Năm ngoái, phóng viên ảnh Alice Aedy, 22 tuổi, đã quyết định đến phía Bắc Hy Lạp. Cô đăng ký làm tình nguyện viên cho Help Refugees - tổ chức giúp đỡ người tị nạn lớn nhất châu Âu. Aedy lặng lẽ ghi lại những hình ảnh mà cô thấy được trong suốt quá trình một năm làm việc tại đây.
"Tôi đã chụp lại những khoảnh khắc đau buồn, nhưng thứ tôi tìm thấy chủ yếu lại là tình người và những niềm vui”, Alice Aedy nói.
Aedy đã chia sẻ về cuộc hành trình của mình tại Hy Lạp, những công việc mà cô làm hàng ngày, những con người cô gặp. "Tiếp xúc với nạn nhân vô tội của cuộc khủng hoảng này đã nhắc nhở tôi không thể nhắm mắt làm ngơ. Chúng tôi không thể bỏ qua trách nhiệm giúp đỡ những người khác, để họ không bị cuốn vào vòng xoáy này. Họ đã không chọn là người tị nạn. Không ai muốn trở thành người tị nạn”.
Dưới đây là những bức ảnh nữ phóng viên ảnh Alice Aedy đã chụp những con người trong cuộc khủng hoảng lịch sử này, chủ yếu là trẻ em ở Hy Lạp. Aedy cũng chia sẻ các câu chuyện đằng sau những bức ảnh mà cô đã chụp.
|
Reem bế đứa con của mình đi trên đường ray xe lửa ở trại tị nạn Idomeni, nơi cô đã sống 4 tháng sau khi rời khỏi Deir ez-Zor ở Syria. Ở quê nhà, cô ấy đã có một cuộc sống tốt. Cô là một giáo viên tiếng Anh và chồng cô là một giáo sư. |
|
Alice Aedy đã gặp Maesa, Milaf và Zayneb Omar trong ngày làm việc thứ hai của mình ở trại tị nạn Idomeni. Đó là một gia đình người Kurd (đến từ Al-Qamishli, Syria) gồm 6 thành viên. Gia đình họ đã sống trong một chiếc lều loại dành cho hai người trong suốt 4 tháng”. "Họ hoàn toàn không có việc gì để làm. Một ngày của họ chỉ xoay quanh những bữa ăn. Họ không có điện thoại thông minh mà chỉ dùng điện thoại thường để giữ liên lạc với gia đình. Đây cũng là một trong những hình thức giải trí duy nhất trong các trại tị nạn". |
|
Đây là Zayneb, một bé gái người Kurd 7 tuổi, đến từ Al-Qamishli, Syria. Bức ảnh này cho thấy cô bé chơi trò chưng diện (dress-up) với mẹ. Zayneb rất sợ ban đêm và mẹ em thường xuyên bị ngất xỉu. Một buổi tối, mẹ của Zayneb bị ngã bất tỉnh trong vài phút. Khi Aedy gọi y tế trợ giúp, họ đã nói đó là hậu quả của sự căng thẳng và họ không thể can thiệp gì được. Sau này, họ đã xếp mẹ Zayneb vào nhóm các trường hợp dễ bị tổn thương và cô đã được chuyển đến một căn hộ có phòng ngủ, với điều kiện sống tốt hơn. Cuộc khủng hoảng trở nên khó nhìn nhận hơn và đó là một thách thức lớn hơn cho các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ các gia đình, cung cấp lương thực và giúp họ tiếp cận với giáo dục và các dịch vụ chăm sóc y tế. |
|
Aedy chụp bức ảnh em bé Zuheira 3 tháng tuổi trong một ngày có tuyết rơi ở miền Bắc Hy Lạp. Thật may là các trại tị nạn ở Hy Lạp đều được chuẩn bị đầy đủ cho mùa Đông. |
|
Aedy đã nhiều lần gặp Milaf trong thời gian làm việc tại đây và đã quay trở lại Hy Lạp vài lần để thăm em và gia đình. Aedy đã đi cùng cô bé trong nhiều cuộc hành trình, từ Idomeni đến một doanh trại quân đội, và bây giờ là đến một căn hộ. Rất hiếm khi cô bé nói về nỗi nhớ Syria. Aedy thường băn khoăn rằng cô bé sẽ nhìn lại quãng thời gian này như thế nào khi lớn lên? Aedy tự hỏi cô ấy sẽ lớn lên như thế nào với những ký ức tuổi thơ như thế này. |
|
Đây là Abdulrazzaq Matlaq và Batul, cô con gái 4 tuổi. Hai cha con đang sống trong doanh trại quân đội Oreokastro ở miền Bắc Hy Lạp. Thật khó để tin rằng họ đã sống trong chiếc lều như thế này trong suốt 8 tháng. Chúng ta thường nói về trẻ em là nạn nhân cuối cùng của cuộc khủng hoảng này, nhưng đối với những bậc cha mẹ, có lẽ nỗi đau còn lớn hơn và hiện hữu. Abdulrazzaq Matlaq là một người lái xe bus và rời Syria cùng với vợ và 2 con gái. “Tôi còn một cô con gái 11 tuổi ở quê nhà tên là Yamamah và chúng tôi thường xuyên liên lạc qua WhatsApp. Trong tiếng Ả rập, tên của con bé có nghĩa là "chim bồ câu", Abdulrazzaq Matlaq nói. |
|
Bức ảnh này được chụp tại doanh trại quân đội Softex, một trong các trại quân sự tồi tệ nhất ở miền Bắc Hy Lạp. Người phụ nữ này phàn nàn với Aedy về sự thiếu thốn lương thực trong trại. Aedy chia sẻ cô sẽ không bao giờ quên được ánh mắt của chị. Trong số 60.000 người tị nạn ở Hy Lạp có khoảng 9.000 phụ nữ mang thai. Những em bé sơ sinh sẽ được sinh ra “không có quốc tịch”. Tại trại này, tình trạng sử dụng ma túy, lạm dụng tình dục, buôn bán người, trộm cắp và mại dâm trẻ em thường xuyên diễn ra. |
|
Aedy đã tình cờ đi qua chỗ này khi tới Thessaloniki. Lương thực và nước của một gia đình người Afghanistan này hoàn toàn phụ thuộc vào các tổ chức cứu trợ. Họ nói với Aedy rằng, vì họ là người Afghanistan chứ không phải người Syria nên họ không được phép vào trại. Người ta dường như đã tạo ra một sự phân biệt giữa người di cư "hợp pháp" và "bất hợp pháp", trong đó trẻ em không được coi là các nạn nhân vô tội của cuộc xung đột mà chúng đang bị vướng vào. |
|
Aedy chụp ảnh cậu bé này vào ngày quân đội Hy Lạp bắt đầu trục xuất người dân từ trại tị nạn Idomeni. Hàng ngàn người đã phải đóng gói đồ đạc của họ và chuẩn bị để di chuyển đến một địa điểm khác mà họ không biết rõ. Họ cảm thấy hoang mang và ban đầu, nhiều cư dân của trại từ chối rời khỏi cho đến khi họ bị cưỡng ép dời đi. |
|
Đây là em bé Maesa Omar 3 tuổi trong trại tị nạn ở Idomeni. Aedy chụp bức ảnh này khi cô bé đang trú mưa ở trong trại. 40% người tị nạn ở đây là trẻ em dưới 12 tuổi. |
| Hình ảnh: Fidel Castro và các nhà lãnh đạo thế giới Lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro (1926-2016) đã ghi lại dấu ấn đậm nét không chỉ trong lịch sử của “hòn đảo tự do” ... |
| Cuộc đời nhà lãnh đạo Fidel Castro qua ảnh Chùm ảnh của báo The Guardian về cuộc đời của nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cuba, một biểu tượng của nhân dân yêu chuộng hòa bình, đấu ... |
| Sự nghiệp của ứng cử viên Donald Trump qua ảnh Ông Donald Trump được biết đến là một doanh nhân tỉ phú và ngôi sao trong giới truyền thông Mỹ, Chủ tịch kiêm Tổng giám ... |