Không riêng Biển Đông, Trung Quốc vận dụng 'cắt lát salami' ở Himalaya như thế nào?

Lê Na
Được khích lệ từ chiến thuật "cắt lát salami" ở Biển Đông, Trung Quốc đang tăng cường các nỗ lực để nhân rộng mô hình này trên dãy Himalaya.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đặc biệt, Trung Quốc đang ráo riết xây dựng nhiều ngôi làng mới ở các vùng biên giới tranh chấp để mở rộng hoặc củng cố quyền kiểm soát của mình đối với các khu vực quan trọng chiến lược mà Ấn Độ, Bhutan và Nepal cho rằng vẫn nằm trong ranh giới quốc gia của họ.

Không riêng Biển Đông, Trung Quốc đã khôn khéo vận dụng 'lát cắt salami' ở Himalaya như thế nào?
Ảnh chụp vệ tinh ngôi làng mới do Trung Quốc xây dựng bên trong Arunachal Pradesh - một bang biên giới rộng lớn của Ấn Độ vào tháng 11/2020. (Nguồn: NDTV)

Ý đồ chiến lược

Ẩn ý chiến lược của việc Trung Quốc thúc đẩy đưa dân tới các khu vực biên giới hoang vắng, không có người ở ngày càng "lộ sáng" qua việc tiến hành xây dựng các cơ sở quân sự mới ở đây. Các cơ sở mới này bao gồm các trạm tác chiến điện tử, các điểm canh phòng, các kho đạn dược dưới lòng đất...

Hoạt động xây dựng làng mạc của Trung Quốc một lần nữa được chú ý, vào thời điểm hàng chục nghìn binh sĩ vẫn trong tư thế đối đầu với các lực lượng của Ấn Độ tại nhiều địa điểm.

Vào tháng 5 năm ngoái, Ấn Độ phát hiện ra điều đáng báo động là các lực lượng Trung Quốc đã lén lút chiếm giữ các đỉnh núi và các địa điểm thuận lợi chiến lược khác ở vùng biên giới cực Bắc của Ấn Độ là Ladakh.

Tin liên quan
Xung đột biên giới Ấn Độ-Trung Quốc: Tưởng dễ, hóa khó Xung đột biên giới Ấn Độ-Trung Quốc: Tưởng dễ, hóa khó

Những ngôi làng biên giới mới được xây dựng của Trung Quốc trên dãy Himalaya cũng tương tự như những hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông, nơi bản đồ địa chính trị đã được nước này "vẽ lại".

Trung Quốc đang áp dụng cách tiếp cận "cắt lát salami" ở vùng biên giới Himalaya. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (có trụ sở tại Hong Kong) đã trích dẫn một tài liệu của chính phủ Trung Quốc cho biết, Trung Quốc có ý định xây dựng 624 ngôi làng biên giới ở các khu vực tranh chấp trên dãy Himalaya. Tạo ra tranh chấp ở nơi trước đây chưa từng xảy ra tranh chấp thường là bước đầu tiên của Trung Quốc để khẳng định yêu sách lãnh thổ, trước khi cố gắng chiếm lấy toàn khu vực.

Bắc Kinh đang điều những người chăn nuôi gia súc và chăn thả trâu bò tới trước quân đội chính quy, đến các khu vực biên giới hoang vắng trên dãy Himalaya để kích động các tranh chấp và sau đó sẽ khẳng định quyền kiểm soát. Cách tiếp cận như vậy đã giúp Bắc Kinh có thể "gặm nhấm" các vùng lãnh thổ của Himalaya.

Trong luật pháp quốc tế, một yêu sách lãnh thổ phải dựa trên việc thực thi chủ quyền liên tục và hòa bình đối với vùng lãnh thổ liên quan. Bằng cách xây dựng các ngôi làng mới ở biên giới và đưa người dân tới đó định cư, Trung Quốc hiện có thể viện dẫn luật pháp quốc tế để ủng hộ các tuyên bố của mình.

Việc kiểm soát thực sự là điều kiện thiết yếu cho một yêu sách lãnh thổ mạnh trong luật pháp quốc tế. Các cuộc tuần tra có vũ trang không chứng minh được khả năng kiểm soát thực sự, nhưng các khu định cư thì có thể.

Tốc độ và sự kín kẽ mà Trung Quốc đã và đang làm để thay đổi thực tế trên dãy Himalaya, mà không quan tâm nhiều đến những hậu quả địa chính trị, cũng phản ánh những cân nhắc khác.

Ví dụ, các làng ở biên giới sẽ hạn chế việc phản đối quân đội sử dụng vũ lực, đồng thời hỗ trợ Trung Quốc thu thập thông tin tình báo và thực hiện các chiến dịch xuyên biên giới. Các bức ảnh vệ tinh cho thấy những ngôi làng như vậy đã mọc lên nhanh chóng như thế nào, cùng với những con đường mới rộng lớn và các cơ sở quân sự.

Chính phủ Trung Quốc gần đây đã biện minh cho việc xây dựng một ngôi làng mới bên trong Arunachal Pradesh - một bang biên giới rộng lớn của Ấn Độ - bằng cách nói rằng họ “chưa bao giờ công nhận” chủ quyền của Ấn Độ đối với khu vực đó.

Báo động đỏ về môi trường

Âm vang của chiến thuật "cắt lát salami" trên biển của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến môi trường trên dãy Himalaya. Theo một tòa án trọng tài quốc tế, việc Trung Quốc cho xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông đã “gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường rạn san hô”.

Tương tự, việc Trung Quốc xây dựng các ngôi làng và cơ sở quân sự ở vùng biên giới có nguy cơ tàn phá hệ sinh thái dễ bị tổn thương trên dãy Himalaya, nơi vốn là đầu nguồn của các con sông lớn ở châu Á.

Những thiệt hại về môi trường đã trở nên rõ ràng trên cao nguyên Doklam từng rất nguyên sơ, được Bhutan tuyên bố chủ quyền, nơi mà Trung Quốc đã biến thành một khu quân sự kể từ khi chiếm giữ vùng đất này vào năm 2017.

Tin liên quan
Trung Quốc-Ấn Độ: Xóa sổ Trung Quốc-Ấn Độ: Xóa sổ 'tiếng sấm' ở biên giới khi 'tên đã trên dây, đạn đã lên nòng'?

Tư lệnh quân đội Ấn Độ Manoj Naravane gần đây đã tuyên bố rằng chiến thuật "cắt lát salami" của Trung Quốc “sẽ không hiệu quả”.

Tuy nhiên, ngay cả một cường quốc quân sự quan trọng như Ấn Độ cũng đang phải vật lộn để tìm ra những cách hiệu quả nhằm chống lại sự xâm lấn lãnh thổ của Trung Quốc dọc theo một trong những tuyến biên giới nguy hiểm và khắc nghiệt nhất thế giới.

Hành động gây hấn không dùng đạn của Trung Quốc - dựa trên việc sử dụng dân thường được quân đội hậu thuẫn để tạo ra sự thật mới trên thực địa - khiến cho việc phòng thủ trở nên khó khăn bởi vì cần phải chống lại chiến thuật này mà không được khơi mào một cuộc chiến.

Mặc dù Ấn Độ đã đáp trả bằng các đợt triển khai quân sự rầm rộ, song các lực lượng Trung Quốc vẫn kiểm soát hầu hết các khu vực mà họ đã chiếm giữ gần một năm trước.

Biển Đông: Chuyên gia quốc tế gọi ý đồ của Trung Quốc tại Đá Ba Đầu là 'cắt lát salami'

Biển Đông: Chuyên gia quốc tế gọi ý đồ của Trung Quốc tại Đá Ba Đầu là 'cắt lát salami'

TGVN. Giới phân tích cho rằng, việc Trung Quốc cho tàu thuyền neo đậu tại Đá Ba Đầu tương tự như chiến thuật "cắt lát ...

Căng thẳng Ấn-Trung và sự im lặng khôn ngoan của các quốc gia Nam Á

Căng thẳng Ấn-Trung và sự im lặng khôn ngoan của các quốc gia Nam Á

TGVN. Trong bối cảnh căng thẳng Ấn-Trung, các quốc gia ở Nam Á luôn tìm cách cân bằng mối quan hệ với cả hai phía ...

Quan hệ Ấn-Trung ở ngã ba đường, Ngoại trưởng Ấn Độ điểm 8 nguyên tắc-3 yếu tố cải thiện quan hệ

Quan hệ Ấn-Trung ở ngã ba đường, Ngoại trưởng Ấn Độ điểm 8 nguyên tắc-3 yếu tố cải thiện quan hệ

TGVN. Ngày 26/1, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar đã nêu ra 8 nguyên tắc để cải thiện mối quan hệ đang căng thẳng giữa ...

(theo Japan Times)

Bài viết cùng chủ đề

Ấn Độ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/11/2024: Nhân Mã tình cảm hòa hợp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/11/2024: Nhân Mã tình cảm hòa hợp

Tử vi hôm nay 25/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/11/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 25/11/2024, Lịch vạn niên ngày 25 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 25/11. Lịch âm 25/11/2024? Âm lịch hôm nay 25/11. Lịch vạn niên 25/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Tổng thống Rumen Radev xúc động gặp gỡ những người Việt từng sinh sống và học tập ở Bulgaria

Tổng thống Rumen Radev xúc động gặp gỡ những người Việt từng sinh sống và học tập ở Bulgaria

Tổng thống Rumen Radev đã gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam-Bulgaria và bạn bè Việt Nam từng học tập, công tác tại Bulgaria.
Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin tức địa chính trị 'nóng hổi' thị trường nóng rẫy, còn cơ hội ...
Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Israel cáo buộc lừa đảo mạng từ Iran gia tăng; vụ sát hại công dân tại UAE gây chấn động

Israel cáo buộc lừa đảo mạng từ Iran gia tăng; vụ sát hại công dân tại UAE gây chấn động

Israel đối mặt với những cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi; cảnh báo công dân không tới UAE sau vụ công dân nước này bị sát hại tại đây.
Cựu sĩ quan Mỹ cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân trước lễ nhậm chức Tổng thống, Ukraine nhắm mục tiêu mới trên đất Nga

Cựu sĩ quan Mỹ cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân trước lễ nhậm chức Tổng thống, Ukraine nhắm mục tiêu mới trên đất Nga

Cựu sĩ quan tình báo Mỹ Scott Ritter cáo buộc rằng Tổng thống Joe Biden đang cố gắng kéo nước này vào một cuộc chiến hạt nhân với Nga.
Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc từ hôm nay, 24/11.
Người dân Romania bỏ phiếu vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống

Người dân Romania bỏ phiếu vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống

Ngày 24/1, người dân Romania đã đi bỏ phiếu cho vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống
Cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở thủ đô Philippines

Cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở thủ đô Philippines

Ngày 24/11, hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại một khu ổ chuột ở thủ đô Manila của Philippines.
Giờ G sắp điểm, Tổng thống Biden chạy đua với thời gian hỗ trợ tối đa cho Ukraine

Giờ G sắp điểm, Tổng thống Biden chạy đua với thời gian hỗ trợ tối đa cho Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng tăng cường hỗ trợ tối đa cho Kiev trong thời gian còn lại với tư cách người đứng đầu đất nước.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động