Vấn đề an ninh lương thực đang được cả thế giới quan tâm. (Nguồn: IANS) |
Nguy cơn luôn hiện hữu
Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 80 năm nạn đói Bengal tại Ấn Độ và nạn đói ít được biết đến hơn là Henan ở Trung Quốc, hai thảm hoạ đã cướp đi mạng sống của khoảng 3 triệu người tại hai quốc gia đông dân nhất châu Á.
Thời gian qua, khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra và leo thang, thế giới cũng đứng trước nguy cơ về một nạn đói trên diện rộng, có thể sánh ngang với những nạn đói vào giữa thế kỷ XX. Bởi lẽ, xung đột đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới Ukraine, một trong những nước xuất khẩu lúa mì, ngô, lúa mạch và dầu hướng dương lớn nhất thế giới, với tổng khối lượng ước đạt 5 triệu tấn trước tháng 2/2022.
Nạn đói giai đoạn 1943-1944 xảy ra ở Bengal, Ấn Độ khi đó còn là thuộc địa của Anh đã làm gần 4 triệu người chết đói. Sự kiện này đáng ra phải được coi là thảm họa lớn nhất tiểu lục địa Ấn Độ trong thế kỷ XX, thế nhưng không hiểu sao nó chỉ được đề cập tới vài dòng thoáng qua trong lịch sử quốc gia đông dân thứ nhì châu Á này. |
Giá thực phẩm tăng nhanh chóng và khó lường, tạo áp lực lên kế sinh nhai của không ít hộ gia đình nghèo ở những quốc gia thu nhập trung bình, vốn đã phải chịu nhiều khó khăn do những tác động của đại dịch Covid-19.
Không chỉ vậy, xung đột cũng tác động không nhỏ tới Nga - nhà cung cấp phân đạm, kali và phốt pho lớn nhất thế giới. Khi chi phí khí đốt tăng vọt, nhiều nhà sản xuất phân bón ở châu Âu và những nơi khác có thể không còn đủ khả năng để duy trì hoạt động của nhà máy. Giá cả của hầu hết mặt hàng phân bón đã tăng một cách chóng mặt so với thời điểm trước năm 2020.
Mặc dù điều tồi tệ nhất - một nạn đói khủng khiếp quy mô lớn đã không xảy trong năm 2022 ra nhưng nhiều nơi vẫn bị phủ bóng bởi nghèo đói. Năm nay, dự báo số lượng người trong tình trạng mất an ninh lương thực sẽ lớn hơn gấp đôi so với đầu năm 2020 và gần một triệu người trên khắp thế giới sẽ sống trong cảnh thiếu lương thực, mọi thứ thậm chí có thể còn tồi tệ hơn.
Tháng 12/2022, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu là 2,756 tỉ tấn trong năm 2022, dựa trên ước tính cung cầu. Giới chuyên gia nhận định rằng, mặc dù dân số toàn cầu đã đạt 8 tỉ người, nhưng sẽ không còn xảy ra khủng hoảng an ninh lương thực nếu xét đến tổng sản lượng lương thực. Sự phân phối lương thực không đồng đều đã gây ra nạn đói cho hàng triệu người trên toàn thế giới.
Trong những thập kỉ qua, các nước xuất siêu đã ổn định và tập trung, trong khi các nước nhập siêu lại tương đối bị phân tán. Khả năng tự cung cấp lương thực đặc biệt thấp ở các nước đang phát triển ở châu Phi. Do đó, thị trường lương thực toàn cầu rất dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, xung đột khu vực và các yếu tố khác.
Ngoại giao toàn cầu là "chìa khóa"
Thời gian qua, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực để cứu vãn tình hình. Có thể kể đến như sản lượng lúa mì kỷ lục ở Australia phần nào bù đắp được những lỗ hổng về nguồn cung lương thực. Bên cạnh đó, nhờ có Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen dưới sự hỗ trợ đàm phán của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, hàng chục triệu tấn ngũ cốc của Ukraine đã được xuất khẩu ra nước ngoài.
Khủng hoảng lương thực đang trở nên tồi tệ hơn do loạn lạc, xung đột. Bởi vậy, việc hợp tác toàn cầu để giải quyết bài toán khó này là vô cùng cần thiết.
Năm 2022, trong vai trò Chủ tịch G20, Indonesia đã coi vấn đề an ninh lương thực là một ưu tiên trong chương trình nghị sự, xuất phát từ kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng giá lương thực vào năm 2008.
Trên thế giới, mặc dù các biện pháp bảo hộ vẫn được thúc đẩy để đối phó với khủng hoảng lương thực, có thể kể đến lệnh cấm xuất khẩu tạm thời đối với dầu cọ thô của Indonesia nhưng nhìn chung các thị trường vẫn duy trì mở cửa.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng cuộc khủng hoảng đã qua đi. Giá phân bón có lúc đã giảm nhưng những cú sốc giá cả chưa dừng lại. Xung đột ở Ukraine đang leo thang trở lại. Tháng 10 năm ngoái, Nga đã tuyên bố dừng tham gia thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và không có gì đảm bảo rằng điều này không tái diễn. Không những vậy, biến đổi khí hậu đã tác động nghiêm trọng đến nông nghiệp của nhiều quốc gia dẫn đến các vụ mùa thất thu.
Trong bối cảnh đó, việc các quốc gia, tổ chức sát cánh cùng nhau rất quan trọng để đảm bảo nếu giá lương thực thế giới tăng đột biến thì phản ứng toàn cầu có thể được phối hợp hiệu quả.
Hệ thống chia sẻ thông tin hiện nay cần được củng cố để khuyến khích các quốc gia cung cấp kịp thời và thông tin đầy đủ. Bởi lẽ, thông tin về dự trữ lương thực vốn là bí mật quốc gia với nhiều nước như Trung Quốc hay Ấn Độ.
Là diễn đàn kinh tế đa phương quan trọng, G20 là điểm đến để các quốc gia cùng nhau giải quyết bài toán chung phức tạp này. Với vai trò Chủ tịch G20 trong năm 2023, Ấn Độ có thể tiếp nối thành quả của Indonesia và thúc đẩy chương trình nghị sự về an ninh lương thực trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.
ASEAN đã đạt được nhiều tiến triển đáng kể trong thực hiện các sáng kiến, chiến lược thúc đẩy hợp tác khu vực, phát triển bao trùm trong khu vực nông thôn và thành thị cũng như xóa nghèo, trong đó có Khuôn khổ hành động chiến lược về phát triển nông thôn và xóa nghèo 2021-2025, Triển vọng phát triển ASEAN và Diễn đàn nghiên cứu và phát triển hành động xóa nghèo thuộc Cộng đồng kinh tế Xã hội ASEAN. Trong quá trình này, việc thúc đẩy thương mại, đầu tư, đề cao vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp, phát triển nhân lực và quan hệ đối tác công-tư sẽ là các công cụ quan trọng để tạo việc làm và xóa nghèo.
Là một trong số những khu vực có nguy cơ cao nhất trước mối đe dọa của biến đổi khí hậu, ASEAN cam kết thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và thỏa thuận Paris, dựa trên nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, phù hợp với khả năng và hoàn cảnh quốc gia.
ASEAN cũng cam kết mạnh mẽ, đóng góp vào các nỗ lực chung và hợp tác với cộng đồng quốc tế trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững về xóa nghèo, nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực cho tất cả mọi người.