Kiểm soát tên lửa đạn đạo: Mỹ gọi, Trung Quốc khó trả lời

Minh Quân
TGVN. Nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm đưa chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình tham gia thoả thuận vũ khí tầm trung và ngắn mới, thay thế INF, sẽ khó có hồi âm. Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
kiem soat ten lua dan dao my goi trung quoc kho tra loi Mỹ muốn nhanh chóng triển khai tên lửa ở châu Á
kiem soat ten lua dan dao my goi trung quoc kho tra loi Mỹ nên ngừng cô lập chính mình, vì không thể đảo ngược sự dịch chuyển sức mạnh toàn cầu
kiem soat ten lua dan dao my goi trung quoc kho tra loi
Tên lửa hành trình DF-21D của Trung Quốc diễu hành trên quảng trường Thiên An Môn tháng 9/2015. (Nguồn: Getty Images)
kiem soat ten lua dan dao my goi trung quoc kho tra loi Hiệp ước INF: Cuộc chơi mới với thứ đồ cũ

TGVN. Ngày 2/8, Hiệp ước về vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) được ký kết năm 1987 giữa Mỹ và Liên Xô sẽ hết ...

Ngày 2/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Trước đó, cùng ngày, phía Nga cũng khẳng định INF “đã chết”.

Phát biểu sau khi INF chính thức lùi vào dĩ vãng, ông chủ Nhà Trắng cho rằng một thoả thuận tốt hơn thay thế cho INF, với sự tham dự của Trung Quốc sẽ là “điều tuyệt vời”.

Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn những “điều tuyệt vời”. Trong trường hợp này, Chủ tịch Tập Cận Bình rõ ràng không thể khiến Tổng thống Donald Trump toại nguyện, vì hai lý do chính.

Tránh vòng kim cô

Đầu tiên, tham gia một hiệp ước vũ khí tầm trung và ngắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

Kể từ khi được thành lập năm 2015, Lực lượng Tên lửa Chiến lược, tiền thân là Lực lượng Pháo binh số 2, đã trở thành nòng cốt trong chiến lược phát triển của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Đơn vị này quản lý và sử dụng các tên lửa đạn đạo liên lục địa, các tên lửa đạn đạo chiến dịch, chiến thuật cùng tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Trong những năm vừa qua, lực lượng tinh nhuệ trên đã được chính quyền Trung Quốc tập trung đầu tư, với tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung sử dụng cho những chiến dịch đánh chặn trên biển, tấn công các đảo và đá xa bờ. Do đó, với tầm bắn xa hàng trăm tới hàng nghìn km, hơn 90% số tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Trung Quốc nằm trong danh sách cấm của INF.

Một Tôn Ngộ Không, dù tài giỏi với 72 phép thần thông biến hoá cùng gậy Như Ý, cũng chẳng thoát được vòng Kim Cô trên đầu khi bị Đường Tăng niệm chú. Trung Quốc cũng vậy: Tham gia vào một hiệp ước ràng buộc về hạn chế vũ khí tầm trung và ngắn đồng nghĩa với việc Bắc Kinh tự “trói tay mình”, đứng nhìn sức mạnh quân sự cùng tầm ảnh hưởng chính trị dày công xây dựng dần tan theo cơn sóng. Hồi tuần trước, trong Thông điệp Quốc gia năm 2019, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từng thừa nhận tên lửa Trung Quốc chỉ mất 7 phút để bay từ các đảo do Bắc Kinh kiểm soát tới lãnh thổ Manila. Mất đi vũ khí chiến lược ấy, Trung Quốc còn lại gì?

Một lý do khác có thể kể đến là việc Bắc Kinh không muốn tham gia thoả thuận do Washington và Moscow chủ trì. Để trở thành nước lớn không chỉ cần tiềm lực kinh tế và quân sự, mà quốc gia còn phải có khả năng tham gia định hình và xây dựng luật chơi. Trong trường hợp này, nếu tham gia vào hiệp ước kiểm soát vũ khí tầm trung và ngắn do Nga và Mỹ dẫn dắt, Trung Quốc sẽ khó phát huy được vai trò của mình, thậm chí đối mặt với nguy cơ bị trói buộc với điều khoản được Tổng thống Donald Trump “ưu ái” dành riêng cho Trung Quốc.

Đây chính là hai lý do cơ bản chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình gần như chắc chắn sẽ phớt lờ lời kêu gọi từ Mỹ. Ngày 2/8, lập trường này một lần nữa được Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Zhang Jun nêu ra, theo đó ông lấy làm tiếc về sự tan vỡ của INF, song không cho rằng Bắc Kinh sẽ hưởng ứng lời đề nghị của Tổng thống Trump. Tương tự, Tân Hoa Xã ngà 30/7 dẫn lời một quan chức ngoại giao Trung Quốc khẳng định: “Trung Quốc sẽ không, dưới bất kỳ hình thức nào, đồng ý biến Hiệp ước INF thành đa phương”.

Làm nước lớn, cần chơi lớn

Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy. Đầu tiên, như đã nêu trên, thời gian qua Trung Quốc đã đầu tư không ít tiền của phát triển các tên lửa đạn đạo tầm ngắn – trung và tên lửa hành trình. Điều này khiến quốc gia châu Á này thành một trong những cường quốc tên lửa hàng đầu thế giới, đứng sau Nga và Mỹ. Khi đó, từ chối tham gia vào tiến trình kiểm soát tên lửa đạn đạo tầm trung có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế và hình ảnh quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế mà Trung Quốc đang muốn tỏ ra như vậy với thế giới.

kiem soat ten lua dan dao my goi trung quoc kho tra loi
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper khẳng định Mỹ sẽ sớm triển khai các hệ thống tên lửa dẫn đường và đạn đạo mặt đất. (Nguồn: NYTimes)

Quan trọng hơn, INF bị huỷ bỏ đồng nghĩa với việc Mỹ tự do phát triển và triển khai các tên lửa tầm trung tại châu Á. Ngày 2/8, ít lâu sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper khẳng định cho biết Washington đã bắt đầu phát triển “các hệ thống tên lửa dẫn đường và đạn đạo mặt đất, thông thường và có tính di động”, mong muốn triển khai các tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất tại châu Á.

Điều này sẽ đe doạ trực tiếp tới vị thế của Bắc Kinh tại khu vực, đánh mạnh vào chiến lược gia tăng và mở rộng ảnh hưởng của quốc gia này, dù đó có là thống nhất Đài Loan (Trung Quốc), đòi hỏi về chủ quyền tại Biển Đông hay chiến thắng trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku với Tokyo. Chừng nào chưa có hiệp ước thay thế INF, Trung Quốc sẽ tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ chứng kiến tên lửa đạn đạo của Mỹ hiện diện tại các khu vực trọng yếu ở châu Á. Trớ trêu thay, gần như chắc chắn hiệp ước chỉ được thông qua chừng nào có sự hiện diện của Bắc Kinh (và có thể thêm một số quốc gia sở hữu tên lửa khác nữa).

Trong bối cảnh đó, việc INF bị khai tử chỉ làm chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình thêm “bù đầu tóc rối”, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 1/9.

Không loại trừ khả năng trong đàm phán thương mại sắp tới, Washington có thể xem xét "móc" thêm điều kiện giảm thuế quan hàng hoá với yêu cầu Bắc Kinh tham gia hiệp ước kiểm soát tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn.

Ở phía trước, phá thế “tiến thoái lưỡng nan” do Mỹ bày ra trên "bàn cờ tên lửa" này sẽ là con tính không hề đơn giản dành cho chính quyền Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Minh Quân

kiem soat ten lua dan dao my goi trung quoc kho tra loi Tổng thống Mỹ yêu cầu Nga và Trung Quốc tham gia hiệp ước hạt nhân mới

TGVN. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/8 khẳng định mọi hiệp ước mới nhằm ngăn chặn hoạt động gia tăng các loại tên lửa ...

kiem soat ten lua dan dao my goi trung quoc kho tra loi Mỹ tuyên bố phát triển các loại tên lửa mới sau “cái chết” của INF, để đáp trả Nga

TGVN. Mỹ sẽ đẩy nhanh hoạt động phát triển những hệ thống tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mới sau khi rút ...

kiem soat ten lua dan dao my goi trung quoc kho tra loi Nga kêu gọi Mỹ tạm ngừng triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung sau khi rút khỏi Hiệp ước INF

TGVN. Ngày 2/8, Nga kêu gọi Mỹ tạm ngừng triển khai các tên lửa hạt nhân tầm trung, khi mà Washington chính thức rút khỏi ...

Đọc thêm

Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Đông đảo bà con người Việt Nam từ thủ đô Luanda và các tỉnh của Angola đã đến dự Xuân Quê hương 2025 do Đại sứ quán Việt Nam tại ...
Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp hai nước

Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp hai nước

Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Hoa ...
Israel phát hiện tu viện 1.500 năm với sàn được khảm rực rỡ

Israel phát hiện tu viện 1.500 năm với sàn được khảm rực rỡ

Cơ quan Cổ vật Israel thông báo, nước này phát hiện một tu viện thời kỳ Byzantine, niên đại khoảng 1.500 năm, sàn khảm rực rỡ và bảo tồn tốt.
Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Sáng ngày 7/1, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trang trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trung Quốc lên tiếng về việc Indonesia gia nhập BRICS, Nga 'điểm tên' các quốc gia muốn trở thành đối tác của nhóm

Trung Quốc lên tiếng về việc Indonesia gia nhập BRICS, Nga 'điểm tên' các quốc gia muốn trở thành đối tác của nhóm

Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Indonesia và các quốc gia thành viên khác trong BRICS để xây dựng mối quan hệ đối tác thực chất, toàn diện hơn.
Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Pháp: Nhắc châu Âu đừng yếu đuối trước ông Trump, khuyên Ukraine thực tế, sẽ chẳng ngây thơ về Syria

Tổng thống Pháp: Nhắc châu Âu đừng yếu đuối trước ông Trump, khuyên Ukraine thực tế, sẽ chẳng ngây thơ về Syria

Tổng thống Pháp cho rằng, nếu yếu đuối và bi quan, châu Âu 'sẽ có rất ít cơ hội được nước Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump tôn trọng'.
Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Ngày 6/1, Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS) bày tỏ quan ngại về sự gia tăng mạnh mẽ tình trạng bạo lực với dân thường.
Hàn Quốc: Quyền Tổng thống khó thoát sự đeo đuổi của phe đối lập, Viện kiểm sát tìm cách bắt giữ pháp sư thân cận với Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc: Quyền Tổng thống khó thoát sự đeo đuổi của phe đối lập, Viện kiểm sát tìm cách bắt giữ pháp sư thân cận với Tổng thống Yoon Suk Yeol

Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc cho biết sẽ đệ đơn kiện quyền Tổng thống Choi Sang-mok với cáo buộc bỏ bê nhiệm vụ.
Động đất mạnh ở Tây Tạng, 53 người tử vong, Trung Quốc khẩn cấp hành động

Động đất mạnh ở Tây Tạng, 53 người tử vong, Trung Quốc khẩn cấp hành động

Một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã làm rung chuyển huyện Dingri, thành phố Shigatse, khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc vào sáng 7/1.
Mỹ tố Nga 'đổ thêm dầu vào lửa' tại Sudan, Moscow phản bác 'hoà bình kiểu Mỹ'

Mỹ tố Nga 'đổ thêm dầu vào lửa' tại Sudan, Moscow phản bác 'hoà bình kiểu Mỹ'

Trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 6/1, Mỹ đã cáo buộc Nga tài trợ cho cả hai phe xung đột trong cuộc nội chiến ở Sudan.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Phiên bản di động