Khủng hoảng chính trị Peru: Người hùng đơn độc

Quang Đào
TGVN. Với cuộc khủng hoảng chính trị ngày một nghiêm trọng, Tổng thống Peru Martin Vizcarra đang cố gắng đẩy mạnh một cuộc cải cách thể chế nhằm cứu vãn tương lai nước nhà.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khung hoang chinh tri peru nguoi hung don doc Cố Tổng thống Peru để lại thư tuyệt mệnh phủ nhận mọi cáo buộc tham nhũng
khung hoang chinh tri peru nguoi hung don doc Cựu Tổng thống Peru tự bắn mình khi cảnh sát cố bắt giữ ông
khung hoang chinh tri peru nguoi hung don doc
Tổng thống Peru Martin Vizcarra. (Nguồn: AP)

Chính trường Peru rơi vào khủng hoảng sâu sắc nhất trong suốt ba thập kỷ, khi mâu thuẫn giữa Tổng thống Vizcarra và phe đối lập tiếp tục leo thang. Đỉnh điểm là ngày 30/9 vừa qua, ông Vizcarra đã tuyên bố giải tán và tiến hành bầu cử Quốc hội, song đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của chính cơ quan này.

Hành pháp đối đầu lập pháp

Từ lâu, chính quyền Tổng thống Vizcarra đã cáo buộc phe đối lập lợi dụng Quốc hội và tòa án để né tránh các cuộc điều tra hình sự. Việc giải tán Quốc hội đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân Peru khi nhiều nghị sỹ bị tình nghi tham nhũng và nhận hối lộ, làm xói mòn niềm tin của công chúng đối với các đảng phái và thể chế chính trị.

Đáp lại, ngày 30/9, thành viên đảng đối lập cho rằng đây là "cuộc đảo chính" và từ chối rời khỏi Quốc hội, bỏ phiếu đình chỉ chức vụ Tổng thống của ông Vizcarra và đề cử Phó Tổng thống Mercedes Araoz nhậm chức "Tổng thống lâm thời" với lập luận điều này là đúng quy định của hiến pháp. Đáp lại, chính phủ Peru đã phủ nhận tính pháp lý của động thái này, cho rằng nó được đưa ra sau khi cơ quan lập pháp đã bị giải tán.

Sau đó, ngày 1/10, bà Araoz xin từ chức Phó Tổng thống cùng với chức vụ “Tổng thống lâm thời” với lý do “trật tự hiến pháp Peru đã bị phá vỡ”, thừa nhận đã nhậm chức trong một hoạt động mang tính chính trị chứ không có hiệu lực trong việc điều hành đất nước. Bước đi này đã giáng mạnh vào phe các “cựu” nghị sĩ đối lập, những người cam kết trung thành với bà một ngày trước đó.

Chủ tịch Quốc hội đã bị giải tán Pedro Olaechea nghe tin bà Araoz từ chức trong khi đang thực hiện một cuộc phỏng vấn với CNN, song cũng không đưa ra bình luận gì mấy. Bù lại, ông Olaechea khẳng định mình cũng sẽ không lên nắm quyền. Đây có thể là chiến thắng chiến lược dành cho Tổng thống Vizcarra, nhưng nó chắc chắn chưa phải là kết thúc cho hỗn loạn ở Peru.

Cải cách là cần thiết

Sẽ không sai nếu nói rằng những diễn biến gần đây tại Peru là cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất tại đất nước này trong ba thập kỷ qua. Chính trường Lima từ lâu đã hỗn loạn, nhưng lại tập trung vào một vấn đề duy nhất: tham nhũng chính trị.

Bốn đời Tổng thống trước đây của Peru đều vướng vào những “scandal” nghiêm trọng liên quan đến những bê bối tham nhũng. Hai người đã bị kết tội, một người đã bị bắt tại Mỹ theo lệnh dẫn độ. Ngày 17/4, cựu tổng thống Alan Garcia đã tự sát để tránh bị bắt giữ. Diễn biến này cho thấy rằng giờ đây, ở Peru, một khi đã phạm tội thì người đứng đầu đất nước cũng không tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật.

Điều mà Peru hiện còn thiếu là một cuộc cải cách cấu trúc chính trị. Đó chính xác là những gì ông Vizcarra từng đề xuất với Quốc hội trước khi giải tán cơ quan lập pháp này. Ông cáo buộc rằng sự do dự của Quốc hội chẳng khác gì cơ quan này đã bỏ phiếu bất tín nhiệm với nội các của ông và dựa vào Hiến pháp Peru, ông hoàn toàn có quyền giải thể Quốc hội. Hiến pháp Peru năm 1993 quy định, Tổng thống có thể giải thể Quốc hội nếu các nhà lập pháp hai lần bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ.

Tổng thống Vizcarra, một nhà chính trị trung dung được người dân Peru ngưỡng mộ vì tính cách thẳng trực, dám nói dám làm và sẵn sàng chiến đấu với tham nhũng. Tuy vậy, ông lại thiếu quyền lực chính trị do đảng của ông chỉ chiếm 5/130 ghế ở Quốc hội, trong khi phe bảo thủ đối lập chiếm đa số ghế (54/130). Ngoài ra, phần lớn số nghị sỹ Peru đã liên minh với bà Keiko Fujimori, con gái của cựu Tổng thống bị phế truất và cầm tù Alberto Fujimori.

Nếu cuộc đấu tranh quyền lực giữa Tổng thống Martin Vizcarra với phe đối lập trong Quốc hội không sớm chấm dứt, nó sẽ không chỉ khiến chính trường Peru ngày một đình trệ, mà còn có thể hủy hoại những thành tựu về kinh tế mà Lima đã đạt được trong nhiều năm qua.

Giai đoạn 2006 - 2016, tỷ lệ người nghèo tại quốc gia Nam Mỹ đã giảm từ 49,1% xuống còn 20.7%. Ngoài ra, trong những năm qua, tình trạng bất bình đẳng thu nhập tuy còn cao, song đã giảm đáng kể. Thành quả này có được do sự bùng nổ của thị trường xuất khẩu khoáng sản, những chính sách ưu đãi cho khu vực tư nhân và các chương trình nhắm mục tiêu cho người thu nhập thấp của Chính phủ Peru.

Trong bối cảnh đó, những gì Tổng thống Vizcarra đang mong muốn kêu gọi cải cách hòa bình, tìm kiếm thêm đồng minh cùng chí hướng, bỏ lại những kẻ chống đối lại phía sau để vượt qua khủng hoảng chính trị hiện nay.

khung hoang chinh tri peru nguoi hung don doc Peru: Phó Tổng thống Araoz đệ đơn từ chức, khước từ làm "Tổng thống lâm thời"

TGVN. Phó Tổng thống Peru Mercedes Araoz ngày 1/10 thông báo, bà đã khước từ đảm nhận vai trò Tổng thống lâm thời do phe đối ...

khung hoang chinh tri peru nguoi hung don doc Tổng thống Peru tuyên bố giải tán Quốc hội

TGVN. Ngày 30/9, Tổng thống Peru Martin Vizcarra tuyên bố đang giải tán Quốc hội.

khung hoang chinh tri peru nguoi hung don doc Peru: Tổng thống đề nghị cắt ngắn nhiệm kì của mình để chấm dứt 'khủng hoảng thể chế'

TGVN. Ngày 28/7, Tổng thống Peru Martin Vizcarra đã đề nghị cắt ngắn nhiệm kì của mình để tiến hành bầu cử quốc trước thời ...

Quang Đào

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Toyota của các dòng Vios 2021, Rush 2021, Wigo 2021, Corolla Altis 2021, Innova 2021, Yaris 2021, Alphard 2021, Fortuner 2021, Camry 2022, Granvia 2021, Hilux ...
Quỳnh Lưu - Nghệ An: Một gánh hát gia đình suốt 70 năm phục vụ người dân và bộ đội

Quỳnh Lưu - Nghệ An: Một gánh hát gia đình suốt 70 năm phục vụ người dân và bộ đội

Trong những ngày này trên khắp đường phố tại tỉnh Điện Biên, lực lượng bộ đội đang chuẩn bị những hoạt động để kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện ...
Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều tờ báo của Argentina tiếp tục đăng bài về Chiến thắng Điện Biên Phủ, cho rằng thắng lợi đó bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết ...
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng của ...
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của ...
Hãng xe sang Cadillac lùi kế hoạch chuyển hẳn sang ô tô thuần điện

Hãng xe sang Cadillac lùi kế hoạch chuyển hẳn sang ô tô thuần điện

Hãng xe sang Cadillac vừa công bố một chiến lược mới về tương lai của thương hiệu trong việc phát triển xe điện.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động