Hình ảnh minh họa hố đen phả quầng lửa vào không gian sau khi phá hủy ngôi sao. (Nguồn: NASA) |
Các nhà thiên văn học đã chứng khiến khoảnh khắc một hố đen khổng lồ nuốt trọn một ngôi sao bởi lực hấp dẫn khủng khiếp của mình – một trong những hành vi của hố đen mà từ trước đến nay khoa học chưa nắm bắt được.
Ngoài việc “bắt quả tang” hố đen làm ngôi sao vỡ vụn trước khi nuốt, ngay sau đó, các nhà thiên văn học còn chứng kiến một quầng lửa được phả ra khỏi miệng hố đen khổng lồ này. Đây là một hiện tượng cực kỳ hiếm gặp.
Nhà nghiên cứu Sjoert van Velzen (Đại học Johns Hopkins, Mỹ) cho biết: "Đây là lần đầu tiên chúng ta được chứng kiến cả quá trình, từ khi ngôi sao bị phá hủy cho đến khi tất cả bị cuốn vào vòng xoáy hình nón và quầng lửa được phả ra".
Ngôi sao “nuốt” cách hố đen khoảng cách đáng kinh ngạc là 300 triệu năm ánh sáng. Điều này xảy ra khá phổ biến bởi vô số các loại hố đen siêu lớn xuất hiện ở trung tâm của hầu hết các thiên hà. Điều này cũng có thể xảy ra ở thiên hà của chính chúng ta. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, các nhà thiên văn học chứng kiến cả quá trình một hố đen cuốn, phá hủy, nuốt trọn một hành tinh.
Hiện các nhà khoa học đang tiến hành thu thập các tín hiệu quang học, âm thanh và tia X được phát ra từ sự kiện này với hy vọng nắm bắt được rõ ràng hơn tiến trình hoạt động của hố đen, nhằm tìm ra các cơ chế hoạt động chính xác đằng sau các cuộc “thanh trừng” các dạng vật chất lớn bị lực hấp dẫn của nó nuốt trọn.
KT (tổng hợp)