TIN LIÊN QUAN | |
Nữ Đại sứ các nước đánh giá cao Việt Nam có riêng ngày của Phụ nữ | |
Lễ viếng Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Malaysia, Sri Lanka |
Ngay lập tức, ngày 28/10, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert kêu gọi Tổng thống Sirisena "lập tức tái triệu tập họp quốc hội" để các nghị sĩ giải quyết cuộc khủng hoảng hiến pháp hiện nay. Ấn Độ - nước láng giềng cũng là cường quốc trong khu vực, cũng gây sức ép yêu cầu Tổng thống Sirisena phải cho phép cơ quan lập pháp hoạt động bình thường. Ngày 29/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng kêu gọi các bên ở Sri Lanka giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại.
Trong khi đó, ở trong nước, Thủ tướng bị cách chức Wickremesinghe và đảng của ông có kế hoạch kiện lên tòa án về cái mà họ cho là "hành động trái pháp luật" của Tổng thống Sirisena. Ông Wickremesinghe không chấp nhận rời Phủ Thủ tướng, nơi bên ngoài đang có hơn 1.000 người ủng hộ sẵn sàng bảo vệ ông.
Phát biểu với báo giới từ Phủ Thủ tướng ngày 29/10, ông Wickremesinghe cho biết quyết định cách chức ông đã gây ra một khoảng trống quyền lực. Ông nói: "Không ai chịu trách nhiệm đầy đủ về đất nước trong thời gian khoảng trống chính trị, vì vậy tôi muốn quốc hội được triệu tập họp ngay lập tức. Tôi vẫn là Thủ tướng được đa số trong quốc hội ủng hộ".
Thủ tướng bị cách chức Ranil Wickremesinghe trong buổi họp báo ngày 29/10 vừa qua. (Nguồn: AP) |
Ông Wickremesinghe nhận được sự ủng hộ của Chủ tịch Quốc hội Karu Jayasuriya, người đã không công nhận quyết định cách chức Thủ tướng và gửi thư đề nghị Tổng thống Sirisena lập lại các thẩm quyền của ông Wickremesinghe cho đến khi có một ứng cử viên khác nhận được sự phê chuẩn của đa số trong nghị viện đối với chức danh này. Phát biểu với báo giới ngày 29/10, Chủ tịch Quốc hội Jayasuriya cảnh báo cuộc khủng hoảng chính trị có thể biến thành một "vũng máu" nếu các nghị sĩ không được phép đứng ra giải quyết cuộc tranh giành quyền lực giữa tổng thống và thủ tướng vừa bị cách chức.
Theo thông tin mới nhất, cảnh sát cho biết một người đã thiệt mạng và hai người bị thương khi lực lượng cảnh vệ của cựu Bộ trưởng Dầu mỏ Arjuna Ranatunga tấn công nhóm người ủng hộ tổng thống ngày 28/10. Cựu Bộ trưởng Ranatunga là người ủng hộ cựu Thủ tướng Wickremesinghe.
Trong một phát biểu ngày 28/10, Thủ tướng được chỉ định Rajapakse cho biết ưu tiên của ông là tổ chức các cuộc bầu cử địa phương và một cuộc tổng tuyển cử "trong thời gian sớm nhất". Theo hiến pháp, nhiệm kỳ hiện nay của Quốc hội Sri Lanka sẽ kéo dài đến tháng 8/2020. Các trợ lý của ông Rajapakse cho biết ông sẽ chính thức bắt đầu công việc trên cương vị thủ tướng mới từ ngày 29/10 và sẽ bổ nhiệm một nội các vào chiều nay.
Việt Nam và Sri Lanka nhất trí thúc đẩy hợp tác thương mại Ngày 11/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe nhân dịp sang Việt Nam ... |
Long trọng kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam tại Sri Lanka Vừa qua, tại thủ đô Colombo, Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka và kiêm nhiệm Maldives (ĐSQ) đã trang trọng tổ chức Lễ ... |
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội kiến Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe Ngày 27/8, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội kiến với Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe, ... |