TIN LIÊN QUAN | |
Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc | |
Mỹ sắp công bố lệnh trừng phạt Nga vì can thiệp bầu cử |
Trong hai ngày 28-29/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Chính phủ trực tuyến với các địa phương, triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017.
10 kết quả tích cực và 9 hạn chế
Năm 2016, đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: trong nước, thiên tai, nhân tai diễn ra khốc liệt, tình hình thế giới diễn biến khó lường; nhiều yếu kém trong nội tại nền kinh tế; nhiều chính sách mới được áp dụng... Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt với tinh thần xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động, qua đó đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị. (Nguồn: VGP) |
Thẳng thắn nhìn lại năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu ra 10 kết quả tích cực cũng như 9 tồn tại, hạn chế, đồng thời nhấn mạnh quyết tâm hành động, khắc phục khó khăn, yếu kém để phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ trong thời gian tới.
Cụ thể, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng GDP đạt 6,21%, tuy thấp hơn mục tiêu đề ra từ đầu năm song lại cao hơn nhiều so với tăng trưởng bình quân của các nước trong khu vực; thu ngân sách tăng; mặt bằng lãi suất giảm; thị trường ngoại tệ, vàng cơ bản ổn định; thị trường chứng khoán diễn biến tích cực, dự trữ ngoại hối đạt khoảng 41 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay.
Cơ cấu lại nền kinh tế đạt kết quả bước đầu, khu vực dịch vụ, du lịch khởi sắc (tăng 6,98%, đón trên 10 triệu lượt khách quốc tế). Tuy thương mại thế giới giảm mạnh, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng khoảng 8%, xuất siêu 2-3 tỷ USD. Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 32,5% GDP. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt mức cao kỷ lục, với vốn FDI đã thực hiện đạt gần 15,8 tỷ USD (tăng 9% so cùng kỳ) và vốn FDI đăng ký mới đạt 24,4 tỷ USD (tăng 7%).
Năm 2016, lần đầu tiên có hơn 110.000 doanh nghiệp được thành lập mới; hàng trăm nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại; cổ phần hóa 52 doanh nghiệp nhà nước; thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thu về ngân sách nhà nước trên 7.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra 9 bất cập, tồn tại của nền kinh tế như ngành khai khoáng giảm mạnh, nhất là dầu thô; thiên tai hạn hán, lũ lụt xâm ngập mặn; sự cố môi trường biển miền Trung; các dự án nghìn tỷ thua lỗ; các ngân hàng thương mại yếu kém; xảy ra nhiều vụ cháy nổ, tai nạn giao thông nghiêm trọng; nhiều vụ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; các sai phạm trong công tác cán bộ (vụ Trịnh Xuân Thanh); xếp hạng quốc tế về đổi mới sáng tạo giảm 4 bậc;...
Chính phủ quyết liệt hành động
Trong báo cáo về kinh tế - xã hội năm 2016, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, niềm tin thị trường tăng lên; môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện; công tác xây dựng thể chế được quan tâm; an ninh chính trị được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm... trong năm 2016 là những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong năm 2017.
Trong dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ sẽ có những chính sách, nghị quyết nhằm quản lý nền kinh tế hiệu quả, ổn định hơn. Trước mắt, trong quý I/2017, Chính phủ sẽ phê duyệt 3 đề án tái cơ cấu kinh tế quan trọng, bao gồm: đề án tái cơ cấu đầu tư công, đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng... Đặc biệt, đối với tiến trình xử lý 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương, lãnh đạo Chính phủ đã thị sát và chỉ đạo xử lý để năm 2017 sẽ có bước chuyển biến, sang năm 2018 cơ bản xử lý xong.
Trong bối cảnh nhiều thách thức trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quyết tâm hành động, khắc phục khó khăn, yếu kém để phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ trong thời gian tới. Thủ tướng khẳng định tinh thần quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, nói đi đôi với làm,... phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng đã thành lập Tổ Công tác để kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng giao, từ đó, tác động tích cực tới các Bộ, ngành, địa phương. Trong 10.205 nhiệm vụ được giao, 6.367 nhiệm vụ đã hoàn thành, 3.838 nhiệm vụ chưa xong (trong đó có 3.656 nhiệm vụ đang trong thời hạn giải quyết). Như vậy, số nhiệm vụ quá hạn là 182. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, “thống kê từng việc như vậy là để xem chúng ta nói và làm đến đâu”. Và đó cũng chính là những vấn đề trong những nhiệm vụ mới đặt ra trong năm 2017, mà các cấp, ngành sẽ tiếp tục bàn về cách làm, phương pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện, làm sao tạo được chuyển biến rõ nét, hiệu quả trong thời gian tới.
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng vừa phải Nhật Bản có thể sẽ chứng kiến tăng trưởng kinh tế ở mức “khiêm tốn” trong năm 2017 nhưng sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn ... |
Muốn cạnh tranh tốt trong AEC, phải đổi mới, sáng tạo Trao đổi bên lề Hội thảo “Việt Nam và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) diễn ra ngày 28/12 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị ... |
Dự báo những kênh đầu tư có sức hấp dẫn trong năm 2017 Theo nhiều nhà phân tích kinh tế, triển vọng kinh tế vĩ mô toàn cầu sẽ chịu nhiều ảnh hưởng do những thay đổi về ... |