TIN LIÊN QUAN | |
Liên kết kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương ra sao khi TPP bị khai tử | |
Diễn đàn Bác Ngao 2012: Thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực |
Hội thảo do Phòng Công nghiệp và Thương mại Liên bang Nga, Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học “Ý tưởng Á - Âu” phối hợp với tổ chức liên khu vực hỗ trợ và bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ “Hội doanh nghiệp” tổ chức.
Trung tâm Văn hóa Thương mại Đa chức năng Hà Nội-Moscow (Incentra) tại Quận Đông Bắc Moscow. (Nguồn: DT) |
Tham dự sự kiện có hơn 100 đại biểu tham dự là đại diện ngoại giao, lãnh đạo các cơ quan hành chính nhà nước, các chuyên gia, các nhà phân tích kinh tế trong lĩnh vực hợp tác Á - Âu và đông đảo đại diện các doanh nghiệp Nga và Việt Nam. Ông Đỗ Xuân Hoàng, chủ tịch Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga, Chủ tịch tập đoàn Mareven Food Central, có bài phát biểu tại hội thảo.
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã phân tích thực trạng, những khó khăn hiện tại và triển vọng thời gian tới của mối quan hệ hợp tác kinh tế Nga - Việt Nam trong quá trình hội nhập Á - Âu, để từ đó đề ra những biện pháp tháo gỡ vướng mắc, đề xuất các mô hình hợp tác song phương mới hướng tới đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD trong năm 2020.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia của quỹ “Ý tưởng Á - Âu”, Grigory Trofimchuk nhấn mạnh, hội thảo diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang không chỉ mang ý nghĩa chính trị mà còn là động lực để tăng cường hội nhập và hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Về phần mình, ông Đỗ Xuân Hoàng cho rằng đầu tư trực tiếp song phương chính là sự đảm bảo cho mối quan hệ ổn định giữa hai nước. Ông cho rằng, hiện vẫn tồn tại một số vấn đề cản trở đầu tư song phương như hệ thống thuế hay các rào cản hành chính nhưng tin tưởng rằng các vấn đề này đều sẽ được giải quyết. Theo ông, ở Nga có những điều kiện ban đầu rất tốt cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam.
Kết thúc Hội thảo, các đại biểu tham dự kết luận Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt trong chính sách ưu hướng Đông của Liên bang Nga, có vai trò then chốt trong việc tăng cường tiềm lực kinh tế của Liên minh kinh tế Á - Âu nói chung, của Liên bang Nga nói riêng và là cầu nối trực tiếp để Nga đi vào thị trường các quốc gia Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt trong bối cảnh phương Tây vẫn kéo dài các lệnh trừng phạt chống Nga.
Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán của Việt Nam Sáng 16/6 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ năm ... |
Doanh nghiệp Việt chưa tận dụng hết ưu đãi từ thị trường Nhật Bản Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 4-8/6 tới không chỉ là sự kiện kỷ niệm quan hệ ... |
Doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ tạo lợi thế để hỗ trợ bổ sung cho nhau Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam không cạnh tranh với Hoa Kỳ và hai nước chỉ tạo ra các lợi thế để ... |