“Khoảnh khắc đơn cực” của Đức

Trong bối cảnh châu Âu đang vật lộn với nhiều cuộc khủng hoảng, đồng thời chủ nghĩa hoài nghi và phong trào phản đối hội nhập đang lên, vai trò đầu tàu của Đức đối với EU càng phải được thể hiện rõ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khoanh khac don cuc cua duc Đức: Nghi can IS bị bắt ở Leipzig đã tự tử
khoanh khac don cuc cua duc Đức: Hai vụ nổ liên tiếp xảy ra tại Dresden

Kể từ khi Cộng đồng than-thép châu Âu được thành lập và phát triển thành EU như ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nước Đức với tư cách người dẫn dắt tiến trình hội nhập. Thế nhưng, còn đó những thách thức mà nước Đức phải giải quyết nếu muốn tiếp tục nắm giữ vị thế nhà lãnh đạo của EU trong tương lai.

Hợp tác vì lợi ích chung

Vai trò của Đức đối với EU được thể hiện ngay từ khi những cơ chế hợp tác đầu tiên của châu Âu được thiết lập ở thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Sau Thế chiến thứ Hai, Đức nhanh chóng phục hồi để trở thành một nền kinh tế hàng đầu châu Âu. Ý thức được nhu cầu tái thiết sau chiến tranh, Đức đã tránh một vai trò chính trị đơn độc mang tính bá quyền, thay vào đó là thể hiện vai trò chính trị thông qua “cơ chế” phối hợp Đức - Pháp. Thêm vào đó, bài học lịch sử của thế kỷ XIX và XX vẫn còn nóng hổi: chỉ trong vòng 80 năm, mâu thuẫn Pháp-Đức đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra 3 cuộc chiến tranh lớn, làm khuynh đảo cả châu Âu và thế giới. Bài học lịch sử đó đã được tiếp thu và chỉnh sửa. Cơ chế phối hợp giữa Đức và Pháp trong các vấn đề ở châu Âu không chỉ giúp hai nước hàn gắn quan hệ mà còn là điều kiện quan trọng thúc đẩy hợp tác ở châu Âu trong thời gian dài.

khoanh khac don cuc cua duc
Trong các cuộc khủng hoảng gần đây, Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel đã phối hợp với các nước khác trong EU để tìm ra giải pháp. (Nguồn: EU Observer)

Những năm gần đây, thế giới rất quan tâm vai trò của Đức trong nền chính trị châu Âu đương đại. Trên thực tế, Đức là nước đông dân nhất và cũng là cường quốc kinh tế mạnh nhất ở châu Âu. Hệ quả là Berlin đã thể hiện tầm ảnh hưởng rõ nét trong EU. Đức đóng vai trò bản lề quan trọng trong việc giúp EU tìm ra lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế, nhất là khi việc đó trùng với lợi ích quốc gia của Đức. Thêm nữa, tầm ảnh hưởng của Đức không chỉ gói gọn trong những vấn đề kinh tế và tài chính hay cải cách chính trị mà còn mở rộng sang lĩnh vực chính sách an ninh và ngoại giao.

Thời thế tạo cơ hội

Những cuộc khủng hoảng liên tiếp từ năm 2009 đến nay, từ khủng hoảng nợ Hy Lạp cho tới vấn đề Ukraine, khủng hoảng di cư và Brexit đã đặt EU vào bối cảnh khó khăn, thách thức nghiêm trọng. Thế nhưng, mỗi cuộc khủng hoảng này lại trở thành một cơ hội cho Đức thể hiện vai trò lãnh đạo mỗi khi buộc phải đưa ra giải pháp đối phó. Đức đóng vai trò bản lề trong việc phản ứng lại bốn thách thức chính đối với chính sách đối ngoại của EU kể trên.

Trong cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp, Đức muốn tìm một giải pháp trọn vẹn, để tất cả các bên có thời gian và phương án hợp lý. Đối với Berlin, Hy Lạp không bị vỡ nợ đồng nghĩa với việc Eurozone không bị mất đi một thành viên, còn Đức giành được uy tín.

Căng thẳng và xung đột ở Ukraine dẫn tới những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa EU nói chung với Nga. Trong tình thế đó, Đức vừa thông qua chính sách cứng rắn và ủng hộ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với Nga, nhưng cũng tham gia vào tiến trình đàm phán và thực thi các thỏa thuận như Minsk, Minsk 2 nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị.

Trong cuộc khủng hoảng xuất phát từ số lượng người di cư lớn chưa từng có tìm đến châu Âu trong hơn một năm qua, sau nhiều tranh cãi và chia rẽ, Đức đã đàm phán thỏa thuận “một vào, một ra” với Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 3/2016. Theo đó, châu Âu chấp nhận tái định cư người Syria từ các trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, đổi lại, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp nhận người Syria quay trở lại từ Hy Lạp.

Ngay trước khi cuộc trưng cầu ý dân về Brexit được tổ chức, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã gặp người đồng cấp Jean-Marc Ayrault của Pháp. Hai Ngoại trưởng đã khẳng định dù kết quả của cuộc trưng cầu ý dân thế nào, hai nước sẽ cùng nhau chịu trách nhiệm đảm bảo EU tiếp tục phát triển và có thể thực hiện các chức năng của mình.

Theo bản đánh giá được thực hiện hàng năm của Hội đồng đối ngoại châu Âu (ECFR), Đức dẫn đầu trong danh sách các nước có tầm ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của EU trong hai năm liên tiếp 2015 và 2016.  Cũng theo một thăm dò do ECFR thực hiện với câu hỏi xem nước thành viên nào được tiếp cận đầu tiên hoặc nhiều nhất trước các vấn đề của EU, dữ liệu thu được cho thấy nước đứng đầu vẫn là Đức.

Trong những cuộc khủng hoảng gần đây, Thủ tướng Angela Merkel và Chính phủ Đức đã tích cực phối hợp cùng các thành viên EU khác. Trong trường hợp khủng hoảng Ukraine, đối tác chính của Đức là Ba Lan và Pháp. Để đối phó với khủng hoảng nợ của Hy Lạp, Đức lựa chọn hợp tác với Pháp, Hà Lan và các nước sử dụng đồng Euro ở Bắc Âu cũng như Ủy ban châu Âu (EC). Khủng hoảng di cư là thách thức mà Đức xác định cần phải hợp tác với Italy, các nước vùng Balkan vốn nằm trên đường di chuyển của dòng người di cư-tị nạn, với Hà Lan trên tư cách là Chủ tịch EU và với EC trong việc thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy các đối tác cũng đóng vai trò quan trọng nhưng chính nước Đức mới là chủ thể chịu trách nhiệm về thời gian và thiết kế các sáng kiến. Kiểu lãnh đạo mà nước Đức đang thực hiện, đôi lúc, giống như những “khoảnh khắc đơn cực” như nhà văn Friedrich von Schiller viết trong tác phẩm của mình rằng “kẻ mạnh là kẻ mạnh nhất khi đứng một mình”.

Thách thức cho “nhà lãnh đạo không vương miện”

Để tiếp tục lãnh đạo EU, Đức sẽ phải “đầu tư” nhiều hơn nữa. Trước hết, Đức cần duy trì sự thống nhất và đoàn kết trong EU trước sự trỗi dậy của tâm lý chống EU và dân tộc chủ nghĩa ở một số nước thành viên. Tâm lý chống EU chưa phải là xu hướng chủ đạo nhưng sự thành công và thu hút của một số đảng chính trị cực hữu dựa vào chủ nghĩa dân túy có thể là một điều cần lưu ý trong tương lai.

Thứ hai, Đức cần duy trì và tăng cường quan hệ phối hợp, hợp tác chặt chẽ với những nước thành viên có năng lực giải quyết các vấn đề. Theo kết quả thăm dò của ECFR năm 2015, Đức xác định những nước thành viên EU chia sẻ lợi ích và ưu tiên trong chính sách của EU theo thứ tự là Hà Lan, Áo, Pháp, Phần Lan và Ba Lan. Ngoài ra, Đức cần quan tâm tới cả những nước nhỏ hơn ở Đông Âu để giúp các nước trong khu vực này hội nhập sâu hơn, nhanh với với phần còn lại. Thêm vào đó đó, các nước Bắc Âu, nhóm Benelux đại diện cho một phần đáng kể nguồn lực kinh tế và tài chính của EU. Tầm nhìn và quan điểm của Đức cho tương lai của EU phải tương thích với những chính sách mà các đồng minh của họ ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương thực hiện.

Thứ ba, việc Đức đảm nhiệm vị trí lãnh đạo trong các vấn đề của EU dẫn tới “câu hỏi về nước Đức”, tức là phần còn lại của châu Âu ứng xử như thế nào với quyền lực của Đức. Những sáng kiến và hành động của Đức là cần thiết trong khủng hoảng, nhưng “khoảnh khắc đơn cực” cũng phần nào tạo thành những nỗi thất vọng và do dự lan tỏa ở một số nước. Nhà lãnh đạo thành công phải thu hút được sự ủng hộ của cả những người không cùng quan điểm.

Thứ tư, so với Pháp, Đức mạnh hơn về tương quan quyền lực nhưng chưa thật sự thoải mái với vai trò người lãnh đạo duy nhất của EU. Một lý do của việc này là Đức thiếu kinh nghiệm quản trị và điều phối trong các vấn đề an ninh quốc tế. So với Đức, Pháp đóng vai trò một chủ thể an ninh quốc tế/toàn cầu tốt hơn.

Dù còn những thách thức phải vượt qua nhưng có lẽ, Đức sẽ ngày càng tự tin rằng họ có đủ sức mạnh và năng lực để hành động với tư cách là đầu tàu của một khối liên minh 27 nước.

khoanh khac don cuc cua duc Manuel Neuer: Đức đã có một kỳ EURO thành công

Phải nhận thất bại ở vòng Bán kết trước người Pháp, thủ môn Manuel Neuer vẫn tự an ủi bản thân và cho rằng đây ...

khoanh khac don cuc cua duc Độc đáo trường học không lớp ở Đức

Học sinh lựa chọn môn học và tự lên kế hoạch học tập, một cách tiếp cận được khuyến khích triển khai trên toàn nước ...

khoanh khac don cuc cua duc 44 sinh viên và nhà khoa học Việt Nam nhận học bổng Đức

Học bổng DAAD sẽ giúp họ nâng cao khả năng tiếng Đức trong một khóa học Hè hoặc tiếp tục đi sâu nghiên cứu chuyên ...

Tuấn Hùng

Đọc thêm

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá cao.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động