ của tương lai.

Sau các thương vụ không thành công, những công ty từng mạnh nhất nước Mỹ như Lucent và Motorola đã bị Nokia (Phần Lan) và Ericsson (Thụy Điển) mua lại. Đến lượt những công ty này cũng đã gặp phải tình trạng mất việc và thua lỗ khi cạnh tranh với Huawei.

Huawei chiếm gần bằng tổng thị phần của các đối thủ ở châu Âu nhờ vào các sản phẩm tối tân và giá thành thấp. Thiết bị di động công nghệ tân tiến và năng lực phân phối nhanh chóng của Huawei giúp Trung Quốc triển khai mạng 5G nhanh, đưa hầu khắp cả nước trở thành nơi thí điểm công nghệ dựa trên nền tảng 5G như xe ô tô tự hành.

Còn sớm để khẳng định Trung Quốc đã thắng trong cuộc đua 5G, đặc biệt khi Mỹ đã đẩy mạnh việc kiềm chế Huawei. Nhưng xét từ góc độ nào thì Mỹ hiện cũng đang thua trong cuộc đua 5G. Huawei tiếp tục lớn mạnh, 5G tại Trung Quốc tiếp tục phát triển nhanh và đa số đồng minh của Mỹ đã phớt lờ những áp lực của Mỹ cấm hợp tác với Huawei phát triển mạng lưới quốc gia 5G vì lý do an ninh.

mac covid 19 my trung tiep tuc doi dau cang thang
Cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung cũng không kém phần 'hấp dẫn'. (Nguồn: Nikkei)

Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), 3 năm trước, Trung Quốc đã tuyên bố kế hoạch trở thành nước dẫn đầu thế giới về AI đến năm 2030, dự kiến ngành AI trong nước sẽ có giá trị tới 150 tỷ USD. Nhưng mặc dù Trung Quốc nghiên cứu AI nhiều hơn và dẫn trước ở một số lĩnh vực quan trọng của AI như nhận diện khuôn mặt, nước này vẫn chưa dẫn đầu toàn cục.

Khi nhắc đến nghiên cứu về AI tổng thể hoặc AI với năng lực tư duy rộng lớn, giống con người hơn, các công ty lớn của Mỹ như Microsoft, Google… rõ ràng vẫn đang dẫn đầu. Những lợi thế của Mỹ là ổn định, ít nhất trong trung hạn. Điều tối quan trọng đối với Mỹ để duy trì lợi thế của mình là không ngừng các hoạt động trao đổi học thuật và thương mại với các chuyên gia Canada, châu Âu, Israel và ngay cả Trung Quốc. Phần thắng thuộc về Mỹ nhưng rất suýt soát.

Tin liên quan
mac covid 19 my trung tiep tuc doi dau cang thang Trung Quốc ‘đã đến lúc thu hoạch’ trong quan hệ với ‘người bạn tốt nhất’ của Mỹ ở Mỹ Latinh?

Tiếp theo là Điện toán lượng tử. Công nghệ này có tiềm năng vượt xa năng lực của các siêu máy tính hiện nay. Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về chế tạo máy tính lượng tử. Trung Quốc cũng đã có phiên bản của mình nhưng theo giới phân tích, họ lạc hậu sau Mỹ nhiều năm. Tuy nhiên, công nghệ lượng tử vượt ra ngoài việc chế tạo máy tính và mở rộng vào truyền thông, lĩnh vực mà Trung Quốc có thể giành ưu thế.

Trung Quốc đã thúc đẩy truyền tải thông tin, cảm biến và radar lượng tử, những lĩnh vực đều có tiềm năng sử dụng trong quân sự, với sự dẫn dắt của “cha đẻ lượng tử” Trung Quốc Pan Jian Wei. Từ năm 2016, Trung Quốc đã phóng vệ tinh sử dụng tia photon trong trạng thái lượng tử và đang xây dựng một phòng thí nghiệm khoa học thông tin lượng tử khổng lồ trị giá 10 tỷ USD.

Như vậy, điểm số chia làm 2 phần, Mỹ dẫn đầu về điện toán lượng tử nhưng Trung Quốc dẫn đầu về truyền thông tin và mã hóa lượng tử. Tương lai ngành này là khó dự đoán vì những tiến bộ có khả năng định hình lĩnh vực này vẫn còn phải chờ khoảng 10 năm nữa.

Về chất bán dẫn, Trung Quốc đã chi hàng chục tỷ USD để cố gắng giành ưu thế. Mỹ xuất khẩu chip bán dẫn sang Trung Quốc ở mức độ ổn định trong nhiều năm và các công ty Trung Quốc vẫn chưa đạt được thị phần lớn, ngay cả ở trong nước. Năm 2018, khoảng 47,5% số chip được bán ở Trung Quốc là của Mỹ. Các nước/vùng lãnh thổ láng giềng của Trung Quốc đã có chỗ đứng của riêng mình trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu như Hàn Quốc, Đài Loan.

Ước tính Trung Quốc đại lục lạc hậu sau Mỹ và Đài Loan 5-7 năm về công nghệ chip bán dẫn nhưng có thể phải mất lâu hơn để bắt kịp vì công nghệ chip luôn tiến về phía trước. Tuy nhiên, Trung Quốc đã làm giới chức Mỹ ngạc nhiên khi thay thế các con chip của Mỹ trong nhiều thiết bị điện tử trong nước bằng các con chip sản xuất nội địa hoặc nhập từ các công ty khác ngoài Mỹ. Trong ngắn hạn, chiến lược bán dẫn của Trung Quốc tập trung vào giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Tuy nhiên, lợi thế hiện tại vẫn thuộc về Mỹ.

Cho đến khi nào tham vọng của Trung Quốc còn chưa dập tắt, thì Mỹ vẫn cứ sẽ ra sức ngăn chặn. Với đà này, thật khó có thể nói được đến khi nào cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung mới kết thúc.

mac covid 19 my trung tiep tuc doi dau cang thang Covid-19: Cuộc chơi với Thuyết âm mưu

TGVN. Khi Covid-19 đang hoành hành, Mỹ-Trung Quốc lại lao vào đối chọi nhau bằng thuyết âm mưu về nguồn gốc của con virus chết ...

mac covid 19 my trung tiep tuc doi dau cang thang Tam giác chiến lược tại châu Á – những cuộc ‘hôn nhân’ gập ghềnh

TGVN. Cách tốt nhất để hiểu được “động lực” thúc đẩy Trung Quốc và các nước láng giềng là đặt họ vào một tam giác quan ...

mac covid 19 my trung tiep tuc doi dau cang thang Virus corona đang “phá vỡ” thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung?

TGVN. Việc các nhà nhập khẩu Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất Trung Quốc đề nghị tạm ngưng mua vào mặt hàng này ...

QT (theo The Economist/Wall Street Journal)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Giỗ Tổ Hùng Vương 2024: Kiều bào tại Nga thành kính tưởng nhớ các Vua Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương 2024: Kiều bào tại Nga thành kính tưởng nhớ các Vua Hùng

Hòa chung không khí của hàng triệu người Việt Nam ở trong và ngoài nước hướng về cội nguồn dân tộc nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch).
Bài tarot hôm nay 20/4/1014: Hé lộ tính cách về người sắp hẹn hò với bạn

Bài tarot hôm nay 20/4/1014: Hé lộ tính cách về người sắp hẹn hò với bạn

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem người sắp hẹn hò với bạn có tính cách như thế nào nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Mini của các dòng như Countryman, JCW, 3 Door, 5 Door sẽ được cập nhật chi tiết bên trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn cách bật quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung

Hướng dẫn cách bật quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung

Tính năng quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung được nhiều người dùng yêu thích nhất bởi sự thuận tiện cá nhân hóa của nó. Với tính năng ...
VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại VCK Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Trung Quốc ở lượt trận thứ 2 bảng ...
3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

Snipping Tool là một tiện ích được tích hợp trong hệ điều hành Windows. Công cụ này cho phép người dùng chụp, chỉnh sửa và lưu ảnh chụp màn hình ...
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động