Để tìm hiểu vấn đề này, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Standfort đã tiến hành một loạt thí nghiệm gần đây mang tên “marshmallow” (tạm dịch: kẹo dẻo). Theo đó, họ đã kiểm tra mức độ bình tĩnh và đo khả năng kiềm chế sự thèm ăn đồ ngọt của nhóm học sinh ở độ tuổi mẫu giáo bằng các thiết bị chuyên dụng.
Qua nhiều năm nghiên cứu, họ thu được kết quả như sau: Những đứa trẻ kiềm chế được cơn thèm đồ ngọt lâu nhất đều có xu hướng đạt được thành tích học tập cao nhất. Điều đó cho thấy, sự tự chủ phản ánh kết quả học tập chính xác hơn là chỉ số IQ.
Tự chủ tác động tốt đến nhiều khả năng
Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự tự chủ cũng có mối tương quan với tính khoan dung, khả năng tập trung, cũng như giúp nâng cao sự đồng cảm, điều chỉnh cảm xúc và các kỹ năng xã hội ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Những đứa trẻ có thể điều chỉnh cảm xúc và hành vi của mình tốt đồng nghĩa với việc có khả năng tập trung cao độ và duy trì mối quan hệ xã hội tốt hơn. Về cơ bản, khả năng tự kiểm soát là nền tảng cho cả thành tích học tập lẫn cách ứng xử khôn khéo trong các mối quan hệ xã hội.
Trong khi các bậc cha mẹ luôn hy vọng rằng con cái của họ sẽ đạt thành tích bằng cách thuê gia sư riêng, cho con cái tham gia lớp học nâng cao hoặc ép chúng học tập hàng giờ liền… thì phương pháp của các chuyên gia từ đại học Stanfort có thể xem là “bí quyết” giúp các học sinh đạt được kết quả tốt trong học tập dễ dàng hơn hẳn so với các phương pháp cứng nhắc và đầy áp lực của phụ huynh và nhà trường hiện nay.
Những học sinh tham gia thiền định tại một lớp học nuôi dưỡng tâm trí tại bang Oregon, Mỹ. (Nguồn:The Atlantic) |
Nhiều tờ báo tại Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh thành tích đến các học sinh tại nước này ngày càng rõ rệch như dễ cáu giận, căng thẳng, mất ngủ, thậm chí là tự tử. Trong một bài viết được đăng lên năm ngoái của Carolyn Walworth - ký giả, đồng thời là học sinh tại trường Palo Alto High School, Hoa Kỳ, trích dẫn như sau :
“Bạn biết rằng chuyện quan tâm đến điểm số là cần thiết và hoàn toàn bình thường. Để cố gắng giải quyết hết núi bài tập đồ sộ mỗi đêm, tối nào bạn cũng đi ngủ lúc một giờ sáng và thức dậy sau đó chừng vài tiếng đồng hồ (hoặc có thể sớm hơn để tập thể dục buổi sáng). Nhưng liệu rằng bạn có thời gian rảnh rỗi vào cuối tuần để thư giãn và cho các sở thích của bản thân. Tôi e rằng không vì vẫn còn nhiều bài tập khác khiến bạn phát ngán đang chờ bạn vào tối thứ Sáu. Chúng ta giống nhau ở chỗ đều đã hoàn toàn mất đi ý thức về mục đích của việc học tập và tiếp thu kiến thức”
Phát triển những kỹ năng kiểm soát bản thân
Liệu có phương pháp nào đơn giản, ít áp lực hơn để giúp học sinh đạt thành tích cao? Các nhà nghiên cứu khuyên rằng, thay vì hướng con em mình vào những thành tích trên lớp, các bậc phụ huynh và nhà trường có thể giúp học sinh học tập tốt hơn bằng việc luyện tập và phát triển những kỹ năng kiểm soát bản thân.
Còn đối với trẻ em nói riêng, những trò chơi giàu trí tưởng tượng đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng tự chủ của trẻ. Vì trong khi chơi, trẻ sẽ xây dựng và tuân thủ những quy tắc của riêng mình để duy trì sự hấp dẫn của trò chơi. Sự vui vẻ có được từ các trò chơi tạo hứng thú cho trẻ và hình thành óc cầu tiến.
Theo các nhà thần kinh học Sandra Aamodt và Sam Wang, đối với những trò chơi giàu trí tưởng tượng thì bạn cần phải xem mình như một giáo viên hoặc học sinh, và hãy giữ kiểm soát để không hành động như một đứa bé. Việc tuân thủ những quy tắc giúp trẻ có được những bài học đầu tiên trong việc kiểm soát hành vi của bản thân nhằm đạt được một mục tiêu mong muốn".
Còn đối với những trẻ lớn hơn, tham gia các hoạt động và môn học yêu thích mà ở đó chúng bộc lộ tài năng của mình (không chịu sự áp đặt từ người khác vào một vị trí nào đó ở trường Đại học hoặc ngành nghề nhất định), được coi rất quan trọng để phát triển sự tự kiểm soát bản thân, bởi đó chính là động lực để gìn giữ mục tiêu của riêng mình.
Có thể luyện tập để tự chủ bản thân
Tự kiểm soát bản thân là một kỹ năng có thể cải thiện được thông qua thực tiễn, do đó sẽ là một lợi thế đối với những trẻ có nhiều cơ hội thực hành trong cuộc sống. Rõ ràng mỗi đứa trẻ sẽ thể hiện khả năng tự chủ khác nhau. Tuy nhiên, nhờ vào việc luyện tập thành công thì khả năng đó càng phát triển hoàn thiện hơn. Điều này dẫn đến hệ quả, khi một đứa bé bị so sánh với một cá nhân khác làm tốt hơn, hoặc gặp thất bại liên tiếp vì một nhiệm vụ quá khó khăn, thì có thể khiến đứa bé đó cảm thấy tự tin hoặc mất tinh thần cầu tiến.
Khả năng kiểm soát bản thân là kỹ năng thiết yếu để kiểm soát những cơn bốc đồng của bản thân nhằm đạt được các mục đích cá nhân. Điều quan trọng là phương pháp này không nhắm đến việc tuân thủ theo những quy định cụ thể để làm người khác hài lòng hoặc tránh bị phạt. Điều bất lợi duy nhất có thể thấy được trong cuộc nghiên cứu đó là nếu học sinh nào ăn viên kẹo đầu tiên sẽ không có cơ hội ăn viên thứ hai, và chúng cũng sẽ không bị phạt ngay lập tức. Chúng sẽ không được khen ngợi nhờ vào sự chịu đựng của mình, nhưng vẫn ý thức được rằng cơ hội thứ sẽ đến nếu vẫn tiếp tục chờ đợi.
Một số phụ huynh có thể chấp nhận phương pháp trên và coi đó mang như là một điều đầy tính hứa hẹn. Nhưng nếu họ từ bỏ việc chạy đua theo thành tích, trong khi hàng xóm xung quanh vẫn tiếp tục cho con em mình lao đến các khóa học chuyên biệt, các lớp phụ đạo, và những lớp học nâng cao, vậy liệu con cái họ có bị thua thiệt trong môi trường luôn cạnh tranh hiện nay ?
Có lẽ nhiều bậc phụ huynh sẽ gặp nhiều khó khăn để thấy được lợi ích từ việc cho con em mình tham gia vào lớp học may vá thay vì lớp dạy kèm hóa học như họ mong muốn. Bởi họ cho rằng bằng cách nào việc may vá có thể giúp chúng vào đại học được? Tuy nhiên con em của họ lại cho rằng lớp học may mang lại cho chúng nhiều hơn những gì có thể thấy trước mắt, ví dụ như kỹ năng may vá, cơ hội để sáng tạo, tính tự lập, cũng như chú trọng vào mục tiêu mà chúng đã lựa chọn.