TIN LIÊN QUAN | |
Hội Việt – Mỹ gặp gỡ Đoàn “Cựu chiến binh các cuộc chiến tranh ở nước ngoài” | |
Cựu binh Việt - Mỹ giúp gắn kết giao lưu nhân dân |
Đau đáu ngày trở lại
Tôi hoàn thành nghĩa vụ của mình trong quân đội Mỹ với một năm ở Việt Nam, kéo dài từ giữa năm 1967 đến giữa năm 1968. Sau đó, tôi quay lại Mỹ và tham gia vào các hoạt động phản chiến, trở thành thành viên của một tổ chức (hay là chi bộ theo cách gọi của Việt Nam) ở Georgia, phản đối chiến tranh. Vào ngày 30/4/1975, tôi ở nhà một người bạn ở Atlanta xem tivi một mình bởi bạn tôi bận đi làm. Lúc đó, trên tivi xuất hiện một mẩu tin vắn, thông báo Chính phủ miền Nam Cộng hoà đã sụp đổ. Hình ảnh được chiếu lên là chiếc xe tăng của quân đội giải phóng húc đổ cánh cổng sắt của Dinh Độc lập ở Sài Gòn.
Cựu binh Mỹ Chuck Searcy và nhóm gỡ những quả bom từ thời chiến tranh Việt Nam còn sót lại ở tỉnh Quảng Trị. |
Tôi không thể quên được cảm giác lâng lâng và nhẹ nhõm khi ấy. Tôi đã bật khóc vì không ngăn được cảm xúc của mình tại thời khắc lịch sử đó. Chiến tranh đã kết thúc. Chiến tranh quả là một bi kịch đau thương và có sức mạnh tàn phá khủng khiếp, nó cho thấy người Mỹ đã thất bại trong việc cố gắng xâm lược một nước nhỏ cách mình nửa vòng trái đất. Một thập kỷ tàn khốc đã cướp đi sinh mạng của 58.000 lính Mỹ và hơn 3 triệu người dân Việt Nam. Tất cả đã chấm dứt.
Tôi hồi tưởng đến những người bạn miền Nam Việt Nam của tôi. Hầu hết trong số họ đều phục vụ trong quân đội Mỹ hoặc làm những công việc liên quan. Tôi nghĩ đến những lời cảnh báo của Tổng thống Nixon rằng “sẽ có một cuộc tắm máu nếu Cộng sản chiến thắng”. Nhưng thực tế chẳng có cuộc tắm máu nào.
Rất nhanh sau đó là thời kỳ bao vây cấm vận Việt Nam. Chúng tôi muốn nhanh chóng quên đi và không hề muốn nhắc lại cuộc chiến tranh vừa qua. Chúng tôi quan sát từ xa, trong yên lặng, khi Chính phủ Mỹ tách Việt Nam ra khỏi cộng đồng thế giới, thực hiện các biện pháp cấm vận, điều khiến cho công cuộc tái thiết nền kinh tế trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tại thời điểm đó, việc hàng nghìn người dân Việt Nam rời bỏ Tổ quốc. Nhiều người trong số họ đã phải từng ngày vật lộn với cuộc sống thời hậu chiến!
Quá trình thống nhất và khôi phục đất nước sau chiến tranh quả là đau thương. Cơ sở hạ tầng bị phá huỷ nghiêm trọng; hậu quả của bom mìn diễn ra khắp nơi; nền kinh tế kiệt quệ; thậm chí người dân không có đủ lương thực để ăn. Nhiệm vụ nặng nề nhằm tái thiết lại đất nước nằm trên vai hàng triệu người dân Việt Nam. Trong những năm tháng đen tối đó, tôi đã luôn đau đáu suy nghĩ là một ngày nào đó, bằng cách nào đó sẽ quay trở lại Việt Nam.
Vì Việt Nam an toàn khỏi bom mìn
Cơ hội đến với tôi vào năm 1995 khi một tổ chức Cựu chiến binh của Mỹ được tài trợ bởi Chính phủ Mỹ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ -USAID. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương và sau này là tại Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi mở rộng và nâng cao công suất cho xưởng chế tạo thiết bị chỉnh hình cho trẻ em, những em bị chứng viêm tuỷ, bại não và những bệnh nhi liên quan khác. Công việc này cứ dần hướng tôi đến việc tiếp xúc với các cơ quan và nhân viên Chính phủ Việt Nam, các nhà tài trợ, những người bạn quốc tế của Việt Nam, cùng nhau chung tay giải quyết hai hậu quả của chiến tranh: vật liệu nổ còn sót lại và chất độc da cam. Đây chính là lý do mà dự án RENEW được ra đời tại tỉnh Quảng Trị.
Những mối đe dọa của bom mìn còn sót lại sau chiến tranh đã gây ra rất nhiều tổn thất về tính mạng và thương tật cho người dân Việt Nam. Ước tính 100.000 trẻ em và người lớn trở thành nạn nhân sau khi chiến tranh kết thúc. Người dân Việt Nam, đặc biệt là ở Quảng Trị, phải đối mặt với thách thức này hàng ngày. Trẻ em và người lớn cần phải được giáo dục để bảo vệ chính họ, và làm sao để có thể báo cho các đội rà phá chuyên nghiệp huỷ đi những tàn dư ngay khi chúng được phát hiện. Đó chính là cách giúp chúng ta đạt được mục tiêu “Làm cho Việt Nam an toàn khỏi bom mìn”.
Khi tôi hồi tưởng lại ngày chiến tranh chấm dứt, ít nhất tôi cũng cảm thấy tự tin rằng: Chính phủ Mỹ đã rút ra một bài học đau thương và to lớn cho những gì đã trải qua trong cuộc chiến tranh Việt Nam, và chúng tôi sẽ không bao giờ lặp lại sai lầm trên nữa. Giờ đây, chúng tôi, những cựu binh có thể nói chuyện với những người trẻ tuổi về giá trị của hoà bình, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa con người với con người.
Việt Nam ngày nay là đất nước phát triển năng động, chứng tỏ vị thế của mình tại Đông Nam Á, cũng như giành được tiếng nói, sự tôn trọng trên trường quốc tế. Tôi hoàn toàn tự tin khẳng định mối quan hệ giữa nhân dân hai nước sẽ ngày càng được nuôi dưỡng lớn mạnh, khi những cựu binh lớn tuổi, những sinh viên trẻ tuổi, doanh nhân, các gia đình từ khắp nơi trên cả hai đất nước đang nắm tay, hợp tác dựa trên tình bằng hữu, sự tôn trọng lẫn nhau.
Hội Việt – Mỹ gặp gỡ Tổ chức Cựu binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam Trong chuyến thăm lần này, VVA trao cho Việt Nam thông tin tài liệu liên quan tới 600 bộ đội ta hy sinh trong chiến ... |
Gần nửa thế kỷ đi tìm ân nhân Đó là chuyện kể của Đại úy phi công Mỹ, cựu chiến binh và là tù binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam - Charles ... |
Đại diện Liên đoàn cựu chiến binh Mỹ thăm Việt Nam Ngày 23/11, tại Hà Nội, ông Bùi Văn Nghị, Tổng Thư ký Hội Việt - Mỹ, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam ... |