Kinh tế châu Âu: Thừa nhận chỉ là ‘phàm nhân’, nỗi sợ tụt hậu trước Mỹ-Trung Quốc, 2 sai lầm lịch sử, không sập bẫy ‘phép màu’ (Kỳ 1)

Hải An
Xung đột Nga-Ukraine bộc lộ khoảng cách ngày càng lớn giữa những người cho rằng EU cần một tương lai không phụ thuộc Mỹ và phe coi bất kỳ động thái nào có thể khiến Washington xa lánh liên minh là điều đáng chê trách.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Sorbonne, ngày 25/4/2024, cảnh báo châu Âu sẽ tụt lại phía sau. (Nguồn: AP)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Sorbonne, ngày 25/4, cảnh báo châu Âu đang tụt hậu. (Nguồn: AP)

Mọi người dường như đều thấy rõ rằng nền kinh tế châu Âu đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) không nên trông cậy vào Mỹ để tìm cảm hứng cho phục hồi và phát triển.

Những mối bận tâm

Vào tháng 9/2017, phát biểu tại giảng đường chính của Đại học Sorbonne ở Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra ý tưởng về “quyền tự chủ” của châu Âu. Ông lập luận rằng, với những cải cách đúng đắn, châu Âu có thể điều hướng một cách suôn sẻ những mối nguy hiểm đang tích tụ của quá trình toàn cầu hóa.

Vào ngày 25/4, trên cùng một bục phát biểu tại Sorbonne, ông Macron có bài phát biểu dài nhưng thông điệp khác biệt rõ rệt. Tờ The Economist số ra ngày 4/5 có bài báo với dòng tít trên trang bìa, trích lời nhà lãnh đạo Pháp: “Châu Âu của chúng ta là ‘phàm nhân’. Nó có thể chết”.

Ông Macron cảnh báo: “Châu Âu sẽ tụt lại phía sau. Chúng ta đã bắt đầu thấy điều này rồi”.

Tổng thống Pháp nghiền ngẫm những đánh giá khủng khiếp hiện đang khiến giới tinh hoa kinh tế và chính trị của EU bận tâm: Khối này đang bị buộc phải chi hàng tỷ USD cho thị trường năng lượng toàn cầu; phụ thuộc về mặt kỹ thuật số vào Thung lũng Silicon, bỏ lỡ cơ hội tích lũy vốn dựa trên công nghệ đã từng tái tạo nền kinh tế Mỹ kể từ năm 2008, quá phụ thuộc vào công nghệ xanh cũng như các khoáng sản quan trọng của Trung Quốc trong bối cảnh dễ bị tổn thương về năng lượng. Chưa kể đến việc các cam kết giảm lượng khí thải CO2 của liên minh đòi hỏi phải tăng tốc nhanh chóng trong việc triển khai các công nghệ trung hòa carbon.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/5): G7 ‘ngắm bắn’ tài sản Nga bị đóng băng, Ukraine nhận hỗ trợ năng lượng khẩn cấp từ 3 nước này Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/5): G7 ‘ngắm bắn’ tài sản Nga bị đóng băng, Ukraine nhận hỗ trợ năng lượng khẩn cấp từ 3 nước này

Tuyên bố rằng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Mỹ đã vượt xa châu Âu hơn 30% kể từ đầu những năm 1990, ông Macron cảnh báo, nếu không có gì thay đổi, EU phải đối mặt với tình trạng “bần cùng hóa” tập thể.

Mặc dù có rất ít sự đồng thuận về cách ứng phó, nhưng ngày càng có nhiều ý kiến đồng tình về các vấn đề của khối cho thấy thực tế sự suy giảm kinh tế dài hạn của EU so với các trung tâm khác của phương Tây trên toàn cầu.

Một báo cáo được lưu hành rộng rãi năm 2023 của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu đã chỉ ra rằng, GDP danh nghĩa của Mỹ vào năm 2022 đạt 25 nghìn tỷ USD, tăng gần 1/3 so với nền kinh tế EU và Vương quốc Anh cộng lại. 15 năm trước, trước cuộc khủng hoảng năm 2008, châu Âu và Mỹ về cơ bản ở mức ngang bằng về kinh tế.

Sự cách biệt lớn

Vài tuần trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (ngày 6-9/6), khối này vẫn bị chia rẽ một cách đặc trưng theo các đường lối chính trị và khu vực.

Những lời kêu gọi EU phát triển chính sách công nghiệp trên toàn khối với các khoản đầu tư công lớn và trợ cấp được tài trợ bởi khoản vay chung đang chống lại chủ nghĩa bảo thủ tài chính của các quốc gia phía Bắc, vốn giàu có hơn. Điều này khả năng tái diễn các cuộc tranh luận như đã từng diễn ra đối với chính sách thắt lưng buộc bụng được áp dụng khắc nghiệt trong những năm 2010.

(03.09) Tổng thống Mỹ Joe Biden ký Đạo luật Giảm lạm phát ngày 16/8/2022. (Nguồn: Getty Images)
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký đạo luật giảm lạm phát, ngày 16/8/2022. (Nguồn: Getty Images)

Trong khi đó, xung đột Nga-Ukraine (từ tháng 2/2022) đã bộc lộ khoảng cách ngày càng lớn giữa những người cho rằng EU cần dự đoán một tương lai không có sự bảo trợ an ninh của Mỹ và những người coi bất kỳ động thái nào có thể khiến Washington xa lánh liên minh là điều đáng chê trách. Ngay cả Tổng thống Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng có ý kiến khác biệt.

Những chia rẽ này lại nổi lên vào thời điểm khối đặc biệt phải đối mặt với các thế lực từ nước ngoài. Hàng trăm tỷ USD trợ cấp của doanh nghiệp cho các công nghệ tái tạo do Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đẩy ngành công nghiệp châu Âu tụt hậu xa hơn so với các công ty Mỹ. Việc chi tiêu rầm rộ của Washington đang làm gia tăng khoảng cách đầu tư, vốn đã tăng lên lần đầu tiên sau cuộc khủng hoảng.

Tính trung bình, chi tiêu vốn ròng của các tập đoàn Mỹ lấn át đầu tư của các đối tác châu Âu. Theo một báo cáo gần đây của công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey, từ năm 2015-2022, đầu tư của các công ty Mỹ đã tăng khoảng 30%, trong khi ở châu Âu thì trì trệ.

Dân số EU khoảng 448 triệu người, cao hơn Mỹ hơn 100 triệu người. Tuy nhiên, trong 3 quý đầu năm 2023, lục địa này chỉ là điểm đến của 90 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi nền kinh tế số 1 thế giới thu hút được 300 tỷ USD, một phần nhờ vào việc triển khai IRA.

Các nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại làn sóng xe điện giá rẻ và các công nghệ năng lượng tái tạo khác từ Trung Quốc. Khi các quốc gia EU nỗ lực cắt giảm 55% lượng khí thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 1990 như đã cam kết, các công ty Trung Quốc sẵn sàng thống trị thị trường xe điện và chuỗi cung ứng khoáng sản được sử dụng trong các công nghệ không carbon.

Hơn 90% tấm pin Mặt trời được lắp đặt ở châu Âu vào năm 2023 được sản xuất tại nền kinh tế số 2 thế giới, trong khi 25% doanh số bán xe điện vào năm 2024 dự kiến sẽ là hàng nhập khẩu từ cường quốc châu Á, cao hơn 5 điểm phần trăm so với năm trước.

Kể từ năm 2022, châu Âu đã giảm nhập khẩu khí đốt của Nga, vốn đã giảm từ gần 40% lượng nhập khẩu trước xung đột ở Ukraine còn khoảng 10% vào năm 2023. Tuy nhiên, một sự “giảm thiểu rủi ro” tương tự từ Trung Quốc thông qua thuế quan thậm chí khó có thể được chứng minh.

Sau khí đốt giá rẻ của Nga, việc bán phần cứng có giá trị gia tăng cao cho Trung Quốc là trụ cột khác của ngành công nghiệp Đức - động lực chính của nền kinh tế châu Âu nói chung. Reuters đưa tin, Mỹ có thể sẽ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức vào năm 2024, sau 8 năm Trung Quốc giữ vị trí hàng đầu.

Tuy nhiên, với tư cách là một thị trường thay thế, Mỹ có thể tỏ ra chưa đủ mức độ tin cậy như vậy, tùy thuộc vào chính quyền của Nhà Trắng.

(còn nữa)

Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Ngày 23/4, lực lượng chức năng của Ủy ban châu Âu (EC) đã đột kích các văn phòng ở Hà Lan và Ba Lan của ...

EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc

EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc

Trước những bước đi sớm đầy khôn ngoan của Trung Quốc và Mỹ, nếu châu Âu muốn đạt mục tiêu “tự chủ chiến lược", duy ...

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 2/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh, châu Âu phải bảo vệ “lợi ích chiến lược” của khối ...

Lệnh cấm LNG Nga: Một số quốc gia bày tỏ sự dè đặt, Moscow nói châu Âu 'tự bắn vào chân mình'

Lệnh cấm LNG Nga: Một số quốc gia bày tỏ sự dè đặt, Moscow nói châu Âu 'tự bắn vào chân mình'

Ngày 21/5, Bỉ, Đức và Pháp đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá những hậu quả có thể xảy ra khi áp ...

Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/5): G7 ‘ngắm bắn’ tài sản Nga bị đóng băng, Ukraine nhận hỗ trợ năng lượng khẩn cấp từ 3 nước này

Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/5): G7 ‘ngắm bắn’ tài sản Nga bị đóng băng, Ukraine nhận hỗ trợ năng lượng khẩn cấp từ 3 nước này

G7 bàn cách xử lý tài sản Nga bị đóng băng, Ukraine nhận hỗ trợ năng lượng khẩn cấp từ 3 nước, Mỹ dẫn đầu ...

(theo The Nation)

Đọc thêm

NATO toan tính bật 'chế độ chờ' cho vũ khí hạt nhân, viện nghiên cứu nổi tiếng tung báo cáo như 'hồi chuông' cảnh tỉnh

NATO toan tính bật 'chế độ chờ' cho vũ khí hạt nhân, viện nghiên cứu nổi tiếng tung báo cáo như 'hồi chuông' cảnh tỉnh

NATO đang đàm phán để triển khai thêm vũ khí hạt nhân, đưa chúng ra khỏi kho và đặt vào 'chế độ chờ'.
Nga: Hàng chục quốc gia đang tìm cách gia nhập BRICS

Nga: Hàng chục quốc gia đang tìm cách gia nhập BRICS

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga khẳng định, hàng chục quốc gia đang tìm cách gia nhập BRICS.
Iran 'phản pháo' G7: Bảo vệ quan hệ với Nga, cam kết kiên định về nhân quyền, hành động dứt khoát vì đất nước

Iran 'phản pháo' G7: Bảo vệ quan hệ với Nga, cam kết kiên định về nhân quyền, hành động dứt khoát vì đất nước

Iran cảnh báo không nên liên kết xung đột Ukraine với quan hệ hợp tác song phương Tehran-Moscow.
Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 18/6/2024

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 18/6/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Dương theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 18/6/2024.
Trung Quốc không còn phụ thuộc vào xuất khẩu hàng sang Mỹ hay Nhật Bản, kinh tế bước vào giai đoạn ổn định

Trung Quốc không còn phụ thuộc vào xuất khẩu hàng sang Mỹ hay Nhật Bản, kinh tế bước vào giai đoạn ổn định

Theo Giám đốc điều hành tại công ty tư vấn Roland Berger của Đức, nền kinh tế Trung Quốc đã bước vào giai đoạn ổn định thay vì giảm tốc.
Thủ tướng Trung Quốc thăm Australia: Khẳng định quan hệ song phương 'đúng hướng', ký hàng loạt thỏa thuận

Thủ tướng Trung Quốc thăm Australia: Khẳng định quan hệ song phương 'đúng hướng', ký hàng loạt thỏa thuận

Thương mại song phương mang lại lợi ích đáng kể cho cả hai nước, với việc Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Australia.
Giá cà phê hôm nay 17/6/2024: Giá cà phê không hứa hẹn 'sáng sủa' hơn trong tuần mới

Giá cà phê hôm nay 17/6/2024: Giá cà phê không hứa hẹn 'sáng sủa' hơn trong tuần mới

Giá cà phê hôm nay 17/6/2024: Giá cà phê không hứa hẹn 'sáng sủa' hơn trong tuần mới, bởi lý do gì?
Giá xăng dầu hôm nay 17/6: Đầu tuần tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 17/6: Đầu tuần tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 17/6, đầu tuần giá dầu Brent và WTI đều tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 17/6: Giá heo hơi giảm 'xôi đỗ'; thị trường thịt heo Mỹ biến động lớn

Giá heo hơi hôm nay 17/6: Giá heo hơi giảm 'xôi đỗ'; thị trường thịt heo Mỹ biến động lớn

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giảm rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 66.000 - 71.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 17/6/2024, tăng giảm trái chiều, lực bán tại đỉnh khiến giới đầu cơ ‘bung’ hàng, đẩy thị trường giảm sâu

Giá tiêu hôm nay 17/6/2024, tăng giảm trái chiều, lực bán tại đỉnh khiến giới đầu cơ ‘bung’ hàng, đẩy thị trường giảm sâu

Giá tiêu hôm nay 17/6/2024 tại thị trường trong nước tăng giảm trái chiều ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.000 - 158.000 đồng/kg.
Người Thái khen vải thiều Việt Nam ngon nhất, chờ đợi cả năm để được ăn

Người Thái khen vải thiều Việt Nam ngon nhất, chờ đợi cả năm để được ăn

Vải thiều tươi từ vùng trồng Lục Ngạn, Bắc Giang, tiếp tục được tập đoàn The Mall Thái Lan tin tưởng đưa vào chuỗi siêu thị Gourmet Market.
Giá cà phê hôm nay 16/6/2024: Giá cà phê ngắt đà tăng, lực bán mạnh kéo thị trường đi xuống, xuất khẩu của Việt Nam giảm liên tiếp

Giá cà phê hôm nay 16/6/2024: Giá cà phê ngắt đà tăng, lực bán mạnh kéo thị trường đi xuống, xuất khẩu của Việt Nam giảm liên tiếp

Giá cà phê hôm nay 16/6/2024: Giá cà phê ngắt đà tăng, lực bán mạnh kéo thị trường đi xuống, xuất khẩu của Việt Nam giảm liên tiếp...
02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực

02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về 02 trường hợp phải đính chính sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực.
Bất động sản mới nhất: 2024 vẫn là năm của chung cư, đất nền chưa lấy lại ‘phong độ’, đề nghị thu hồi chủ trương đầu tư dự án gần 1.000 tỷ đồng

Bất động sản mới nhất: 2024 vẫn là năm của chung cư, đất nền chưa lấy lại ‘phong độ’, đề nghị thu hồi chủ trương đầu tư dự án gần 1.000 tỷ đồng

Phân khúc chung cư Hà Nội ghi nhận mức tăng trưởng hơn 20%, thời hạn thuê nhà ở xã hội tối thiểu… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
CEO Lê Thị Oanh: Gây dựng thương hiệu với nhiều dự án bất động sản uy tín

CEO Lê Thị Oanh: Gây dựng thương hiệu với nhiều dự án bất động sản uy tín

NAVI Property và CEO Lê Thị Oanh đang tạo dựng chỗ đứng trên thị trường, khi gắn liền đơn vị phát triển các dự án có giá trị hàng trăm tỷ đồng trở lên như: ...
Các trường hợp bị hủy sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

Các trường hợp bị hủy sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có sổ đỏ/sổ hồng thuộc các trường hợp này sẽ bị hủy theo Luật Đất đai 2024.
Bất động sản mới nhất: Hiệu quả từ chính sách gỡ khó, thị trường chuyển biến tích cực, Hà Nội chấm dứt dự án 'đắp chiếu' hơn 20 năm

Bất động sản mới nhất: Hiệu quả từ chính sách gỡ khó, thị trường chuyển biến tích cực, Hà Nội chấm dứt dự án 'đắp chiếu' hơn 20 năm

Thị trường chuyển biến tích cực nhờ những chính sách gỡ khó kịp thời, Hà Nội chấm dứt dự án tại Mỹ Đình… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chung cư cho thuê TP.HCM ‘hở căn nào hết căn đó’, lưu ý về giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình

Bất động sản mới nhất: Chung cư cho thuê TP.HCM ‘hở căn nào hết căn đó’, lưu ý về giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình

Nhu cầu thuê chung cư tại TP.HCM tăng mạnh, lưu ý về giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
MB bầu Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới

MB bầu Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới

Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) nhiệm kỳ 2024 - 2029 được Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tổ chức ngày 15/6 tại Hà Nội, các Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/6: Nhờ lực đẩy của Euro, USD phục hồi và tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/6: Nhờ lực đẩy của Euro, USD phục hồi và tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/6 ghi nhận đồng Euro giảm mạnh, giúp đồng USD duy trì sự phục hồi và tăng cao hơn.
Giá vàng chạm đáy, đứng im, người dân có nên mua vàng lúc này?

Giá vàng chạm đáy, đứng im, người dân có nên mua vàng lúc này?

Công ty SJC hiện đang tạm dừng chân tại đáy hơn 4 tháng ở mức 76,98 triệu đồng/lượng, đắt hơn vàng thế giới trên 5 triệu đồng.
19 ngân hàng 'rủ nhau' tăng lãi suất, gửi tiền ở đâu 'hời' nhất?

19 ngân hàng 'rủ nhau' tăng lãi suất, gửi tiền ở đâu 'hời' nhất?

Tính từ đầu tháng 6 đến nay, đã có tổng 19 ngân hàng thương mại tăng lãi suất. Chỉ tính riêng ngày 14/6, có tới 3 ngân hàng tăng lãi suất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/6: USD trở lại 'đường đua' nhưng chưa đạt đỉnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/6: USD trở lại 'đường đua' nhưng chưa đạt đỉnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/6 ghi nhận đồng USD tăng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thể hiện quan điểm 'diều hâu'.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/6: USD 'quay xe' sau quyết định của Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/6: USD 'quay xe' sau quyết định của Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/6 ghi nhận đồng USD giảm mạnh sau khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất.
Phiên bản di động