Kế hoạch hòa bình 15 điểm Nga-Ukraine: Hành trình đi tìm tiếng nói chung

Phương Hà
Các vòng đàm phán Nga-Ukraine hiện đang có những tiến triển nhất định, tuy sẽ là một hành trình khó khăn nhưng đều thấy được sự thiện chí từ hai phía.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kế hoạch hòa bình 15 điểm Nga-Ukraine: Hành trình đi tìm tiếng nói chung
Nga-Ukraine đã trải qua 4 vòng đàm phán. (Nguồn: TASS)

Dự thảo kế hoạch cần chi tiết

Nga và Ukraine trong quá trình đàm phán đã phát triển một dự thảo kế hoạch hòa bình gồm 15 điểm. Trong đó, tài liệu dự thảo này đề cập đến việc Kiev phải cắt giảm Lực lượng Vũ trang Ukraine và tuyên bố đi theo con đường trung lập.

Nga sẽ đồng ý ngừng bắn và rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine nếu chính quyền Kiev từ bỏ kế hoạch gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời đảm bảo không cho phép các căn cứ quân sự hoặc vũ khí nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ Ukraine.

Moscow sẽ buộc Kiev phải đảm bảo người dân nói tiếng Nga ở Ukraine có quyền nói tiếng mẹ đẻ của họ và không phân biệt đối xử trên cơ sở ngôn ngữ. Đổi lại, Ukraine có thể được đảm bảo an ninh dưới hình thức được Mỹ, Anh hoặc Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ.

Tuy nhiên, phía Ukraine vẫn chưa đồng ý một số điểm trong dự thảo kế hoạch này. Đó là việc công nhận bán đảo Crimea là lãnh thổ của Nga và công nhận nền độc lập của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng.

Ông Andrey Kortunov, Tổng Giám đốc Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga (RIAC) lưu ý rằng dự thảo kế hoạch này cần phải được chi tiết hóa.

Trước hết, cần phải hiểu những hạn chế đối với quân đội Ukraine là gì và Kiev có thể phát triển quan hệ hợp tác với các nước thành viên NATO như thế nào.

Ông Kortunov bình luận: “Khi chúng ta nói về các đảm bảo an ninh, điều quan trọng là Ukraine sẽ được đảm bảo những hình thức an ninh nào. Ukraine sẽ tìm cách có được những bảo lãnh được áp dụng cho lãnh thổ nước này trước năm 2014. Khi đó, những đảm bảo đó được áp dụng cho cả vùng Donbass và Crimea. Vì vậy, Nga khó có thể chấp nhận điều này”.

Chuyên gia Kortunov cũng lưu ý rằng Ukraine sẽ khó có thể chấp nhận để mất vùng Donbass và Crimea. Ông cũng chỉ ra một số vấn đề gây tranh cãi khác cần được chi tiết hóa.

Vị chuyên gia này lập luận: “Ví dụ, việc Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine sẽ được tiến hành như thế nào? Lịch trình ra sao? Liệu việc này có phải tuân theo các điều kiện của Ukraine hay không?”

Ngoài ra, ông Kortunov cho rằng dự thảo kế hoạch này cũng cần trình bày rõ vấn đề tái thiết sau chiến tranh. Chuyên gia giải thích: “Nga cho rằng Ukraine cần tài trợ cho việc tái thiết Donbass. Còn Ukraine cho rằng Nga cần khôi phục toàn bộ lãnh thổ Ukraine. Vì vậy, vấn đề này cũng cần đi đến những điểm chung để có thể dẫn đến một tầm nhìn chung”.

Xuất phát từ thiện chí

Người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho rằng còn quá sớm để tiết lộ bất kỳ gói thỏa thuận nào giữa Moscow và Kiev. Ông cũng gọi đề xuất của Kiev về việc phi quân sự hóa Ukraine theo mô hình của Thụy Điển và Áo (quốc gia phi quân sự, có lực lượng vũ trang riêng) là một thỏa hiệp.

Ông Vladimir Medinsky, Trưởng phái đoàn Nga tham gia đàm phán với Ukraine nói rõ rằng đề xuất của Kiev đã được thảo luận ở cấp bộ của hai nước. Ông lưu ý rằng Ukraine đã trung lập khi tách khỏi Liên Xô (cũ) và quy chế này được ghi trong tuyên bố độc lập của Ukraine.

Tin liên quan
Tin thế giới 15/3: Hai kịch bản cho đàm phán Nga-Ukraine; Kinh tế Nga trên bờ vực ‘kiệt quệ’? Trung Quốc khẳng định lập trường vững vàng Tin thế giới 15/3: Hai kịch bản cho đàm phán Nga-Ukraine; Kinh tế Nga trên bờ vực ‘kiệt quệ’? Trung Quốc khẳng định lập trường vững vàng

“Việc duy trì và phát triển tình trạng trung lập của Ukraine, phi quân sự hóa Ukraine, toàn bộ các vấn đề liên quan đến quy mô của các lực lượng vũ trang nước này đang được thảo luận. Ukraine đang đề xuất các phiên bản của Áo và Thụy Điển về một nhà nước phi quân sự trung lập, một nhà nước có quân đội và hải quân", ông Vladimir Medinsky nói.

Về phản ứng của Ukraine, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, bất kỳ thỏa thuận nào sẽ có điều khoản quân đội Nga trong mọi trường hợp cần rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ của Ukraine vốn bị chiếm đóng kể từ khi chiến dịch quân sự bắt đầu vào ngày 24/2.

Ông Podolyak cũng nói Ukraine “chắc chắn sẽ duy trì quân đội của mình”, song sẽ có nghĩa vụ không tham gia các liên minh quân sự như NATO và không để các căn cứ quân sự nước ngoài được đặt trên lãnh thổ Ukraine.

Đồng thời, ông Podolyak cũng lưu ý rằng vấn đề quyền của người dân nói tiếng Nga đang được thảo luận chỉ trên quan điểm vì lợi ích quốc gia của Ukraine. Ngoài ra, quan chức này lưu ý rằng Ukraine vẫn từ chối công nhận Crimea và DPR, LPR, nhưng vấn đề này cần được thảo luận riêng với thỏa thuận hòa bình chính.

Ông Podolyak nói: “Các lãnh thổ tranh chấp và xung đột (nằm trong) phần việc riêng. Cho đến nay, chúng tôi đang nói về việc phía Nga đảm bảo hoạt động rút quân khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ngày 24/2”.

Ông Podolyak nói: “Điều duy nhất chúng tôi xác nhận ở giai đoạn này là việc ngừng bắn, rút quân của Nga và đảm bảo an ninh từ một số quốc gia”.

Nga và Ukraine tổ chức vòng đàm phán đầu tiên hôm 28/2, cuộc họp kéo dài khoảng 5 tiếng. Vòng đàm phán thứ 2 diễn ra vào ngày 3/3 và vòng thứ ba kết thúc vào tối 7/3 sau 3 giờ đàm phán. Vòng đàm phán thứ 4 giữa Moscow và Kiev diễn ra hôm 14/3.

Ngày 16/3, ông Medinsky nói rằng quá trình đàm phán khó khăn và chậm chạp, nhưng Moscow đang chân thành nỗ lực để đạt được hòa bình càng sớm càng tốt. Ông nhấn mạnh Nga cần một Ukraine hòa bình, tự do và độc lập.

Xung đột Nga-Ukraine: Thế khó trên bàn đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Thế khó trên bàn đàm phán

Xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra là thất bại của những hoạt động ngoại giao trước đó. Tuy nhiên, điều đó không đồng ...

NATO từ chối 'bước vào' Ukraine, sẽ tăng cường hiện diện ở sườn Đông

NATO từ chối 'bước vào' Ukraine, sẽ tăng cường hiện diện ở sườn Đông

Ngày 16/3, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố, liên minh này sẽ tăng cường đáng ...

(theo Financial Times)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/1/2025: Tuổi Mùi tài chính ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/1/2025: Tuổi Mùi tài chính ổn định

Xem tử vi 20/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/1/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/1/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 20/1. Lịch âm hôm nay 20/1/2025? Âm lịch hôm nay 20/1. Lịch vạn niên 20/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 20/1/2025: Bảo Bình tiền bạc rủng rỉnh

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 20/1/2025: Bảo Bình tiền bạc rủng rỉnh

Tử vi hôm nay 20/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xuân Quê hương 2025: Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hỗ trợ nhau hiện thực hóa những giấc mơ

Xuân Quê hương 2025: Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hỗ trợ nhau hiện thực hóa những giấc mơ

Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ nhấn mạnh điều đó trong phát biểu chúc mừng năm mới tại chương trình Xuân Quê hương 2025 ở thủ đô ...
Ông Donald Trump sẽ thăm Ấn Độ, Trung Quốc sau khi tuyên thệ nhậm chức?

Ông Donald Trump sẽ thăm Ấn Độ, Trung Quốc sau khi tuyên thệ nhậm chức?

Ấn Độ và Trung Quốc là hai cái tên được nhắc đến khi đề cập chuyến công du của ông Donald Trump trong những ngày đầu tiên trên cương vị ...
Chủ tịch nước Lương Cường gửi tình cảm nồng ấm, lời thăm hỏi ân tình đến kiều bào

Chủ tịch nước Lương Cường gửi tình cảm nồng ấm, lời thăm hỏi ân tình đến kiều bào

TG&VN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân Quê hương 2025.
Ông Donald Trump sẽ thăm Ấn Độ, Trung Quốc sau khi tuyên thệ nhậm chức?

Ông Donald Trump sẽ thăm Ấn Độ, Trung Quốc sau khi tuyên thệ nhậm chức?

Ấn Độ và Trung Quốc là hai cái tên được nhắc đến khi đề cập chuyến công du của ông Donald Trump trong những ngày đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ.
Israel thông báo thời gian lệnh ngừng bắn ở Gaza có hiệu lực, Hamas thả con tin

Israel thông báo thời gian lệnh ngừng bắn ở Gaza có hiệu lực, Hamas thả con tin

Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết lệnh ngừng bắn ở Gaza được thỏa thuận giữa Israel và Hamas có hiệu lực vào lúc 11h15 giờ địa phương (09h15 GMT) ngày 19/1.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga đánh giá về quan hệ với Mỹ

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga đánh giá về quan hệ với Mỹ

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev cho rằng việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Mỹ sẽ mất nhiều thập kỷ.
Ba cựu Tổng thống Mỹ sẽ đồng loạt vắng mặt tại tiệc trưa nhậm chức của ông Trump

Ba cựu Tổng thống Mỹ sẽ đồng loạt vắng mặt tại tiệc trưa nhậm chức của ông Trump

Ba cựu Tổng thống Barack Obama, Bill Clinton và George W. Bush sẽ không tham dự bữa tiệc trưa truyền thống của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Toàn bộ thông tin về lễ nhậm chức của ông Trump: Chuẩn bị cho sự trở lại lịch sử

Toàn bộ thông tin về lễ nhậm chức của ông Trump: Chuẩn bị cho sự trở lại lịch sử

Ông Trump chuẩn bị có sự trở lại lịch sử tại Nhà Trắng, với lễ nhậm chức tổng thống thứ 47 của Mỹ, sau một hành trình đầy thử thách.
Sau lệnh bắt chính thức Tổng thống Hàn Quốc, người biểu tình tấn công tòa án, đảng cầm quyền gọi 'nỗi thất vọng lớn'

Sau lệnh bắt chính thức Tổng thống Hàn Quốc, người biểu tình tấn công tòa án, đảng cầm quyền gọi 'nỗi thất vọng lớn'

Hàng trăm người ủng hộ Tổng thống Hàn Quốc đã tấn công Tòa án quận Tây Seoul, sau khi tòa án này quyết định ra lệnh bắt giữ ông thêm 20 ngày.
Viễn cảnh bán đảo Triều Tiên khi ông Trump trở lại

Viễn cảnh bán đảo Triều Tiên khi ông Trump trở lại

Việc ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ lần hai dự báo sẽ mang đến những thay đổi lớn cho tình thế bế tắc ở bán đảo Triều Tiên.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn lớn được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng và cũng là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Phiên bản di động