Khủng hoảng Ukraine: Mỹ nhiều 'mưu', Nga nhiều 'kế'

Thu Hiền
Khi phương Tây khẳng định sẽ khiến Nga phải 'trả giá đắt' nếu tấn công Ukraine thì Moscow cũng có rất nhiều lựa chọn để không trở thành 'người thua cuộc'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng Ukraine: Mỹ nhiều 'mưu', Nga nhiều 'kế'
Vẫn chưa thể đoán biết chính xác nước cờ của Mỹ và Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. (Nguồn: DW)

Đáp trả dứt khoát và nhanh chóng

Khi thế giới đổ dồn sự tập trung vào việc liệu Nga có tấn công Ukraine hay không và phản ứng của phương Tây sẽ như thế nào, dư luận lại ít chú ý đến hậu quả của cuộc khủng hoảng này.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Vladimir Putin hôm 12/2, Tổng thống Biden cảnh báo rằng Mỹ và các đồng minh sẽ “đáp trả một cách dứt khoát và nhanh chóng áp đặt những biện pháp mạnh đối với Nga” nếu Moscow thúc đẩy cuộc xâm lược Ukraine.

Những biện pháp đó là gì vẫn cần phải chờ xem. Trước đây, Mỹ ám chỉ rằng có một số lựa chọn đang được xem xét để đáp trả hành động gia tăng của Nga đối với Ukraine.

Cho đến nay, các biện pháp trừng phạt, nhằm cả vào Tổng thống Vladimir Putin và các cộng sự thân tín của ông, như ngắt kết nối Nga khỏi mạng lưới thông tin tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) và hỗ trợ lực lượng nổi dậy chống lại các lực lượng Nga, đều được coi là những phương án khả thi.

Hiện có vẻ như các quan chức Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị nhắm mục tiêu vào các ngân hàng do nhà nước Nga hậu thuẫn như VTB và Sberbank, đồng thời trừng phạt các lĩnh vực công nghệ và quốc phòng cũng như các nhà tài phiệt của nước này.

Tuy nhiên, sự đối thoại đã khép lại. Không có cuộc thảo luận tiếp theo nào để bàn về khả năng đáp trả của Nga.

Moscow với nhiều lựa chọn

Về phía Nga, Moscow có nhiều lựa chọn để đáp trả các hành động của phương Tây, điều mà các nhà hoạch định phương Tây rất nên cân nhắc.

Về mặt kinh tế, có khả năng Nga sẽ tạm ngừng vận chuyển dầu và khí đốt, một “vũ khí” mà Moscow đã sử dụng trong quá khứ để tác động đến hành vi của các quốc gia. Tuy nhiên, Nga cũng là nước xuất khẩu chủ chốt các nguồn tài nguyên quan trọng khác và đã đe dọa sẽ ngừng xuất khẩu các nguồn tài nguyên đó.

Cuối tháng 1 vừa qua, Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga gợi ý rằng Moscow sẽ làm chậm lại hoặc tạm dừng chuyển giao nguồn tài nguyên thiên nhiên sang châu Âu. Sự gián đoạn trong hoạt động xuất nhập khẩu các nguyên liệu thô quan trọng sẽ có tác động đáng kể đến các thị trường khác, có lẽ ngang với giá dầu và khí đốt.

Nga đã ám chỉ sẽ có các biện pháp đáp trả đối với các hành động được đề xuất của phương Tây. Năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea, đã có các cuộc thảo luận về khả năng tách Nga khỏi SWIFT, sau đó Thủ tướng Nga lúc đó là Dmitri Medvedev đã cảnh báo Moscow sẽ có động thái như một “lời tuyên chiến”.

Cuối tháng 1 vừa qua, Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga gợi ý Moscow sẽ làm chậm hoặc tạm dừng chuyển giao tài nguyên thiên nhiên sang châu Âu nếu Nga bị ngắt kết nối.

Bên cạnh đó, Nga cũng có thể sẽ đáp trả phương Tây bằng các cuộc tấn công mạng.

Trên thực tế, Moscow đã tham gia một chiến dịch mạng tích cực chống lại cả Ukraine và Mỹ. Moscow sẽ tiếp tục nỗ lực này bất kể kết quả của cuộc khủng hoảng hiện nay ra sao.

Tuần trước, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo bất kỳ hoạt động tấn công mạng nào bị nghi ngờ do Nga tiến hành. Nga sẽ nhắm mục tiêu vào cơ quan chỉ huy và kiểm soát của Ukraine, mạng lưới thông tin liên lạc và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác.

Cho đến nay, phương Tây đã may mắn tránh được một cuộc chiến toàn diện trong không gian mạng. Tất nhiên đã có các cuộc tấn công mạng, hoạt động tình báo và tội phạm trực tuyến, nhưng một cuộc chiến công khai trong không gian mạng vẫn chưa xảy ra.

Một kịch bản nữa có thể xảy ra là Nga sẽ gia tăng chiến dịch "chiến tranh chính trị". Đây cũng là một khả năng có thể xảy ra.

Moscow có thể gia tăng nỗ lực nhằm làm trầm trọng thêm tình trạng chia rẽ hiện nay ở các quốc gia châu Âu và ở Mỹ. Moscow đã chứng tỏ khả năng có thể can thiệp các cuộc bầu cử. Mặc dù cho đến nay Nga đã hạn chế can thiệp hoàn toàn, nhưng họ vẫn có thể thay đổi hướng hành động này.

Với việc một bộ phận đáng kể công chúng Mỹ nghi ngờ về tính xác thực của các cuộc bầu cử, Nga có thể lợi dụng để gây ra hỗn loạn và chia rẽ hơn nữa.

Bên cạnh đó, liệu Nga có mạo hiểm đưa ra động thái táo bạo hơn, như tìm cách gia tăng sức ép ở những nơi khác hay khơi dậy một cuộc khủng hoảng ở một quốc gia có cộng đồng người nói tiếng Nga?

Tổng thống Putin, Tổng thống Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đều là những người sáng suốt. Lúc này, không ai biết ý định của Tổng thống Putin là gì và mọi giả định đều có thể xảy ra. Thêm váo đó, không rõ phương Tây sẽ phản ứng ra sao.

Do đó, điều quan trọng là phải tất cả các bên cần suy nghĩ thấu đáo những gì có thể xảy ra và tiếp theo đó là gì. Lập kế hoạch và hành động thận trọng trước cuộc khủng hoảng để tránh rơi vào bẫy leo thang.

Tuyên bố đối thoại 'chưa chết', Tổng thống Putin muốn tháo ngòi khủng hoảng Ukraine?

Tuyên bố đối thoại 'chưa chết', Tổng thống Putin muốn tháo ngòi khủng hoảng Ukraine?

Xác định sẽ 'không có người chiến thắng' nếu như khủng hoảng Ukraine bị đẩy đi quá xa, Tổng thống Putin đã có những động ...

Khủng hoảng năng lượng: Gazprom tăng chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine

Khủng hoảng năng lượng: Gazprom tăng chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine

Theo số liệu của Slovakia, tập đoàn độc quyền khí đốt Gazprom của Nga đã tăng chuyển khí đốt qua Ukraine tới châu Âu hơn ...

(theo The Hill)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp sự cố mất phanh, gãy càng khi đang chạy ở Malaysia

Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp sự cố mất phanh, gãy càng khi đang chạy ở Malaysia

Mẫu xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp phải sự số mất phanh, gãy hệ thống treo sau khi đang chạy tại Malaysia đang là sự việc được rất nhiều ...
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Hướng dẫn đăng ký xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Hướng dẫn đăng ký xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Xin cho tôi hỏi thủ tục đăng ký xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia được thực hiện như thế nào? - Độc giả Huyền Vy
Mazda BT-50 âm thầm rời khỏi thị trường Việt Nam

Mazda BT-50 âm thầm rời khỏi thị trường Việt Nam

Mới đây, trên trang chủ Mazda Việt Nam, người tiêu dùng đã không còn tìm thấy cái tên Mazda BT-50 trong danh mục sản phẩm.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 4/5/2024, Lịch vạn niên ngày 4 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 4/5/2024, Lịch vạn niên ngày 4 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 4/5. Lịch âm hôm nay 4/5/2024? Âm lịch hôm nay 4/5. Lịch vạn niên 4/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/5/2024: Tuổi Hợi tình cảm hòa thuận

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/5/2024: Tuổi Hợi tình cảm hòa thuận

Xem tử vi 4/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 4/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay không.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động