Không có vùng cấm trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Đây là ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình tại hội nghị lấy ý kiến cho dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tổ chức sáng 27/10 tại Hà Nội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khong co vung cam trong dau tranh phong chong tham nhung lang phi Brazil bắt giữ quan chức cản trở điều tra tham nhũng Petrobras
khong co vung cam trong dau tranh phong chong tham nhung lang phi BRICS kêu gọi hợp tác chống tham nhũng, khủng bố và dịch bệnh

Tham dự hội nghị có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy khu vực phía bắc; các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Công khai, minh bạch là giải pháp đột phá trong PCTN

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết Trung ương 3, đánh giá cao các ý kiến đóng góp các đại biểu tại hội nghị và đề nghị cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cần tiếp thu nghiêm túc, toàn diện các ý kiến của đại biểu để hoàn thiện dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về phòng chống tham nhũng (PCTN), lãng phí, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Phó Thủ tướng Thường trực chỉ rõ thời gian qua, với sự lãnh đạo kiên quyết của Đảng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự giám sát của các cơ quan Nhà nước và nhân dân, công cuộc PCTN, lãng phí bước đầu có những kết quả đáng ghi nhận.

khong co vung cam trong dau tranh phong chong tham nhung lang phi
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh: VGP)

Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng và lãng phí hiện nay đang đe doạ đến sự phát triển của đất nước, sự tồn vong của chế độ. Nhắc lại lời của Hồ Chủ tịch là luôn coi tham ô, lãng phí và quan liêu là kẻ thù của nhân dân, mà đấu tranh chống tham ô, lãng phí là đấu tranh chống “kẻ địch bên trong”. Nó không những làm thiệt hại về kinh tế, mà còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối Đảng, Nhà nước và chế độ, làm rối loạn kỷ cương pháp luật, hư hỏng cán bộ.

Theo đó, xác định công khai, minh bạch phải thực sự là giải pháp đột phá trong PCTN, có cơ chế giám sát, kiểm soát thu nhập và tài sản. Đặc biệt, xây dựng cơ chế giám sát quyền lực nằm trong "giỏ" pháp luật; cần cụ thể hoá giám sát cơ quan trong Đảng, của Quốc hội, các cơ quan tố tụng, các cơ quan khác thực sự hữu hiệu hơn nữa đối với công cuộc PCTN và lãng phí.

Phó Thủ tướng cho rằng phải đẩy mạnh cải cách hành chính, xoá bỏ cơ chế xin-cho và các điều kiện làm nảy sinh tham nhũng. Xây dựng thể chế, pháp luật để bảo đảm phòng chống cho tốt với phương châm cán bộ không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng.

“Thực tiễn đặt ra cho chúng ta phải thực hiện cho được việc kiểm soát thu nhập, sửa đổi thể chế và pháp luật, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan tố tụng, cả hệ thống chính trị với sự giám sát của nhân dân, các cơ quan truyền thông, xây dựng cơ quan chuyên trách đủ sức mạnh để từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng và lãng phí hiện nay”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Trước mắt, giải pháp đột phá là việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tham nhũng phải thật sự triệt để, trên tinh thần không có vùng cấm, nếu có hành vi là bị xử lý, không để dư luận cho rằng chúng ta làm chưa nghiêm, chưa đến nơi đến chốn các tội phạm tham nhũng và lãng phí.

10 năm chỉ xử lý được 918 người đứng đầu và cấp phó

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận, tham gia ý kiến đối với: Dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), dự thảo Tờ trình Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI).

Qua phát biểu thảo luận, các đại biểu cơ bản thống nhất nội dung dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), đồng thời bổ sung, đóng góp nhiều ý kiến xác đáng để hoàn thiện các dự thảo văn bản. Các đại biểu cũng kiến nghị với Đảng, Nhà nước một số chủ trương, giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu quả công tác PCTN, lãng phí.

khong co vung cam trong dau tranh phong chong tham nhung lang phi
(Ảnh: VGP)

Tuy nhiên, công tác PCTN, lãng phí nói chung và việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) nói riêng trong những năm qua vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu "ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí".

Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. Tham nhũng có tính "lợi ích nhóm" đã xuất hiện trong một số lĩnh vực. Tình trạng sách nhiễu, "tham nhũng vặt" trong khu vực công còn nhiều. Một số vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước và xã hội. Tham nhũng vẫn đang là lực cản sự phát triển kinh tế-xã hội của nước ta, vẫn là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Trong 10 năm qua, cả nước đã có 918 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; chuyển đổi vị trí công tác 310.694 lượt cán bộ, công chức, viên chức; tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm đạt 99,5%, công khai bản kê khai đạt tỷ lệ 98,3%; có 4.859 trường hợp được xác minh bản kê khai tài sản, thu nhập; trên 72% cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản...

Công tác thanh tra đã phát hiện 670 vụ với 1.815 đối tượng có hành vi, biểu hiện tham nhũng; chuyển cơ quan điều tra 274 vụ, 429 đối tượng có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Qua giải quyết 86.463 vụ việc tố cáo về tham nhũng đã chuyển cơ quan điều tra 653 vụ việc với 1.172 người có dấu hiệu tội phạm tham nhũng.

Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 73 vụ với 159 người có hành vi tham nhũng. Cơ quan điều tra đã khởi tố 3.337 vụ với 7.789 bị can; viện kiểm sát nhân dân đã truy tố 2.770 vụ và 6.480 bị can; tòa án nhân dân đã xét xử 2.536 vụ án và 5.749 bị cáo về các tội tham nhũng.

Bên cạnh đó, trong 4 năm (2013-2016), Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã triển khai 25 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại 8 bộ, ngành và 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ban Chỉ đạo đã quyết định đưa 244 vụ án, vụ việc tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp vào diện  theo dõi, chỉ đạo. Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc và các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý nhằm theo dõi chặt chẽ, chỉ đạo tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

khong co vung cam trong dau tranh phong chong tham nhung lang phi Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an điều tra vụ giết 3 bảo vệ rừng

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng ...

khong co vung cam trong dau tranh phong chong tham nhung lang phi Xem xét khởi tố vụ vận chuyển trái phép ngà voi

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban ...

khong co vung cam trong dau tranh phong chong tham nhung lang phi Chấn chỉnh quản lý chất lượng phân bón

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấn chỉnh và tăng cường quản lý ...

PV.

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 3/11/2024: Bọ Cạp đừng quá tự mãn

Tử vi hôm nay 3/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/11/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 3/11. Lịch âm hôm nay 3/11/2024? Âm lịch hôm nay 3/11. Lịch vạn niên 3/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/11/2024: Tuổi Dậu nhân duyên tốt lành

Xem tử vi 3/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động