Nhỏ Bình thường Lớn

Covid-19: Tại sao WHO thay đổi cách gọi tên biến thể của virus SARS-CoV-2?

Ngày 31/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, sẽ sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp để gọi tên các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 nhằm tránh kỳ thị các quốc gia phát hiện các loại biến thể này lần đầu tiên.
Covid-19: Tại sao WHO thay đổi cách gọi tên biến thể của virus SARS-CoV-2?. (Nguồn: Hindustan Times)
WHO sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp để gọi tên các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 nhằm tránh kỳ thị. (Nguồn: Hindustan Times)

Trưởng nhóm kỹ thuật Covid-19 của WHO Maria Van Kerkhove nhấn mạnh tên mới sẽ không thay thế các tên khoa học hiện có, nhưng nhằm giúp ích cho việc thảo luận công khai.

Hệ thống mới sẽ áp dụng cho các biến thể đang được quan tâm hiện nay, trong đó có 4 biến thể đáng lo ngại nhất và các biến thể được quan tâm cấp độ thứ hai.

Theo hệ thống mới, các biến thể được quan tâm có những cái tên sau: biến thể được phát hiện lần đầu tại Anh cho đến nay được gọi là B.1.1.7 trở thành Alpha; B.1.351 được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi chuyển thành Beta; biến thể P.1 phát hiện lần đầu ở Brazil chuyển thành Gamma.

Biến thể được phát hiện ở Ấn Độ B.1.617 được chia thành các dòng phụ, trong đó biến thể B.1.617.2 sẽ là Delta và biến thể B.1.617.1 được gọi là Kappa.

Bên cạnh những tên này, có hai tên khoa học khác được sử dụng cho mỗi đột biến, trong khi các tên địa lý khác nhau đã được sử dụng để mô tả cùng một biến thể.

Chẳng hạn, ở Anh, biến thể từ nước này thường được gọi là biến thể Kent - một địa phương ở Đông Nam nước Anh nơi nó được phát hiện lần đầu tiên. Các tên B.1.1.7.2 sẽ vẫn tiếp tục được sử dụng trong giới khoa học vì thông tin đột biến mà tên của chúng truyền tải.

WHO cho biết, mặc dù có những lợi thế riêng, nhưng những tên khoa học này có thể khó đọc, khó nhớ và dễ bị hiểu sai. Do đó, mọi người thường dùng đến cách gọi các biến thể gắn với những nơi chúng được phát hiện, gây ra tâm lý kỳ thị và phân biệt đối xử.

Để tránh điều này và để đơn giản hóa thông tin liên lạc công cộng, WHO khuyến khích các cơ quan chức năng quốc gia, các cơ quan truyền thông và những người khác dùng các tên gọi mới này.

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và câu chuyện về lòng tin
Covid-19 ở Việt Nam sáng 1/6: Thêm 111 ca mắc mới trong nước, TP. Hồ Chí minh 51 ca; Tạm dừng nhập cảnh hành khách sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài
Chung tay bảo vệ trẻ em trong bối cảnh dịch Covid-19
Tin thế giới 31/5: Nga báo động quan hệ với EU, tuyên bố chuẩn bị khiến Mỹ không dễ chịu; Triều Tiên cảnh cáo Washington 'gieo gì gặt nấy'
Covid-19 tại Việt Nam chiều 31/5: Thêm 82 ca mắc mới trong nước, tổng 214 ca nhiễm trong ngày

(theo WHO)

Tin cũ hơn

Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân
TRỰC TIẾP Bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng' TRỰC TIẾP Bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'
Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu? Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel
Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk
Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử' Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử'
Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ