Dạy kèm con học trực tuyến cũng giống như dạy đi xe đạp

PGS. TS Trần Thành Nam
TGVN. Theo chuyên gia tâm lý học, PGS. TS. Trần Thành Nam, để trẻ học trực tuyến hiệu quả, việc truyền cảm hứng học tập mới quan trọng. Thay vì chú tâm vào nội dung bài giảng, giáo viên hãy thiết kế và tạo ra các trò chơi, video thú vị để thu hút và giảm áp lực cho các em.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Dạy kèm con học trực tuyến cũng giống như dạy đi xe đạp'
PGS. TS Trần Thành Nam cho rằng, học trực tuyến muốn hiệu quả quan trọng là phải truyền cảm hứng. (Ảnh: NVCC)

Trong tương lai, việc học online sẽ trở thành xu hướng khi xã hội tiến tới học tập suốt đời, các khóa học online sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Vậy nên, đối với học sinh tiểu học, việc chuẩn bị những gì cho trẻ khi học online mới là quan trọng. Do đó, cần tìm những cách thức khả thi để giải tỏa bớt áp lực cho học sinh.

Từ thực tế quan sát việc học trực tuyến với cậu con trai lớp 7 và cô con gái lớp 1 trong việc học trực tuyến, tôi nhận thấy, để hiệu quả trẻ cần phải được hướng dẫn thành thạo năng lực số để phản xạ nhanh, có năng lực tự giác học tập từ lập kế hoạch, điều chỉnh sự chú ý, quản lý thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

Dạy kèm con học trực tuyến như dạy con đi xe đạp vậy. Chúng ta phải hướng dẫn cụ thể từng bước một, như chân để bàn đạp ở đâu, tay như thế nào, thậm chí phải hỗ trợ giữ thăng bằng xe cho con. Đến khi con hình thành thói quen học cũng phải hỏi chuyện để biết con gặp vấn đề gì. Con thành thạo và có kỹ năng tự học mới có thể để con học một mình. Như vậy, cha mẹ càng đầu tư thời gian nhiều vào giai đoạn đầu để hình thành thói quen, thì càng tiết kiệm thời gian cho sau này.

Việc học trực tuyến đang yêu cầu xử lý thông tin cấp cao liên tục, đòi hỏi năng lực thần kinh, sự tập trung và phản ứng đa nhiệm như trình độ sinh viên đại học. Nếu không thì chỉ cần xao lãng vài chục giây, xử lý thông tin chậm hơn có thể dẫn đến bỏ lỡ nguyên một bài học. Chưa kể với những học sinh lớp 1, 2 đang gặp khó khăn về đọc, viết, giờ học online sẽ càng kém hiệu quả, vì các em không chủ động tham gia, khiến cho khoảng cách với các bạn trong lớp ngày càng cách xa.

Trong khi đó, giáo viên không thể bao quát được cả lớp trên môi trường online, cũng không thể nhạy cảm phát hiện những khó khăn của học sinh chưa thành thạo các đọc, cách viết. Cha mẹ dù có ngồi bên cạnh, đôi lúc cũng không thể dạy con học. Thậm chí, việc phụ huynh hướng dẫn thêm với thái độ không phù hợp có thể khiến trẻ trở nên căng thẳng, rối hơn.

Cha mẹ cần tìm hiểu phong cách học tập của con để lập kế hoạch cùng con học trực tuyến. Hạn chế con tiếp xúc với thiết bị điện tử, trò chơi, YouTube hoặc tivi ngoài giờ học trực tuyến một cách hợp lý.

Con tôi (lớp 1) cũng đang học online ở nhà. Có lần con đang ngồi học, cô giáo gọi tên yêu cầu trả lời câu hỏi. Vì đường truyền trục trặc nên con không nghe rõ câu hỏi của cô. Đến khi cô nhắc lại, con nghe được thì sợ quá, chui tọt xuống gầm bàn trốn luôn. Nhìn vậy, tôi vừa buồn cười, vừa thương con.

Từ câu chuyện nhỏ ấy, tôi cho rằng, việc học trực tuyến là cần thiết nhưng với các lớp quá nhỏ, hình thức học này chưa hiệu quả. Năng lực tập trung của các con lớp 1, 2 rất ngắn. Đặc biệt, với những bạn có tốc độ chậm, các con có thể mất cơ hội học tập vì bạn khác "tranh" trả lời. Trong giờ học trực tuyến, giáo viên cũng không thể chờ quá lâu và thời gian đặt câu hỏi cho mỗi học sinh khoảng 5 giây nhiều lúc là chưa đủ để các bạn học sinh lớp 1-2 thao tác bật mic rồi trả lời. Những học sinh bị mất cơ hội như thế vài lần sẽ có cảm giác chán nản vì không theo kịp bạn.

Mặt khác, việc học online không hiệu quả còn do môi trường ở nhà không đảm bảo. Nếu cha mẹ ngồi bên sẽ khó giúp trẻ tập trung vào bài giảng qua màn hình. Tôi nghĩ ở cấp tiểu học, việc truyền cảm hứng học tập cho con mới quan trọng. Thay vì chú tâm vào nội dung bài giảng, giáo viên hãy thiết kế, sáng tạo ra các trò chơi, video thú vị để thu hút các em.

Khi dạy online với các lớp nhỏ, giáo viên càng phải chú ý yếu tố tâm lý để các con không bị căng thẳng. Trong lớp học trực tiếp, cứ sau khoảng 15 phút các thầy cô có thể cho học sinh thực hiện một vài động tác thể dục trước khi chuyển sang bài mới. Nhưng trong giờ dạy trực tuyến, nhiều thầy cô lại quên không thực hiện.

Đồng thời, phụ huynh cũng nên chú ý đến việc học của con như cho con ăn nhẹ, tập một vài động tác thể dục trước khi vào học, cho con ngồi học ở bàn, điều chỉnh tư thế ngồi đúng…

PGS.TS. Chu Cẩm Thơ: Đa phần các trường "bê" chương trình dạy trực tiếp lên dạy học trực tuyến

'Dạy kèm con học trực tuyến giống như dạy con đi xe đạp'
PGS. TS Chu Cẩm Thơ cho hay, không ít trường bê nguyên chương trình dạy trực tiếp lên dạy học trực tuyến. (Ảnh: NVCC)

“Một nhóm đồng nghiệp của tôi công bố kết quả nghiên cứu thực tiễn dạy học online ở mùa Covid-19 năm 2020 cho thấy, phần đa các nhà trường bê chương trình, nội dung dạy trực tiếp lên dạy học trực tuyến. Khi tôi bày tỏ suy nghĩ về việc học thể dục online thế nào, không ít đồng nghiệp nhắn tin cho tôi, trong số đó, có những người nói rằng, nhà trường cần đợi sự chỉ đạo, phê duyệt từ cấp trên để được 'giảm tải', 'thay đổi nội dung dạy học'.

Trong 3 năm nghiên cứu về tự chủ nhà trường, đặt trọng tâm vào 'tự chủ chương trình, kế hoạch dạy học', tôi nhận ra những bằng chứng thu được cho thấy: Hầu như không có cản trở về mặt pháp lý đến sự tự chủ kế hoạch, chương trình, nội dung giáo dục. Tâm lí 'e ngại' hiện hữu trong nhà quản lý, giáo viên và nhiều người liên quan (trong đó có phụ huynh) vẫn còn khá nặng nề. Họ hay so sánh về sự khác biệt mà mình 'phải chịu' so với đối tượng tương tự. Chẳng hạn, cùng bài học đó, nhưng giáo viên lấy ví dụ, lấy tài liệu dạy khác thì họ sẽ ngại và nghi ngờ...

Hiểu đúng, làm đúng về tự chủ chương trình, nội dung,... đòi hỏi mỗi nhà trường, giáo viên nhận thấy rằng: tiếp cận mục tiêu/ chuẩn đầu ra, còn việc chọn nội dung phương pháp như thế nào thì người thực hiện được tự chủ. Chẳng hạn, mục tiêu các giờ thể dục đó là: rèn luyện sức khỏe, thái độ, nề nếp bảo vệ sức khỏe là đích đến. Còn học nội dung gì thì sẽ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh với lớp học, đối tượng học. Thế nên, khi học online, nhà trường, giáo viên cần chủ động thay đổi nội dung bài học, để phù hợp”.

TIN LIÊN QUAN
Làm gì nếu con mất tập trung khi học trực tuyến?
Học sinh tát cô giáo: Kỷ luật ‘ngọt ngào’ sao đủ sức răn đe?
Giáo dục mùa Covid-19: Cả thầy lẫn trò phải thay đổi để thích ứng
Đi học kỹ năng sống nhưng cha mẹ sợ con bị hành hạ khi tự dọn dẹp bát đĩa của chính mình
Đại hội XIII của Đảng: Kỳ vọng những chính sách của Đảng nhằm đổi mới sáng tạo
PGS. TS Trần Thành Nam (Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội)

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Đã đến lúc mua iPhone 16 Pro Max tại Việt Nam

Đã đến lúc mua iPhone 16 Pro Max tại Việt Nam

Sau khi nhận được ưu đãi, giá bán của mẫu iPhone 16 Pro Max hiện đang thấp hơn 500.000 đồng so với tuần trước và thấp hơn 1 triệu đồng ...
Tiết lộ mới đầy thú vị về hệ điều hành iOS 19

Tiết lộ mới đầy thú vị về hệ điều hành iOS 19

Hệ điều hành iOS 19 dự kiến sẽ được Apple ra mắt vào năm sau với hàng loạt tính năng mới, trong đó trợ lý ảo Siri sẽ tiếp tục ...
Mã độc mới đánh cắp thông tin thẻ tín dụng từ Facebook

Mã độc mới đánh cắp thông tin thẻ tín dụng từ Facebook

Những nhà nghiên cứu an ninh mạng vừa phát hiện một mã độc mới đánh cắp thông tin thẻ tín dụng từ tài khoản Facebook.
LG sắp trở lại thị trường smartphone với mẫu điện thoại AI

LG sắp trở lại thị trường smartphone với mẫu điện thoại AI

Mặc dù không còn tham gia vào thị trường smartphone nhưng LG được cho là đang chuẩn bị ra mắt một mẫu điện thoại AI mới nhờ sự hỗ trợ ...
Hà Lan hỗ trợ nữ doanh nhân Việt Nam thích nghi với nền kinh tế số, mở khóa tiềm năng thương mại toàn cầu

Hà Lan hỗ trợ nữ doanh nhân Việt Nam thích nghi với nền kinh tế số, mở khóa tiềm năng thương mại toàn cầu

Việc tiếp cận dự án là cơ hội giúp các doanh nghiệp nữ thích nghi với nền kinh tế số và mở ra tiềm năng to lớn của thương mại ...
Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động