Khủng hoảng nước sạch đang đẩy Iran đến bờ vực một cuộc xung đột toàn diện

Trường Phan
Các nhà chức trách Iran đang nghiêm túc cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nước sạch đang dần chạm đến mức độ báo động, có thể gây ra cuộc xung đột toàn diện về khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên thiết yếu nhất của nhân loại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo Bộ trưởng Năng lượng Iran – ông Reza Ardakanian, mùa Hè năm nay sẽ là mùa khô hạn nhất trong suốt 50 năm qua, nước sạch sẽ khan hiếm.

Tổ chức Khí tượng Iran ước tính, lượng mưa ở các tỉnh phía Nam Sistan và Baluchestan thấp hơn 82% so với mức trung bình. Trong khi đó, tỉnh Hormozgan, giáp với Vịnh Ba Tư và Vịnh Oman, có lượng mưa ít hơn 86% so với kiểu khí hậu điển hình của khu vực.

Khủng hoảng nước sạch đang đẩy Iran đến bờ vực
Tình trạng thiếu nước tiếp diễn và các vấn đề về phân bổ nguồn nước không công bằng, chắc chắn sẽ đưa mọi việc đi vào ngõ cụt. (Nguồn: Asia Times)

Bộ trưởng Ardakanian cho biết thêm, ông lo ngại về nhu cầu nước uống tăng cao đột biến và khả năng của chính phủ trong việc đảm bảo nguồn cung cấp nước không bị gián đoạn trên toàn quốc.

Hạn hán kỉ lục

Iran hiện đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất trong suốt nửa thế kỷ qua. Biến đổi khí hậu góp phần làm sụt giảm lượng mưa đáng kinh ngạc so với những năm trước đây. Các nhà chức trách nước này chưa tìm ra giải pháp để ứng phó với đợt khô hạn kỷ lục, ngoài việc liên tục cảnh báo về những rủi ro đang rình rập từ cuộc khủng hoảng nước.

Hồi trung tuần tháng Năm vừa qua, Bộ trưởng Môi trường Isa Kalantari cũng đưa ra cảnh báo rằng, Iran đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi khủng hoảng nguồn nước. Tuyên bố của ông đã gây sốc cho người dân nước này khi chỉ rõ thảm họa thiếu nước đang nhanh chóng lan rộng và kéo dài từ tỉnh này sang tỉnh khác, cả thành thị lẫn làng mạc.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro, năm 1992, các quốc gia đã nhất trí kêu gọi chỉ sử dụng 40% nguồn nước có thể tái tạo của họ. Tuy nhiên, Iran trong nhiều năm đã sử dụng hơn 100% nguồn dự trữ tái tạo của mình.

Về cơ bản, vấn đề của Iran là nước này đã sử dụng quá mức nguồn cung cấp nước ngọt, vượt quá trữ lượng tái tạo từ lâu, được gọi bằng thuật ngữ “phá sản nguồn nước”.

Iran đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng các con đập trên khắp đất nước. Tuy nhiên, các chuyên gia môi trường cho rằng, chúng chỉ khiến làm gia tăng tốc độ bốc hơi các nguồn dự trữ nước có thể tái tạo, đặc biệt là hầu hết chúng được xây dựng không đủ tiêu chuẩn.

Dung tích hồ chứa của các con đập đã giảm mạnh 10 tỷ mét khối so với năm ngoái. Tính đến hiện tại, trữ lượng nước chứa trong các con đập trên khắp đất nước ước tính khoảng 29,5 tỷ mét khối. Việc khai thác nguồn nước không kiểm soát trong những thập kỷ qua đã gây thất thoát trữ lượng lên tới 130 tỷ mét khối và sự cân bằng ở các tầng chứa nước ngầm hiện cũng đang ở mức báo động.

Ngoài những khó khăn trong việc cung cấp nước uống cho các vùng kém phát triển, các thành phố và làng mạc hẻo lánh, tình trạng khô hạn đã gây ra hậu quả trầm trọng khiến việc tự cung tự cấp lương thực trở nên khó khăn hơn bao giờ.

Sản xuất nông nghiệp tiêu thụ tới 92% nguồn nước tái tạo của Iran, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 70%. Với lượng mưa ngày càng sụt giảm và tình trạng thiếu nước kéo dài, nông dân ra sức hút cạn các nguồn nước để bảo đảm mùa màng, trong đó có cả việc khoan giếng trái phép. Ước tính, nông dân Iran đã khai thác bất hợp pháp 4,7 tỷ mét khối nước mỗi năm. Đây là một trở ngại lớn đối với kế hoạch cắt giảm tổng lượng nước ngầm thất thoát (khoảng 11 tỷ mét khối/năm) của Chính phủ.

Ngoài hệ thống tưới tiêu hoạt động chưa hiệu quả, một số ngành công nghiệp đòi hỏi sử dụng nhiều nước lại nằm ở các vùng nước khan hiếm do các cân nhắc về yếu tố địa chính trị, điều này vô hình trung gây áp lực nhiều hơn đến tài nguyên nước.

Và, tất nhiên, dân số gia tăng cũng là nguyên nhân gây thiếu nước, cũng như làm phức tạp thêm bài toán hóc búa về vấn đề giải quyết hạn hán.

Thay đổi hay là chết

Biến đổi khí hậu và sự quản lý kém đã gây ra cuộc khủng hoảng nước chưa từng có, không chỉ ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp, mà còn đe dọa cuộc sống người dân. Nhiều người dân Iran khó tiếp cận với nguồn nước uống sạch. Các chuyên gia cảnh báo, Iran cần đầu tư vào các cơ sở xử lý nước tiên tiến hơn trong những năm tới.

Ước tính, nếu mức tiêu thụ nước hiện tại cho mục đích nông nghiệp không thay đổi và Chính phủ Iran không sớm tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng nước, các khu vực đông dân phía Nam và phía Đông sẽ hoàn toàn bị xóa xổ do thiếu nước trong vòng chưa đầy 25 năm nữa. Vấn nạn này cũng có thể khiến 50 triệu người Iran phải rời bỏ đất nước.

Nhiều học giả còn cảnh báo, tình trạng hạn hán nghiêm trọng tiềm ẩn nguy cơ nổ ra các cuộc xung đột chết người ở Iran. Trên khắp đất nước đã ghi nhận nhiều vụ việc căng thẳng trong vận chuyển nước hay cơ sở hạ tầng trữ nước. Tình trạng này chủ yếu diễn ra ở miền Trung Iran với nhiều trường hợp đình công, kích động và thậm chí có thương vong…

Tình trạng thiếu nước tiếp diễn và các vấn đề về phân bổ nguồn nước không công bằng, chắc chắn sẽ đưa mọi việc đi vào ngõ cụt. Iran chỉ có thể giải quyết cuộc khủng hoảng này với sự thay đổi mô hình từ khai thác tài nguyên nước hiện tại chuyển sang lưu trữ nguồn nước tốt hơn, cũng như nâng cao ý thức sử dụng bền vững nguồn nước sẵn có. Giải quyết các vấn đề về nước và môi trường của Iran đòi hỏi sự tập trung toàn diện của chính phủ, kết hợp với tư vấn của các nhà khoa học.

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc: Hai giếng nước cổ trong chùa có vị khác nhau, một bên đắng, một bên ngọt
Cùng máy lọc nước PAUL đem nước sạch về nơi 'đất cháy' miền Trung
'Chú bé đứng tè' lãng phí hàng nghìn lít nước sạch suốt 400 năm
'Choáng' với nước sạch ở ngôi làng có một không hai trên thế giới
200 triệu dân ven sông Nile sẽ thiếu nước sạch vào năm 2080
(Theo Asia Times)

Đọc thêm

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 20/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. kết quả xổ số Bình Phước ngày 20 ...
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4 - Kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. SXMT 20/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số miền ...
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động