Khi Hàn Quốc khiến Triều Tiên bất an

TGVN. Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang tiếp tục công cuộc hiện đại hóa quân sự bất chấp những hoạt động ngoại giao sôi động giữa hai bên kể từ năm 2018.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khi han quoc khien trieu tien bat an Bán đảo Triều Tiên: Kịch cũ hết dần kịch tính
khi han quoc khien trieu tien bat an Mỹ và các đồng minh phản ứng về vụ phóng vật thể của Triều Tiên
khi han quoc khien trieu tien bat an
Hàn Quốc và Triều Tiên đều đang gia tăng các hoạt động quốc phòng bất chấp những hoạt động ngoại giao sôi nổi. (Nguồn: The Leader)

Công cuộc nói trên đã và đang tạo nên những dấu ấn căng thẳng, mà hiện càng trở nên sâu sắc trong bối cảnh các cuộc đàm phán lâm vào bế tắc.

Tự vệ, nhưng cũng sẵn sàng cho đối đầu

Các hoạt động củng cố quân sự ở hai phía của khu vực biên giới chung được canh phòng cẩn mật đã thu hút sự chú ý của dư luận bởi hàng loạt vụ thử tên lửa tầm ngắn mà Triều Tiên thực hiện gần đây nhằm hoàn thiện kho vũ khí mà Bình Nhưỡng cho là cần thiết để tự vệ trước các loại vũ khí mới của Hàn Quốc. Vụ thử gần đây nhất là hôm 10/9.

Truyền thông Triều Tiên ngày 11/9 tiết lộ đây là vụ thử hệ thống phóng rocket đa nòng kích thước lớn, một loại vũ khí mà giới chuyên gia cho rằng có khả năng đe dọa các lực lượng của Hàn Quốc. Lâu nay, Bình Nhưỡng vẫn chỉ trích gay gắt các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn và việc Seoul mua sắm thiết bị quốc phòng của Mỹ, gồm tàu sân bay, máy bay tàng hình và vệ tinh do thám. Bình Nhưỡng coi đây là những hoạt động chuẩn bị để che đậy cho mưu đồ thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu. Trong một bình luận hôm 6/9, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) nói rằng việc Hàn Quốc theo đuổi các hệ thống vũ khí mới là một “hành động phản bội không thể tha thứ”, vốn đe dọa hủy hoại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc không đáp lại bình luận trên.

Về phía Hàn Quốc, Chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in đã cam kết gia tăng ngân sách quốc phòng khiến nước này trở thành một trong những quốc gia có mức chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới. Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, năm 2018, chi tiêu quân sự của Hàn Quốc đạt 43,1 tỷ USD, tăng 7% so với mức năm 2017. Tháng Bảy vừa qua, bộ này cho biết Hàn Quốc sẽ chế tạo một tàu sân bay cỡ nhỏ và cũng là tàu sân bay đầu tiên của nước này. Tháng Tám vừa qua, cơ quan này cũng tiết lộ kế hoạch chi thêm khoảng 239 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng giai đoạn từ năm 2020-2024. Trong đó, khoảng 85 tỷ USD được sử dụng để hiện đại hóa vũ khí. Trong danh sách mua sắm vũ khí của Hàn Quốc có các hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ mới, thêm 3 tàu khu trục được trang bị hệ thống radar Aegis hiện đại, vệ tinh do thám, tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa đạn đạo và hành trình và tàu chiến được trang bị tên lửa dẫn đường.

Theo Daniel DePetris, chuyên gia tại cơ quan nghiên cứu Defense Priorities có trụ sở ở Washington, cả Triều Tiên lẫn Hàn Quốc đều không muốn xảy ra một cuộc đối đầu toàn diện, song cả hai muốn đảm bảo rằng họ sở hữu những nền tảng vũ khí và tài nguyên quốc phòng để có thể sẵn sàng huy động trong trường hợp xảy ra một cuộc đối đầu quân sự.

khi han quoc khien trieu tien bat an
Hàn Quốc đang gia tăng các chi phí quốc phòng với tư thế sẵn sàng cho mọi kịch bản trong quan hệ với Triều Tiên. (Nguồn: AP)

Cuộc đua vũ trang tốn kém

Mối quan ngại trực tiếp hơn cả đối với Triều Tiên là Hàn Quốc năm nay đã tiếp nhận lô máy bay tàng hình F-35A đầu tiên trong tổng số đơn hàng 40 chiếc từ Mỹ.

Bình Nhưỡng đã chỉ trích hoạt động mua sắm này cũng như các tuyên bố mua sắm vũ khí khác của Seoul là hành động củng cố lực lượng vũ trang liều lĩnh và táo bạo vốn chỉ buộc Bình Nhưỡng phát triển các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn thế hệ mới để “phá hủy hoàn toàn” những mối đe dọa mới. Theo chuyên gia DePetris, chiến đấu cơ F-35 khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa và chiến đấu cơ của Triều Tiên rơi vào tình thế dễ bị tấn công, và đây có thể là lý do mà Triều Tiên sẽ đáp trả bằng cách tăng cường phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng coi việc mua sắm F-35 nói trên là vi phạm thỏa thuận giảm căng thẳng quân sự mà hai bên ký kết hồi tháng 9/2018. Trên thực tế, hai bên nhất trí chỉ chấm dứt “tất cả hành động thù địch”, song không đề cập các loại vũ khí mới.

Khi bàn về khả năng xảy ra cuộc đua vũ trang giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, giới phân tích cho rằng Bình Nhưỡng khó có thể đủ tiềm lực kinh tế để theo đuổi một cuộc đua vũ trang vì nước này đang oằn mình trước các đòn trừng phạt quốc tế cứng rắn.

Tình thế quân sự thay đổi

Việc gia tăng chi tiêu quân sự dường như trái ngược với mong muốn thúc đẩy can dự với Triều Tiên mà Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đưa ra. Tuy nhiên, giới phân tích giải thích rằng điều này phần lớn được thúc đẩy bởi các vấn đề khác, trong đó có tình trạng dân số già hóa của Hàn Quốc và mối quan hệ của Seoul với đồng minh lâu đời là Mỹ.

Kể từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, quân đội Mỹ đã duy trì quyền kiểm soát hàng trăm nghìn binh sĩ Hàn Quốc cùng với khoảng 28.500 binh sĩ Mỹ ở Hàn Quốc nếu xảy ra một cuộc chiến tranh khác. Tổng thống Moon Jae-in đã coi việc giành lại quyền kiểm soát hoạt động thời chiến các lực lượng Mỹ - Hàn này là một mục tiêu chính của chính quyền và việc tăng cường sức mạnh quân sự là một phần quan trọng để được Washington chấp thuận chuyển giao quyền này cho Seoul.

Tuy nhiên, Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã muốn Hàn Quốc mua sắm nhiều vũ khí của Mỹ hơn và đóng góp thêm cho chi tiêu của Mỹ đối với lực lượng binh sĩ đồn trú ở Hàn Quốc. Theo nhà phân tích Khathryn Botto thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, việc đầu tư nhiều hơn vào những năng lực mà Hàn Quốc có khả năng vừa giúp Seoul giữ được Mỹ bên mình, vừa thúc đẩy mục tiêu chuyển giao quyền kiểm soát hoạt động thời chiến và cải cách quốc phòng.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Seoul cũng muốn giảm sự lệ thuộc vào công nghệ của Mỹ, một phần là vì nước này không hài lòng trước việc Mỹ đôi khi không sẵn sàng chia sẻ công nghệ tốt nhất của họ. Một quan chức quân sự giấu tên ở Seoul tiết lộ rằng Tổng thống Moon Jae-in muốn củng cố năng lực quân sự để có thể hoạt động độc lập trước khi nền kinh tế đang trì trệ hiện nay khiến chi tiêu quân sự cho việc này trở nên khó khăn hơn.

khi han quoc khien trieu tien bat an KCNA: Đàm phán Mỹ - Triều không phải là vấn đề mà Hàn Quốc có thể can thiệp

Triều Tiên ngày 27/6 cảnh báo Hàn Quốc ngừng "can thiệp" vào các cuộc đàm phán giữa Bình Nhưỡng và Washington, chỉ trích nước láng ...

khi han quoc khien trieu tien bat an Hàn Quốc chuẩn bị thay Trưởng Văn phòng liên lạc chung liên Triều

Hãng thông tấn Yonhap ngày 24/5 cho biết, Chính phủ Hàn Quốc đang tiến hành các thủ tục bổ nhiệm quan chức thay thế cựu ...

khi han quoc khien trieu tien bat an Hàn Quốc thu thập ý kiến người dân nhằm viện trợ lương thực cho Triều Tiên

Hàn Quốc hy vọng viện trợ lương thực tại Triều Tiên sẽ giúp giảm bớt tình hình khó khăn tại nước này và giúp đảm ...

(theo Reuters)

Xem nhiều

Đọc thêm

700 liền anh, liền chị tham dự Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh

700 liền anh, liền chị tham dự Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh

Sáng 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất năm 2024.
Sắp đến thời hạn cuối nhận tác phẩm dự thi Giải Diên Hồng 2025

Sắp đến thời hạn cuối nhận tác phẩm dự thi Giải Diên Hồng 2025

Baoquocte.vn. Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ 3 sẽ được trao vào tháng 1/2025 với tổng giải thưởng hơn ...
Lần đầu tiên Việt Nam cử sĩ quan không quân tham gia diễn tập song phương với Ấn Độ về hoạt động gìn giữ hoà bình

Lần đầu tiên Việt Nam cử sĩ quan không quân tham gia diễn tập song phương với Ấn Độ về hoạt động gìn giữ hoà bình

Đây là lần thứ 5, Việt Nam và Ấn Độ tổ chức diễn tập song phương, đáng chú ý, năm nay, lần đầu tiên Việt Nam cử 2 sĩ quan ...
Triển lãm vũ khí của nhiều nước tại Hà Nội mở cửa miễn phí, không giới hạn độ tuổi

Triển lãm vũ khí của nhiều nước tại Hà Nội mở cửa miễn phí, không giới hạn độ tuổi

Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ 2 năm 2024 sẽ trưng bày nhiều vũ khí tối tân của nhiều nước và mở cửa miễn phí trong 1,5 ngày.
Tin bão gần Biển Đông: Bão Usagi trên vùng biển phía Nam Đài Loan (Trung Quốc), gió mạnh cấp 10, giật cấp 12

Tin bão gần Biển Đông: Bão Usagi trên vùng biển phía Nam Đài Loan (Trung Quốc), gió mạnh cấp 10, giật cấp 12

Hồi 13h ngày 15/11, vị trí tâm bão Usagi ở vào khoảng 20,9 độ vĩ Bắc; 120,2 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Nam Đài Loan (Trung Quốc).
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 16/11 và sáng 17/11: Lịch thi đấu V-League - Nam Định vs Đà Nẵng; UEFA Nations League - Hà Lan vs Hungary

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 16/11 và sáng 17/11: Lịch thi đấu V-League - Nam Định vs Đà Nẵng; UEFA Nations League - Hà Lan vs Hungary

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 16/11 và sáng 17/11: Lịch thi đấu V-League - TP. HCM vs CAHN; UEFA Nations League - Đức vs Bosnia và Herzegovina...
Ngoại trưởng Ukraine gửi thông điệp đến Mỹ, kêu gọi 'hòa bình thông qua sức mạnh'

Ngoại trưởng Ukraine gửi thông điệp đến Mỹ, kêu gọi 'hòa bình thông qua sức mạnh'

Ngoại trưởng Ukraine, ngày 14/11, hy vọng ông Marco Rubio - ứng cử viên cho chiếc ghế Ngoại trưởng Mỹ, sẽ theo đuổi chính sách 'hòa bình thông qua sức mạnh'.
Bất đồng nội bộ, lực lượng an ninh Israel đứng trước câu hỏi về lòng trung thành đối với nhân dân

Bất đồng nội bộ, lực lượng an ninh Israel đứng trước câu hỏi về lòng trung thành đối với nhân dân

Tổng chưởng lý Israel yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu xem xét lại nhiệm kỳ của Bộ trưởng An ninh quốc gia cực hữu Itamar Ben-Gvir.
Liên hợp quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan bảo đảm an toàn viện trợ nhân đạo

Liên hợp quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan bảo đảm an toàn viện trợ nhân đạo

Chương trình Lương thực thế giới ngày 14/11 đã kêu gọi bảo đảm an toàn cho việc vận chuyển viện trợ lương thực đến các bang Bắc Darfur và Nam Kordofan (Sudan).
Lý do đảng Dân chủ gửi 'tâm thư' cho Tổng thống Mỹ kêu gọi trừng phạt Israel

Lý do đảng Dân chủ gửi 'tâm thư' cho Tổng thống Mỹ kêu gọi trừng phạt Israel

Đảng Dân chủ kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt lệnh trừng phạt các thành viên trong chính phủ Thủ tướng Israel do động thái bạo lực tại Bờ Tây.
Israel bác cáo buộc của HRW về 'tội ác chiến tranh' trong lúc bất đồng ở Tel Aviv tiếp tục gia tăng

Israel bác cáo buộc của HRW về 'tội ác chiến tranh' trong lúc bất đồng ở Tel Aviv tiếp tục gia tăng

Bộ Ngoại giao Israel bác bỏ cáo buộc của HRW rằng lực lượng Israel đã cưỡng bức di dời người dân Gaza và hành động đó bị xếp vào "tội ác chống lại loài người".
Bắt tín hiệu cách tiếp cận mới của ông Trump, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Bắt tín hiệu cách tiếp cận mới của ông Trump, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Tỷ phú Elon Musk, người có quan hệ chặt chẽ với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã gặp Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc Amir Saeid Iravani.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động