Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II

Lê An
TGVN. Sáng 4/12, Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự Lễ khai mạc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II nhằm đánh giá những thành tựu, kết quả thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc giai đoạn 2010-2020, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện chính sách dân tộc, đưa ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030.

Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II
Đại biểu tham dự Lễ khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II. (Nguồn: VGP)

Với chủ đề “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước', Đại hội là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, đồng thời là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Về dự Đại hội có 1.600 đại biểu, được bầu chọn tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh lần thứ ba, đại diện cho 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong đó, đại biểu nam chiếm tỷ lệ gần 67%, đại biểu nữ chiếm hơn 33%; đại biểu cao tuổi nhất là ông Huỳnh Phến, 91 tuổi đến từ Sóc Trăng, đại biểu trẻ nhất là Nguyễn Đăng Lộc, 18 tuổi, dân tộc Tày, đến từ Bình Phước.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết, trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm chỉ đạo; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã tạo điều kiện phối hợp tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số ở 363 huyện, 50 tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo nên không khí hồ hởi, phấn khởi, góp phần vào thành công của Đại hội Đảng các cấp, vững tin hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

"Đại hội cấp tỉnh và các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã chọn cử được 1.592 đại biểu ưu tú về dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II đủ đại diện của cả 54 dân tộc, đại diện lãnh đạo các cấp, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ, tướng lĩnh quân đội, công an, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, doanh nhân, nghệ nhân, người có uy tín... thể hiện tinh thần đại đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, đóng góp vào thành công của Đại hội chúng ta", Phó Thủ tướng Thường trực nói.

Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại lễ khai mạc. (Nguồn: Lao Động)

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II là diễn đàn giao lưu, trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự đồng thuận và niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Phó Thủ tướng cho biết, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88 phê duyệt Đề án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

"Đây là lần đầu tiên chúng ta có một Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với tổng mức vốn bố trí cho giai đoạn 2021 – 2025 là hơn 130 nghìn tỉ đồng, đầu tư phát triển toàn diện các lĩnh vực với trọng tâm là phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; phát triển văn hóa, thông tin và du lịch; đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi vững mạnh.

Đặc biệt là giải quyết những vấn đề cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt..., tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân; thu hẹp dần khoảng cách so với vùng phát triển, giảm dần, tiến tới không còn xã, thôn có điều kiện đặc biệt khó khăn về kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào năm 2030", Phó Thủ tướng Thường trực cho biết.

Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II
Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II vào viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Nguồn: VOV)

Theo Báo cáo tổng hợp về nhân sự Đại hội, 51 tỉnh/thành phố và 55 bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã chọn cử đủ đại biểu đại diện cho 54 dân tộc để tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II. Trong đó, các dân tộc có số lượng đại biểu đông nhất (có từ 100 đại biểu trở lên) gồm các dân tộc: Tày 225 người; Mường 176 người; Thái 142 người; Khmer 132 người, Mông 116 người.

Các dân tộc có số lượng đại biểu ít nhất gồm 5 dân tộc: Chứt, Pu Péo, Rơ-măm, Brâu, Ơ Đu (mỗi dân tộc 1 đại biểu). Đại biểu cao tuổi nhất là ông Huỳnh Phến, 91 tuổi, dân tộc Hoa, Chủ tịch Hội Tương tế người Hoa TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng; đại biểu nhỏ tuổi nhất là em Nguyễn Đăng Lộc, 18 tuổi, dân tộc Tày, Học sinh giỏi Trường chuyên Quang Trung, tỉnh Bình Phước.

Về trình độ, đại biểu có trình độ Tiến sỹ 65 người; Thạc sỹ 272 người; Đại học: 883 người; Cao đẳng, trung cấp: 107 người; trình độ khác: 261 người.

Trước đó, chiều 3/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt 100 Đại biểu tiêu biểu các các dân tộc thiểu số dự Đại hội dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ II năm 2020, đây là những đại biểu ưu tú của 54 dân tộc.

Cùng dự buổi gặp mặt có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến...

Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt các đại biểu ưu tú. (Nguồn: Nhân dân)

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, những đại biểu tiêu biểu ưu tú hôm nay sẽ là hạt nhân tích cực lan tỏa, truyền cảm hứng để xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc vững mạnh hơn. Đó là cội nguồn sức mạnh, là truyền thống quý báu của dân tộc ta, từ đó khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển phồn thịnh, hạnh phúc.

Có thể nói, Đại hội thực sự là ngày hội lớn mang tính chính trị, xã hội sâu sắc, kết nối lan tỏa sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Sự kiện nhận được sự quan tâm sâu rộng của đồng bào các dân tộc trên mọi miền của đất nước, nhằm tạo được bầu không khí hồ hởi, phấn khởi trong cộng đồng các dân tộc, thi đua lao động, sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

UN Women hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bới dịch Covid-19 tại Lào Cai

UN Women hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bới dịch Covid-19 tại Lào Cai

TGVN. Ngày 4/12, tại Lào Cai, 600 hộ nghèo và dân tộc thiểu số tại bốn xã bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã nhận ...

Khoảng 1.600 đại biểu sẽ tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II

Khoảng 1.600 đại biểu sẽ tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II

TGVN. Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II (Đại hội) sẽ diễn ra từ ngày 2-4/12 tại Trung ...

Sắp diễn ra ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số biên giới Việt Nam – Lào

Sắp diễn ra ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số biên giới Việt Nam – Lào

Trong ba ngày (từ 17-19/5), Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt ...

Đọc thêm

Chương trình Táo quân 2025 sẽ vắng Nam Tào Xuân Bắc

Chương trình Táo quân 2025 sẽ vắng Nam Tào Xuân Bắc

NSND Xuân Bắc, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay anh không tham gia chương trình Táo quân 2025.
Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Tăng mức phạt lỗi vi phạm giao thông; chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức… là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025.
Điểm mặt những sản phẩm thành công và thất bại của Apple trong năm 2024

Điểm mặt những sản phẩm thành công và thất bại của Apple trong năm 2024

Trong năm 2024, Apple tập trung chủ yếu vào việc duy trì sự thống trị thị trường điện thoại thông minh bằng thế hệ iPhone 16, trong khi vẫn dấn ...
Nga và châu Âu chính thức 'đoạn tuyệt' quan hệ người mua kẻ bán, khí đốt ngừng chảy qua đường ống Ukraine

Nga và châu Âu chính thức 'đoạn tuyệt' quan hệ người mua kẻ bán, khí đốt ngừng chảy qua đường ống Ukraine

Cả nhà cung cấp khí đốt (Gazprom của Nga) lẫn người mua (các công ty và thương nhân châu Âu) đều không ra lệnh bơm khí vào ngày 1/1/2025.
Ba Lan úp mở hành động mới của NATO

Ba Lan úp mở hành động mới của NATO

Các nước thành viên NATO đang chuẩn bị tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Baltic.
Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Chiều ngày 31/12, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Phiên bản di động