‘Khủng hoảng Ukraine’ sẽ thay đổi trật tự thế giới?

Nguyễn Hùng Sơn
Khi các trụ cột của trật tự thế giới hiện hành đều tỏ ra có vấn đề, ắt hẳn trật tự đó khó mà không có những xoay chuyển nhất định.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev đánh tiếng với Trung Quốc về 'vai trò nổi bật hơn', Đại hội đồng LHQ sẽ họp khẩn. (Nguồn: TASS)
Đại hội đồng Liên hợp quốc mở phiên họp khẩn lần thứ nhất về xung đột Nga-Ukraine hôm 2/3. (Nguồn: AP)

Trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2, không ít người nghĩ rằng Nga chỉ tập kết quân đội để gửi đi thông điệp cứng rắn, qua đó ép NATO và Ukraine phải nhân nhượng. Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo rằng Nga đã sẵn sàng và chuẩn bị khai hỏa, nhiều nhà ngoại giao châu Âu vẫn tin rằng đây chỉ là đòn tâm lý chiến của Mỹ...

Trật tự thế giới lung lay

Với mong muốn không lặp lại các bài học đắt giá của Thế chiến I và II, cộng đồng quốc tế đã có nhiều phát kiến nhằm kiểm soát xung đột giữa các quốc gia, duy trì hoà bình, ổn định của thế giới, trong đó có ba biện pháp chủ đạo.

Trước hết là răn đe hạt nhân đi kèm với các biện pháp kiểm soát vũ trang giữa các nước lớn. Sau Thế chiến II, các nước lớn đã tránh không có xung đột quân sự trực tiếp do các bên đều hiểu một cuộc xung đột như vậy rất có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân huỷ diệt.

Thứ hai là liên kết kinh tế. Khởi đầu từ Cộng đồng than thép của châu Âu năm 1952, ý tưởng tạo ra đan xen lợi ích kinh tế giữa các quốc gia để ngăn ngừa xung đột là một phát kiến to lớn. Sự nảy nở của các tiến trình liên kết khu vực và toàn cầu hoá kinh tế nói chung, nhất là sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đã thực sự gắn kết lợi ích các quốc gia với nhau, giảm bớt nguy cơ chiến tranh.

Thứ ba là luật pháp quốc tế trên nền tảng Hiến chương Liên hợp quốc. Đây có thể coi là một thành tựu vĩ đại của văn minh nhân loại, tạo ra luật chơi chung được cộng đồng quốc tế chấp nhận rộng rãi, cơ bản loại trừ việc sử vũ lực trong quan hệ quốc tế đương đại.

Thế nhưng “khủng hoảng Ukraine” cho thấy cả ba biện pháp trên đã thất bại trong việc ngăn chặn xung đột để duy trì hoà bình cho châu Âu. Biện pháp kiểm soát vũ trang đã không cản được NATO mở rộng và Nga hiện đại hoá quân đội toàn diện suốt 15 năm qua. Các đan xen về lợi ích kinh tế giữa Nga và châu Âu không đủ mạnh, thậm chí còn trở thành các lỗ hổng an ninh để các bên khai thác. Luật pháp quốc tế cũng không đủ uy lực để ngăn ngừa xung đột vũ trang.

Điều chỉnh hay quá độ

Khi các trụ cột của trật tự thế giới hiện hành đều tỏ ra có vấn đề, ắt hẳn trật tự đó khó mà không có những xoay chuyển nhất định. Chính vì vậy, Ngoại trưởng Anh Liz Truss đã ví khủng hoảng Ukraine như khoảnh khắc 11/9 của châu Âu, làm xoay chuyển cục diện thế giới.

Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell thậm chí cho rằng khủng hoảng là sự kiện an ninh tồi tệ nhất trên đất châu Âu kể từ sau Thế chiến II. Đa số liên tưởng đến sự kiện Bức tường Berlin (1989), sau đó đã kích hoạt chuỗi sự kiện dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và việc hình thành trật tự thế giới mới.

Thế giới sẽ mất một thời gian quá độ thay đổi tư duy, chuyển hướng chính sách để tìm một điểm cân bằng mới và phương thức mới duy trì hoà bình, ổn định giữa các quốc gia.

Quan điểm nổi lên hiện nay cho rằng liên kết kinh tế, luật pháp quốc tế hay sức mạnh mềm nói chung chưa đủ để bảo đảm duy trì hoà bình và ổn định. Hiện đại hoá quốc phòng, chạy đua vũ trang và kiểm soát vũ trang sẽ là các vấn đề an ninh nổi lên trên chính trường quốc tế thời gian tới. Luật pháp quốc tế sẽ tiếp tục được đề cao nhưng cơ chế bảo đảm thực thi luật pháp quốc tế sẽ phải được cải tổ phù hợp với cục diện thế giới hiện hành.

Liên kết kinh tế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh cùng tiến trình toàn cầu hoá, tuy nhiên các liên kết quan trọng, thực chất nhất sẽ chỉ diễn ra giữa các đối tác có sự tin cậy chiến lược hoặc các quốc gia đồng quan điểm. Triển vọng kinh tế thế giới bị phân chia thành các khối, nhóm, với thành viên, luật lệ khác nhau; áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ, sử dụng hệ thống hạ tầng và dịch vụ hậu cần độc lập... như Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonyo Guterres cảnh báo không phải là xa vời.

Cục diện thế giới xoay chuyển sẽ tác động không nhỏ tới môi trường đối ngoại Việt Nam. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc 30 năm trước, ta đã nhanh chóng nhận diện xu thế thế giới hậu Chiến tranh Lạnh để mở rộng quan hệ đối ngoại, triển khai đa dạng hoá đa phương hoá và hội nhập quốc tế thành công.

Hơn lúc nào hết ta cần tiếp tục theo dõi sát tình hình, nắm bắt xu thế mới trong quan hệ quốc tế thời gian tới, vừa đặt mình vào đúng dòng chảy chung của cộng đồng quốc tế, vừa chủ động góp phần tạo nên dòng chảy đó, tự tin với “cơ đồ, tiền lực, uy tín, vị thế” mà Việt Nam gây dựng để bảo vệ lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa trước mọi thay đổi của tình hình.

Báo Pháp: Tình hình ở Ukraine có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thay đổi

Báo Pháp: Tình hình ở Ukraine có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thay đổi

Nhật báo Le Monde của Pháp gần đây đã đưa ra cảnh báo rằng tình hình ở Ukraine sẽ làm chậm đà phục hồi của ...

Khủng hoảng Ukraine: Phương Tây trừng phạt Nga - Gậy ông đập lưng ông?

Khủng hoảng Ukraine: Phương Tây trừng phạt Nga - Gậy ông đập lưng ông?

Trong bài viết trên SCMP, nhà báo người Ấn Độ Mohamed Zeeshan* cho rằng, phương Tây đã áp dụng loạt trừng phạt nhằm vào kinh ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
MU: Hé lộ về bạn gái ngôi sao Mason Mount

MU: Hé lộ về bạn gái ngôi sao Mason Mount

Ngày 25/4, tiền vệ đẹp trai người Anh Mason Mount và người mẫu Freya Tidy cùng đi dạo ở Altrincham, Greater Manchester.
Vượt bão hoàn hảo, đầu tàu kinh tế châu Âu có thể trở lại ‘lợi hại hơn xưa’?

Vượt bão hoàn hảo, đầu tàu kinh tế châu Âu có thể trở lại ‘lợi hại hơn xưa’?

Nền kinh tế dẫn đầu châu Âu - Đức có thật đang trên đường phục hồi như kỳ vọng?
Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 27/4/2024

Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 27/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bến Tre theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 27/4/2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 - MU vs Burnley; Serie A vòng 34 - Juventus vs ...
XSMN 26/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4/2024. xổ số ngày 26 tháng 4

XSMN 26/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4/2024. xổ số ngày 26 tháng 4

XSMN 26/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 26/4/2024. xổ số ngày 26 tháng 4. xổ số miền Nam thứ 6. SXMN 26/4. xổ số ...
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động