'Kế hoạch 12 điểm' của Trung Quốc: Phương Tây đặt dấu hỏi về uy tín, Tổng thống Ukraine 'gật gù'

Hà Phương
Tổng thống Ukraine cho rằng kế hoạch mới do Trung Quốc đưa ra về xung đột Nga-Ukraine có thể hữu ích, trong khi phương Tây hoài nghi về uy tín của Bắc Kinh với vai trò trung gian hòa giải.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ và Trung Quốc liên tục "chạm trán" ở Biển Đông
Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ngày 4/2/2022 tại Bắc Kinh. (Nguồn: AP)

Ngày 24/2, Trung Quốc kêu gọi ngừng bắn toàn diện ở Ukraine và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông sẵn sàng xem xét các phần trong kế hoạch hòa bình 12 điểm do Bắc Kinh đưa ra.

Trong khi đó, phương Tây tỏ ra hoài nghi đối với đề nghị của Trung Quốc bởi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng Bắc Kinh không mấy "khả tín" với vai trò trung gian hòa giải.

Kế hoạch 12 điểm của Trung Quốc, được nêu trong một tài liệu của Bộ Ngoại giao nước này, phần lớn nhắc lại đường lối của Trung Quốc kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine ngày 24/2/2022.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh: “Tất cả các bên phải giữ lý trí và kiềm chế, tránh thổi bùng ngọn lửa và làm trầm trọng thêm căng thẳng, đồng thời ngăn cuộc khủng hoảng xấu đi hơn nữa hoặc thậm chí vượt khỏi tầm kiểm soát”.

Lập trường “cởi mở” của Tổng thống Zelensky

Trang mạng Politico cho biết, Tổng thống Zelensky sẵn sàng xem xét một số khía cạnh của “Kế hoạch 12 điểm” do Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố và ông muốn gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để thảo luận về các đề xuất của Bắc Kinh.

Theo nhà lãnh đạo Ukraine, cuộc gặp với ông Tập Cận Bình có thể “hữu ích” cho cả hai nước và cho an ninh toàn cầu.

AP trích lời Tổng thống Ukraine nói với các phóng viên ở Kiev: “Tôi tin rằng việc Trung Quốc bắt đầu nói về Ukraine không có gì xấu cả. Nhưng vấn đề là điều gì sẽ xảy ra sau những phát biểu đó. Câu hỏi nằm ở các bước đi và việc chúng sẽ dẫn chúng ta đến đâu”.

Tổng thống Zelensky cũng cảnh báo Bắc Kinh không cung cấp vũ khí cho Nga, điều mà các chính phủ phương Tây ngày càng lo ngại.

Một nguồn thạo tin tiết lộ với Politico ngày 24/2 rằng, Trung Quốc đang xem xét việc cung cấp máy bay không người lái và đạn dược để hỗ trợ Nga ở Ukraine.

Ông Zelensky nói với Reuters: “Tôi rất muốn tin rằng Trung Quốc sẽ không giao vũ khí cho Nga, và đối với tôi điều này rất quan trọng”.

Sự hoài nghi của phương Tây

Khác với nhà lãnh đạo Ukraine, phương Tây tỏ ra hoài nghi với đề nghị của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trên đài ABC: “Bất kỳ đề xuất nào có thể thúc đẩy hòa bình đều đáng được xem xét. Chúng tôi đang xem xét nó. Nhưng bạn biết đấy, có 12 điểm trong kế hoạch của Trung Quốc. Nếu họ nghiêm túc với điều đầu tiên - chủ quyền - thì cuộc xung đột này có thể kết thúc vào ngày mai".

Ông Blinken nói thêm rằng Trung Quốc đã cung cấp hỗ trợ phi sát thương cho Nga thông qua các công ty của họ và nhắc lại cáo buộcBắc Kinh “hiện đang cân nhắc hỗ trợ các vũ khí sát thương (cho Nga)”.

Trong khi đó, phát biểu với các phóng viên ở Estonia, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lưu ý, Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận với Nga chỉ vài ngày trước khi nước này thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine một năm trước.

Tổng Thư ký NATO cho rằng Trung Quốc "không có nhiều uy tín" vì không đưa ra lập trường rõ ràng đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Còn theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Trung Quốc không chia sẻ kế hoạch hòa bình mà chỉ là chia sẻ một số nguyên tắc. Bà nói: “Tất nhiên, chúng tôi sẽ xem xét các nguyên tắc, nhưng chúng tôi sẽ xem xét chúng trong bối cảnh Trung Quốc đứng về phía nào đó”.

Các nước phương Tây cũng cảnh báo bất kỳ động thái nào của Trung Quốc bán vũ khí cho Nga sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan nói với NBC rằng ông không xác nhận những thông tin trên tờ “Der Spiegel” của Đức cho rằng Nga đang đàm phán với một nhà sản xuất Trung Quốc về việc mua 100 máy bay không người lái. Tuy nhiên ông cho biết: “Chúng tôi đang tiếp tục giải thích lý do tại sao đó sẽ là một sai lầm khủng khiếp đối với họ” (nếu Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga).

Tân Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nhấn mạnh sự cần thiết của một thỏa thuận hòa bình do bên ngoài làm trung gian.

Ông Lula viết trên Twitter: “Điều cấp bách là một nhóm các quốc gia không tham gia vào cuộc xung đột phải nhận trách nhiệm đi đầu các cuộc đàm phán để thiết lập lại hòa bình”.

Đồng tình với quan điểm trên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 25/2 đã hoan nghênh sáng kiến của Bắc Kinh về cuộc xung đột ở Ukraine và cho biết ông sẽ thăm Trung Quốc vào đầu tháng 4 để tìm cách thuyết phục Trung Quốc giúp đỡ chấm dứt xung đột.

Tổng thống Pháp nói: “Thực tế việc Trung Quốc đang tham gia vào các nỗ lực hòa bình là một điều tốt”. Nhà lãnh đạo Pháp cũng yêu cầu Bắc Kinh “không cung cấp bất kỳ loại vũ khí nào cho Nga”.

Ông Macron đã tìm kiếm sự trợ giúp của Bắc Kinh để “gây áp lực lên Nga nhằm đảm bảo nước này không bao giờ sử dụng vũ khí hóa học hoặc hạt nhân và ngăn chặn hành vi gây hấn này trước khi đàm phán”.

Trong khi đó, Bắc Kinh ngày 25/2 thông báo, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko sẽ thăm Trung Quốc trong chuyến thăm cấp nhà nước từ ngày 28/2 đến ngày 2/3. Bộ Ngoại giao Belarus xác nhận chuyến thăm đã được lên kế hoạch. Belarus ủng hộ chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine và cho phép Nga sử dụng lãnh thổ của mình trong các cuộc tấn công.

Tổng thống Mỹ nói gì về kế hoạch cải cách tư pháp tại Israel?

Tổng thống Mỹ nói gì về kế hoạch cải cách tư pháp tại Israel?

Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên công khai bày tỏ ý kiến về kế hoạch cải cách tư pháp đang gây tranh cãi ...

Tình hình Ukraine: Kiev tự tin tuyên bố một điều liên quan Nga sau 'cú hích' của Tổng thống Mỹ, nói về thời điểm kết thúc xung đột

Tình hình Ukraine: Kiev tự tin tuyên bố một điều liên quan Nga sau 'cú hích' của Tổng thống Mỹ, nói về thời điểm kết thúc xung đột

Ngày 20/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm chớp nhoáng tới thủ đô Kiev (Ukraine), sau đó, giới chức quốc gia Đông Âu ...

Tình hình Ukraine: Tổng thống Mỹ ra tuyên bố cứng rắn với Nga, Moscow phản pháo; Kiev thận trọng về kế hoạch của Trung Quốc

Tình hình Ukraine: Tổng thống Mỹ ra tuyên bố cứng rắn với Nga, Moscow phản pháo; Kiev thận trọng về kế hoạch của Trung Quốc

Ngày 21/2, sau Thông điệp liên bang 2023 của người đồng cấp Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu ...

Tổng thống Putin: Tiết lộ tương lai kinh tế, ‘cảm ơn nhân dân Nga’ về điều này, khẳng định phương Tây tự hại mình đến thất bại

Tổng thống Putin: Tiết lộ tương lai kinh tế, ‘cảm ơn nhân dân Nga’ về điều này, khẳng định phương Tây tự hại mình đến thất bại

Trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Putin mạnh mẽ tuyên bố, toàn bộ mục tiêu của Moscow không phải chỉ là thích ứng với ...

Trước kế hoạch của Trung Quốc, Ukraine 'phàn nàn' chẳng được tham vấn, cảnh báo đừng vượt 'lằn ranh đỏ'

Trước kế hoạch của Trung Quốc, Ukraine 'phàn nàn' chẳng được tham vấn, cảnh báo đừng vượt 'lằn ranh đỏ'

Ngày 22/2, tại Moscow, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị khẳng định, ...

(theo CNN, Eurasia Times)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 10/1. Lịch âm 10/1/2025? Âm lịch hôm nay 10/1. Lịch vạn niên 10/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi hôm nay 10/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia đã chính thức là thành viên BRICS -vậy họ phải 'tính toán' thế nào để không làm các đối tác phương Tây quan trọng phật lòng?
Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Armenia chính thức khởi động tiến trình gia nhập EU, khẳng định chắc chắn về số phận căn cứ Nga

Armenia chính thức khởi động tiến trình gia nhập EU, khẳng định chắc chắn về số phận căn cứ Nga

Chính phủ Armenia đã thông qua dự luật về quá trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Tập đoàn công nghiệp của Đức Rheinmetall đã bàn giao cho Lực lượng vũ trang Ukraine chiếc xe bọc thép chiến đấu Lynx KF41 đầu tiên để thử nghiệm.
Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hủy chuyến thăm Italy theo lịch trình, chỉ vài giờ trước khi chuyến đi diễn ra.
Nga bất ngờ nhận tin xấu từ một đồng minh châu Âu, cơ hội lớn của Trung Quốc, Moscow tỏ ra thấu hiểu

Nga bất ngờ nhận tin xấu từ một đồng minh châu Âu, cơ hội lớn của Trung Quốc, Moscow tỏ ra thấu hiểu

Serbia tuyên bố sẽ đình chỉ một số hợp đồng cung cấp vũ khí với Nga cho đến khi tình hình quốc tế ổn định, thay vào đó sẽ mua vũ khí Trung Quốc.
Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Một diễn biến mới trên chính trường Lebanon có thể khiến gương mặt tiềm năng trở thành tổng thống lãnh đạo đất nước Trung Đông này lộ diện.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động