Kinh nghiệm tổ chức các sự kiện ngoại giao văn hóa tại thành phố Đà Nẵng

Hồ Kỳ Minh
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng
Với công tác ngoại giao văn hóa, thành phố Đà Nẵng có lợi thế về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, cảng biển, sân bay quốc tế hiện đại và con người hiền hòa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Xác định tầm quan trọng của trụ cột ngoại giao văn hóa trong tổng thể công tác đối ngoại, ngày 06/5/2014, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020, kèm theo Quyết định số 2809/QĐ-UBND, nhằm triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa trên địa bàn thành phố phù hợp với Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kế hoạch đã nêu rõ hai mục tiêu chính: Thúc đẩy quảng bá Đà Nẵng ra thế giới, đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội; Góp phần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của Đà Nẵng.

Kinh nghiệm tổ chức các sự kiện ngoại giao văn hóa tại thành phố Đà Nẵng
Khai trương Công viên APEC tại thành phố Đà Nẵng vào năm 2017. (Ảnh: Tuấn Anh)

Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, trong 10 năm qua, với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và các bộ ngành trung ương, Đà Nẵng đã triển khai nhiều sự kiện ngoại giao văn hóa phong phú, sáng tạo và đột phá.

Tiêu biểu là Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 với Công viên APEC là nơi trưng bày các tác phẩm đậm nét nghệ thuật của các nền kinh tế APEC, đã trở thành dấu ấn văn hóa đặc biệt về Năm APEC Việt Nam 2017 tại Đà Nẵng; Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng đã khẳng định thương hiệu, được đông đảo người dân trong nước và du khách quốc tế biết đến; Lễ hội Giao lưu Văn hóa Việt-Nhật, được tổ chức thường niên nhằm giao lưu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản, thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa hai nước, thúc đẩy dòng chảy kinh tế của Nhật vào Đà Nẵng..

Đáng chú ý, Đà Nẵng đã trở thành phố đầu tiên ở Đông Nam Á đăng ký tham gia và đăng cai điểm đến Cuộc đua Thuyền buồm vòng quanh thế giới - Clipper 2015-2016. Từ đây, hình ảnh Đà Nẵng được quảng bá trực tiếp, sinh động tại những điểm đến sôi động hàng đầu thế giới như Cầu tháp London ở Anh, Tượng Nữ thần Tự do ở New York (Mỹ), Nhà hát con sò Opera Sydney ở Australia..

Những kinh nghiệm quý từ sự kiện quốc tế

Thành phố Đà Nẵng tham gia Cuộc đua Clipper 2015-2016 với một chiếc thuyền buồm mang thương hiệu điểm đến là Đà Nẵng-Việt Nam, cùng cạnh tranh với 11 thuyền đua của các thương hiệu điểm đến nổi tiếng khác trong hành trình gần một năm từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2016, dừng chân 140 ngày ở 14 hải cảng quốc tế để tổ chức các hoạt động quảng bá điểm đến.

Đặc biệt, từ ngày 17-27/2/2016, đoàn thuyền với hơn 220 thủy thủ quốc tế đại diện hơn 20 quốc tịch đã dừng chân tại bến cảng Đà Nẵng.

Đà Nẵng tham gia sự kiện này với tính chất và nội dung sự kiện hoàn toàn mới, cơ sở vật chất lúc đầu chưa đáp ứng tiêu chuẩn của Ban Tổ chức. Tuy nhiên, với quyết tâm cao độ và nỗ lực không ngừng, lãnh đạo thành phố đã phân công gần 30 đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, chủ động phối hợp nhịp nhàng để điều phối các nhiệm vụ về hậu cần, dịch vụ cảng, truyền thông, vận động tài trợ, an ninh-xuất nhập cảnh. Sở Ngoại vụ Đà Nẵng cũng được giao là cơ quan chủ trì, liên hệ với Ban Tổ chức Cuộc đua, chia sẻ thông tin với các ngành, báo cáo và tham mưu tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

Sau thành công của sự kiện này, các cơ quan, đơn vị của thành phố đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác phối kết hợp tổ chức các sự kiện tầm cỡ quốc tế khác tại Đà Nẵng như Đại hội Thể thao Biển châu Á năm 2016 và đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng.

Một kinh nghiệm quý trong công tác tổ chức Cuộc đua Clipper 2015-2016 là kêu gọi và tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài trong công tác đón tiếp và quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng. Các Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, Nam Phi, Australia, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney, tại Perth… đã dành nhiều tình cảm tốt đẹp và sự ủng hộ nhiệt tình cho sự kiện này.

Thông qua những cuộc đón tiếp của các cơ quan đại diện, thủy thủ đội Đà Nẵng-Việt Nam và người dân nước sở tại đã hiểu thêm về thành phố Đà Nẵng và đất nước Việt Nam, đặc biệt là lòng hiếu khách, sự thân thiện của dân tộc Việt Nam.

Tiếp theo là sự kết hợp đa dạng hóa các sự kiện phụ trợ trong thời gian diễn ra sự kiện. Trong thời gian đoàn thuyền cập cảng tại Đà Nẵng, bên cạnh các hoạt động chính là Lễ đón, tiễn, tiệc chiêu đãi thủy thủ đoàn, thành phố đã tổ chức thêm 17 sự kiện phụ trợ để gắn kết thủy thủ đoàn với người dân địa phương, vừa góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa của Đà Nẵng, được Ban Tổ chức đánh giá là điểm đến có nhiều hoạt động phụ trợ vui nhộn và phong phú nhất.

Hơn nữa, công tác tuyên truyền cho sự kiện được triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng, với chủ đề Da Nang - New Discovery of Asia (Đà Nẵng - Khám phá mới của châu Á), đã mang đến hiệu quả quảng bá hình ảnh rất lớn đối với thành phố Đà Nẵng.

Theo Báo cáo Truyền thông của Ban Tổ chức, số lượng tin đề cập đến Đà Nẵng trong quá trình diễn ra Cuộc đua là 1.580 tin, tương đương giá trị quảng cáo khoảng 7 triệu bảng Anh và giá trị PR khoảng 21 triệu bảng Anh (khoảng 594 tỷ đồng). Tổng chi phí lưu trú và chi tiêu của thủy thủ đoàn và người thân trong thời gian ở Đà Nẵng là khoảng 3,52 tỷ đồng, trong đó 82% thủy thủ cho biết sẽ quay lại và 97% cho biết sẽ giới thiệu cho người thân.

Thông qua Cuộc đua, điểm đến Đà Nẵng-Việt Nam đã xuất hiện ở 14 thành phố trên thế giới như Rio de Janeiro (Brazil), Sydney (Australia), New York (Mỹ), London (Anh)...Thành phố cũng đã tổ chức hai sự kiện xúc tiến du lịch tại London và Sydney trong khuôn khổ sự kiện.

Thành phố Đà Nẵng có lợi thế về điều kiện tự nhiên với núi-hồ-sông-biển, cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, cảng biển, sân bay quốc tế hiện đại và con người hiền hòa, vốn đã mang trong mình hình ảnh năng động và thân thiện của đất nước Việt Nam tươi đẹp. Việc tham gia sự kiện còn là đòn bẩy để thành phố phát triển ngành công nghiệp dịch vụ về du thuyền, phù hợp với định hướng phát triển của thành phố.

Ngoài ra, hiệu quả quảng bá của Cuộc đua góp phần in đậm hình ảnh và thông điệp của Việt Nam trong tâm trí bạn bè quốc tế, hình ảnh càng khắc sâu, dòng lưu chuyển quốc tế đến với Việt Nam càng tích cực hơn. Tuy nhiên, để thực sự đạt được kỳ vọng này cần tập trung nguồn lực để tham gia Cuộc đua Clipper hoặc các sự kiện tương tự trong một thời gian dài.

Kinh nghiệm tổ chức các sự kiện ngoại giao văn hóa tại thành phố Đà Nẵng
Thuyền buồm Đà Nẵng đến thành phố New York (Mỹ) trong khuôn khổ Cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper 2015. (Nguồn: Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO)

Phát huy ngoại giao văn hóa trong bối cảnh mới

Thời gian tới, với mong muốn tăng cường hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa, thành phố Đà Nẵng sẽ tiếp tục tranh thủ vận động đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao quy mô quốc gia và quốc tế; vận động các đơn vị, tổ chức nước ngoài tổ chức các sự kiện quốc tế tại Việt Nam; đẩy mạnh việc xúc tiến các hoạt động quảng bá hình ảnh, văn hóa của Việt Nam và thành phố Đà Nẵng ở nước ngoài; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng đến với bạn bè quốc tế.

Đặc biệt, thành phố mong nhận được sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương để đồng tổ chức các sự kiện tương tự, mang tính lâu dài, tạo hiệu ứng đủ mạnh để thu hút dòng giao lưu quốc tế đến với Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng.

Trong giai đoạn tới, ngoại giao văn hóa chắc chắn sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong công tác đối ngoại của Việt Nam.

Do đó, Đà Nẵng sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, đồng thời đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa phù hợp với những thay đổi của bối cảnh trong và ngoài nước để công tác ngoại giao văn hóa và đối ngoại của thành phố tiếp tục góp phần quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, đáp ứng mục tiêu phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đại sứ Dương Văn Quảng: Từ cây tre, nghĩ về hình tượng Việt Nam thời hội nhập

Đại sứ Dương Văn Quảng: Từ cây tre, nghĩ về hình tượng Việt Nam thời hội nhập

Bên lề Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, PGS. TS. Dương Văn Quảng, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt ...

Ngoại giao văn hóa phục vụ mục tiêu phát triển trong tình hình mới

Ngoại giao văn hóa phục vụ mục tiêu phát triển trong tình hình mới

Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt, ông Mai Phan Dũng - Vụ trưởng Vụ Ngoại giao ...

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao văn hóa

Đọc thêm

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Năm 2024, Tiền Giang thu hút thêm 6 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 lượt dự ...
Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Làng Khim Nọi (Yên Bái) không chỉ có vẻ đẹp của vùng núi rừng Tây Bắc mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Nằm gần Antibes (Pháp), Marineland có khoảng 4.000 động vật biển thuộc 150 loài khác nhau, là công viên hải dương học lớn nhất châu Âu.
Đền Thái Vi, Ninh Bình: ‘Nét chấm phá’ giữa vùng quê Bắc Bộ

Đền Thái Vi, Ninh Bình: ‘Nét chấm phá’ giữa vùng quê Bắc Bộ

Nằm trong quần thể khu du lịch Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình, đền Thái Vi mang đến cho du khách cảm giác thư thái và yên bình.
Huế đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách trong năm 2025

Huế đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách trong năm 2025

Với nhiều sự kiện quan trọng, TP Huế đặt mục tiêu đón khoảng 4,8 - 5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 38-40%.
Tạp chí du lịch nổi tiếng bình chọn Việt Nam vào top điểm hưởng trăng mật tiết kiệm nhất thế giới

Tạp chí du lịch nổi tiếng bình chọn Việt Nam vào top điểm hưởng trăng mật tiết kiệm nhất thế giới

Tạp chí du lịch nổi tiếng Travel + Leisure gợi ý cho các cặp đôi loạt điểm đến hưởng tuần trăng mật tiết kiệm nhất trên thế giới.
8 điểm đến ẩm thực không thể bỏ lỡ trong năm 2025

8 điểm đến ẩm thực không thể bỏ lỡ trong năm 2025

Bên cạnh những danh thắng nổi tiếng, ẩm thực làm phong phú thêm thêm hành trình khám phá và mở ra cánh cửa để du khách tìm hiểu về văn hóa, con người bản địa.
Sứ giả kết nối Việt Nam và Hàn Quốc thông qua hội họa

Sứ giả kết nối Việt Nam và Hàn Quốc thông qua hội họa

Với tình cảm sâu sắc dành cho Việt Nam, họa sĩ Julia Oh đã mang đến các tác phẩm sơn dầu tuyệt đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của cuộc sống.
Độc đáo làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội

Độc đáo làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội

Bằng sự nhạy bén của người thợ, ý tưởng xây dựng du lịch làng nghề đã trở thành hiện thực tại làng hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội.
Tưởng nhớ và thưởng thức tài năng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto

Tưởng nhớ và thưởng thức tài năng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam sẽ trình chiếu độc quyền màn trình diễn cuối cùng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto.
Tập khảo cứu về lịch sử in ấn Việt Nam

Tập khảo cứu về lịch sử in ấn Việt Nam

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản...
Liên hoan phim Ấn Độ 2025: Trải nghiệm điện ảnh độc đáo

Liên hoan phim Ấn Độ 2025: Trải nghiệm điện ảnh độc đáo

Liên hoan phim Ấn Độ 2025 tại Việt Nam không chỉ mang lại những tác phẩm điện ảnh đặc sắc, mà còn tôn vinh mối quan hệ bền chặt giữa nhân dân hai nước.
Độc đáo hương vị ẩm thực Tết cổ truyền

Độc đáo hương vị ẩm thực Tết cổ truyền

Với người sống xa nhà, những món ăn trong mâm cỗ đoàn viên vào dịp Tết cổ truyền luôn mang hương vị đặc trưng, nhớ mãi không quên.
Nghệ nhân làng Đông Hồ nỗ lực đưa tranh 'xuất ngoại'

Nghệ nhân làng Đông Hồ nỗ lực đưa tranh 'xuất ngoại'

Những giá trị di sản của dòng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) đang được các nghệ nhân tâm huyết bảo tồn và phát huy.
Lan tỏa nét đẹp và giá trị của áo dài Việt Nam đến bạn bè quốc tế

Lan tỏa nét đẹp và giá trị của áo dài Việt Nam đến bạn bè quốc tế

Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tại Hungary vừa tổ chức Gala chào năm mới và đề ra phương hướng hoạt động trong năm 2025.
Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, Võ cổ truyền Bình Định, chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.
Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Chiều 31/12, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề "Giao lưu với người Chăm: Ngôi nhà truyền thống và những biến đổi hiện nay".
Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề 'Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới'.
Phiên bản di động