'Khách quý' từ châu Âu của Nhà Trắng: Tại sao là bà Merkel mà không phải là ông Macron?

Thu Hiền
Khi chọn nữ Thủ tướng Merkel là lãnh đạo châu Âu đầu tiên được tiếp đón tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden muốn cho thấy rằng Berlin chính là đối tác số một của Washington tại châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc gặp Tổng thống Biden-Thủ tướng Merkel: 'Bạn thân' vẫn có bất đồng
Đề cao vai trò của Đức và Thủ tướng Merkel là cách để Mỹ hàn gắn quan hệ với châu Âu. (Nguồn: FP)

Đồng minh số một

Ý nghĩa của cuộc tiếp xúc tại Washington ngày 15/7 giữa hai nhà lãnh đạo được cho là vượt qua khuôn khổ một cuộc gặp song phương.

Khi chọn nữ Thủ tướng Đức là lãnh đạo châu Âu đầu tiên được ông tiếp đón tại Nhà Trắng từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ đương nhiệm muốn cho thấy rằng Berlin chính là đối tác số một của Washington tại châu Âu.

Câu hỏi đặt ra là vì sao ông Biden lại đưa Đức lên vị trí “đối tác châu Âu” số một mà không chọn Pháp như người tiền nhiệm Donald Trump, hay Anh, một nước có "quan hệ đặc biệt" với Mỹ.

Trả lời cho câu hỏi này, một số nhà quan sát đã nhấn mạnh trước tiên đến ý nghĩa biểu tượng của việc ông Biden chọn bà Merkel làm khách mời danh dự đầu tiên đến Nhà Trắng.

Quan điểm xuyên suốt của ông Biden là hàn gắn mối quan hệ Mỹ-châu Âu từng bị người tiền nhiệm gây tổn hại. Bà Merkel là đối tượng thường xuyên bị ông Trump làm bẽ mặt hay đả kích. Do đó, đề cao vai trò của Đức chính là một cách hàn gắn tốt.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Biden đã có một loạt cử chỉ thiện chí hướng về Đức, từ việc tăng cường lực lượng Mỹ đóng tại Đức, đảo ngược hoàn toàn quyết định của người tiền nhiệm về việc giảm sự hiện diện của lính Mỹ, cho đến việc tránh chỉ trích Berlin vì không tôn trọng quy tắc 2% ngân sách dành cho chi tiêu quốc phòng mà NATO yêu cầu đối với các nước thành viên.

Ngoài vấn đề biểu tượng, Đức được coi là đồng minh vững chắc nhất của Mỹ tại châu Âu, một người bạn “không ai sánh bằng” theo như lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken từng nhắc lại hồi tháng 6/2021 tại Berlin.

Thêm nữa, chuyên gia Susi Dennison của Trung tâm Quan hệ Quốc tế châu Âu (ECFR) cho rằng Tổng thống Biden cũng muốn tận dụng mối quan hệ trước khi bà Merkel từ giã chính trường vào tháng Chín tới trong khi đối với Tổng thống Pháp Macron thì còn nhiều thời gian hơn.

Trong chuyến thăm, Tổng thống Biden đã ca ngợi "tấm gương cống hiến hết mình của bà Merkel cho nước Đức và thế giới".

Các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đã bị ảnh hưởng nặng nề dưới nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump và cả bà Merkel lẫn ông Biden đều mong muốn thể hiện mối quan hệ song phương đang được hàn gắn.

Đề cập đến vai trò của Mỹ, bà Merkel khẳng định: "Tôi coi trọng tình bạn này". Bà Merkel là nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên đến thăm Tổng thống Biden tại Nhà Trắng kể từ khi ông nhậm chức vào tháng Một vừa qua.

Tin liên quan
Thủ tướng Merkel kêu gọi châu Âu phải Thủ tướng Merkel kêu gọi châu Âu phải 'tự chủ' trong sản xuất khẩu trang

Bạn tốt vẫn có thể bất đồng

Bất luận mối “thân tình” đó, một số bất đồng vẫn hiện hữu trong quan điểm của 2 nhà lãnh đạo. Ông Biden đã nhắc lại những lo ngại của ông về đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 được xây dựng dưới Biển Baltic chạy từ Nga đến Đức.

Mỹ đang lo ngại Moscow sẽ sử dụng nó như chiếc “dùi cui” để chống lại Ukraine.

Dự án trị giá 11 tỷ USD này, dự kiến hoàn thành vào tháng 9 năm nay sẽ bỏ qua Ukraine, có khả năng nhằm ngăn chặn nước này có được nguồn thu từ phí vận chuyển.

Tổng thống Biden nhắc lại rằng ông đã quyết định không xử phạt công ty đứng sau Dòng chảy phương Bắc 2 vì dự án sắp hoàn thành, một quyết định đã làm dấy lên sự chỉ trích từ các thành viên của đảng Dân chủ và Cộng hòa. Tuy nhiên, ông Biden cho biết ông và bà Merkel đều thống nhất rằng Nga không nên sử dụng năng lượng như một vũ khí địa chính trị.

Phát biểu về dự án đường ống trong cuộc họp báo chung, ông Biden nói: “Những người bạn tốt vẫn có thể bất đồng với nhau. Chúng tôi đang và sẽ sát cánh cùng nhau để bảo vệ các đồng minh ở sườn Đông của chúng tôi tại NATO trước những mối đe dọa từ Nga”.

Bà Merkel ghi nhận những khác biệt về quan điểm nhưng nhấn mạnh những điểm thống nhất giữa hai nước. Bà nói: “Tất cả chúng ta đều chia sẻ những giá trị giống nhau. Tất cả chúng ta đều có chung quyết tâm đối phó với những thách thức của thời đại chúng ta”.

Washington và Berlin cũng có những quan điểm khác nhau về giao thương với Trung Quốc, quốc gia mà Đức đang tranh thủ về thương mại.

Bà Merkel nói: "Chúng tôi có chung quan điểm rằng Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực. Thương mại với Trung Quốc cần dựa trên giả định rằng chúng ta có một sân chơi bình đẳng".

Mỹ-Đức ký Tuyên bố Washington cùng cam kết đấu tranh vì 'châu Âu toàn vẹn', phối hợp chặt về Trung Quốc

Mỹ-Đức ký Tuyên bố Washington cùng cam kết đấu tranh vì 'châu Âu toàn vẹn', phối hợp chặt về Trung Quốc

Mỹ và Đức đã ký Tuyên bố Washington về các nguyên tắc chung sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng ...

Chiến lược 'ngoại giao Nixon' và nỗ lực tập hợp đồng minh châu Âu của Tổng thống Mỹ Joe Biden

Chiến lược 'ngoại giao Nixon' và nỗ lực tập hợp đồng minh châu Âu của Tổng thống Mỹ Joe Biden

Giáo sư Melvyn B. Krauss* đã có bài phân tích trên trang Project Syndicate về nỗ lực áp dụng chiến lược "ngoại giao Nixon" của ...

(theo Reuters)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hôm nay 27/11, Quốc hội tiếp tục thông qua 3 luật, 2 Nghị quyết, thảo luận 2 luật khác và họp riêng về công tác nhân sự

Hôm nay 27/11, Quốc hội tiếp tục thông qua 3 luật, 2 Nghị quyết, thảo luận 2 luật khác và họp riêng về công tác nhân sự

Quốc hội họp tại hội trường, biểu quyết thông qua các dự án luật: Phòng không nhân dân; Công đoàn (sửa đổi); Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi); họp ...
Điểm tin thế giới sáng 27/11: Mỹ công bố lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, EU mở rộng trừng phạt Syria

Điểm tin thế giới sáng 27/11: Mỹ công bố lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, EU mở rộng trừng phạt Syria

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/11.
Giá tiêu hôm nay 27/11/2024: Thị trường khởi sắc, hồ tiêu Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên thế giới, người trồng hưởng lợi

Giá tiêu hôm nay 27/11/2024: Thị trường khởi sắc, hồ tiêu Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên thế giới, người trồng hưởng lợi

Giá tiêu hôm nay 27/11/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/11/2024: Giá vàng SJC lao dốc mạnh, thế giới xuất hiện 'nhân tố X', chờ lực cầu đến từ nhà đầu cơ

Giá vàng hôm nay 27/11/2024: Giá vàng SJC lao dốc mạnh, thế giới xuất hiện 'nhân tố X', chờ lực cầu đến từ nhà đầu cơ

Giá vàng hôm nay 27/11/2024 trên thị trường thế giới tăng nhẹ, trong khi đó, trong nước lao dốc mạnh.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 27/11. Lịch âm 27/11/2024? Âm lịch hôm nay 27/11. Lịch vạn niên 27/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 27/11/2024: Ma Kết sự nghiệp chuyển biến tích cực

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 27/11/2024: Ma Kết sự nghiệp chuyển biến tích cực

Tử vi hôm nay 27/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Điểm tin thế giới sáng 27/11: Mỹ công bố lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, EU mở rộng trừng phạt Syria

Điểm tin thế giới sáng 27/11: Mỹ công bố lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, EU mở rộng trừng phạt Syria

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/11.
Tin thế giới 26/11: Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối 'đóng băng xung đột' ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra xét xử

Tin thế giới 26/11: Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối 'đóng băng xung đột' ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra xét xử

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Hạ viện Uzbekistan đã phê chuẩn hiệp ước về mối quan hệ đồng minh với quốc gia láng giềng Trung Á Tajikistan.
Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Theo Nga, các mối đe dọa quân sự từ NATO đang tăng lên đều đặn khi liên minh này tìm cách mở rộng năng lực ở Biển Đen và tiếp cận biển Caspi.
Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân sẽ bầu ra các vị trí chủ tịch và lãnh đạo khác như phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký và chủ tịch tài chính quốc gia.
Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố với các lãnh đạo Taliban về mong muốn giúp Afghanistan đạt được hòa bình lâu dài.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động