TIN LIÊN QUAN | |
Bang California kiện Chính phủ Mỹ về xây tường biên giới | |
Mỹ ngừng cấp phép cho trẻ em Trung Mỹ tị nạn vì bạo lực |
Alison (đến từ Colombia) là một trong số hơn 200.000 học sinh nhập cư đang sinh sống và học tập tại bang California của Mỹ. Dù mới 14 tuổi nhưng em đã ấp ủ hoài bão trở thành một bác sỹ phẫu thuật trong tương lai. Trên thực tế, ước mơ ấy không hề dễ dàng đối với rất nhiều thanh niên khác. Với Alison, đường đến với ước mơ lại càng gập ghềnh gấp bội khi trên vai em là vô vàn những khó khăn trong cuộc sống thường ngày.
Rất ít học sinh nhập cư nhận được sự hỗ trợ cần thiết. (Nguồn: The Atlantic) |
Giống như hầu hết các học sinh nhập cư ở California, cô bé Alison cùng gia đình mình sống trong cùng một ngôi nhà với một gia đình nhập cư khác. Dù vậy, Alision vẫn rất may mắn khi còn có một mái nhà để trú ngụ, trong khi có khoảng 1/3 sinh viên nhập cư tại California đang sống trong tình trạng vô gia cư.
Chi phí nhà ở tại California đang ngày càng trở nên đắt đỏ, khiến những gia đình nhập cư, trong đó có những đứa trẻ như Alison bị cuốn vào vòng xoay “cơm áo gạo tiền”. Những khó khăn đó, kết hợp với tâm lý mặc cảm, luôn lo sợ bị trục xuất... khiến những đứa trẻ này dễ nản lòng không muốn tiếp tục đến trường.
Theo luật pháp Mỹ, trường học có trách nhiệm tìm hiểu và hỗ trợ học sinh vô gia dư bằng ngân sách của tiểu bang và liên bang. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà những học sinh nhập cư tại California vẫn đang mòn mỏi khi chờ đợi các nguồn viện trợ ngày càng xa vời từ chính phủ.
Adriana, 15 tuổi bạn cùng lớp với Alison, đến từ Mexico. Em chia sẻ rằng mình muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng người Mexico có năng lực làm những công việc khác nữa chứ không phải chỉ biết lao động ngoài đồng. Còn Rowdy, 17 tuổi, đến từ thủ đô Mexico City thì mong muốn trở thành một nghệ sỹ hay một quân nhân Mỹ. Điều mà Rowdy khao khát chính là một mai có thể làm chủ cuộc đời, làm chủ vận mệnh của bản thân.
Chất lượng cuộc sống không tốt ảnh hưởng rất lớn việc đến trường của học sinh nhập cư. (Nguồn: The Atlantic) |
May thay, hiện vẫn có những tổ chức đang tích cực hỗ trợ cho các học sinh nhập cư tại đây. Chẳng hạn như Trung tâm giáo dục thường xuyên Fighting Back Santa Maria cung cấp cho học sinh và cả gia đình của các em mọi thứ, từ xe buýt và đến quần áo. Họ còn thuê các phiên dịch viên nói tiếng bản địa để hỗ trợ các học sinh có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới.
Hơn nữa, hầu hết cha mẹ các em phải thường xuyên lao động vất vả suốt 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Nhiều người trong số họ không có thời gian tham gia các cuộc họp phụ huynh hoặc hạn chế trong giao tiếp bằng tiếng Anh. Để hỗ trợ các phụ huynh này, nhà trường đã cử các nhân viên đến từng nhà để chia sẻ những khó khăn của gia đình học sinh, cũng như nhằm đảm bảo tất cả các em ở độ tuổi đi học đều được đến trường.
Một ví dụ khác là tổ chức phi lợi nhuận Central Coast Future Leaders đã giúp các học sinh vô gia cư có cơ hội bước vào cổng trường đại học. Tại đây, các học sinh được tư vấn, hỗ trợ tài chính để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Những sự giúp đỡ nói trên đã mở ra viễn cảnh vô cùng tươi sáng cho các học sinh, sinh viên nhập cư tại đây, mang lại động lực và niềm tin về một tương lai tốt đẹp hơn.
Mỹ ngừng cấp thị thực không nhập cư tại Thổ Nhĩ Kỳ Tại Washington, ngày 8/10, phái bộ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã ngừng mọi dịch vụ cấp thị thực không nhập cư tại ... |
Mỹ: California trở thành "ngôi nhà an toàn” cho người nhập cư bất hợp pháp Chính quyền bang California ngày 6/10 đã thông qua đạo luật SB54, khiến nơi đây trở thành nơi lưu trú an toàn đầu tiên ở ... |
Bang California kiện Chính phủ Mỹ về xây tường biên giới Chính quyền bang California đã chính thức kiện Chính phủ Mỹ về việc xây dựng bức tường ngăn người nhập cư bất hợp pháp dọc ... |