Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (12-18/3): Trung Quốc sẽ sớm đối mặt thách thức, Nguy cơ nổ bong bóng tài sản toàn cầu, Fed duy trì lãi suất gần 0%

Chu Văn
TGVN. Trung Quốc rút dần kích thích kinh tế sau Covid-19, Giới phân tích cảnh báo nguy cơ bùng nổ “bong bóng” tài sản trên toàn cầu, EU khởi động “quy trình khởi kiện vi phạm” nhằm vào Anh... là các tin kinh tế thế giới nổi bật tuần này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
kinh-te-the-gioi-noi-bat-tuan-qua-237-307-vang-tang-tro-lai-sau-quyet-dinh-cua-fed

Kinh tế thế giới tuần qua

OECD điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Báo cáo kinh tế sơ bộ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 5,6%, cao hơn mức 4,3% OECD đưa ra hồi tháng 11/2020.

Báo cáo của OECD cho rằng, tốc độ tiêm vaccine nhanh hơn dự kiến, tốc độ lây lan Covid-19 có dấu hiệu giảm là các nguyên nhân chính để có cách nhìn lạc quan hơn về tăng trưởng kinh tế thế giới. Mỹ dự báo tăng trưởng 6,5%, sẽ là động lực tăng trưởng của thế giới, Trung Quốc khoảng 7,8%, Nhật Bản 2,7%, Hàn Quốc 3,3%. WSJ thông tin, dự báo lạc quan hơn về tăng trưởng kinh tế cùng gói kích thích 1.900 tỷ USD khiến giá trái phiếu chính phủ Mỹ tăng nhanh. WSJ cũng cảnh báo, điều này có thể khiến kinh tế Mỹ sẽ “hút” dòng vốn đầu tư toàn cầu, đặc biệt là từ các nước đang phát triển. (OECD, WSJ)

Nguy cơ bùng nổ “bong bóng” tài sản toàn cầu

Giới đầu tư và phân tích đang bắt đầu chú ý tới những dấu hiệu của bong bóng tài sản khi các chính phủ và ngân hàng trung ương khắp thế giới liên tục tung ra những biện pháp kích thích tài khóa, cũng như nới lỏng tiền tệ chưa từng có để ngăn chặn khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19.

Giới phân tích đã ghi nhận nhiều dấu hiệu cho thấy các thị trường tài sản đang tăng trưởng “nóng” hơn nhiều so với những bong bóng tài sản từng xảy ra trước đây. Phân tích 5 chỉ số được dùng để xác định bong bóng tài sản của Nikkei cho thấy 3 chỉ số đang ở mức đặc biệt cao. Khi rủi ro bong bóng tài sản ngày càng tăng, các chính phủ và ngân hàng trung ương phải đối mặt với những quyết định khó khăn. Các gói kích thích tài khoán, tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ đã tăng lên 1,29 trong năm 2020, tăng từ mức 1,08 của năm trước đó. Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc cũng ghi nhận tỷ lệ này ở mức cao kỷ lục. Giới phân tích nhận định, nếu các chính phủ và ngân hàng trung ương không có chiến lược cụ thể để dừng các gói kích thích tài khóa và tiền tệ hiện tại, gánh nặng lên vai các thế hệ tương lai sẽ ngày càng lớn. (Nikkei Asia)


EU-Anh

EU ngày 15/3 gửi thư thông báo chính thức nhằm khởi động “quy trình khởi kiện vi phạm” nhằm vào Anh, có thể dẫn đến những khoản phạt tài chính tại Tòa án Công lý châu Âu.

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách quan hệ với Anh Maros Sefcovic cũng gửi thư cho người đồng cấp Anh David Frost nhằm kêu gọi London không vi phạm thỏa thuận Brexit và đề xuất đối thoại. Các động thái trên được áp dụng sau khi chính phủ Anh hôm 3/3 thông báo gia hạn hoãn kiểm tra hải quan với thực phẩm tới Bắc Ireland. EU cáo buộc Anh vi phạm thỏa thuận song phương về Brexit và đơn phương thay đổi Nghị định thư Bắc Ailen Nghị định thư Bắc Ailen được Anh và EU ký năm ngoái, trong đó EU cử nhân viên hải quan tới Bắc Ailen, làm việc tại các cảng giữa vùng này và phần còn lại của lục địa Anh, kiểm tra hàng hóa đi qua cảng để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường EU khi vào Bắc Ireland. (Reuters)


EU-Mỹ

EU và Mỹ đã công bố một thỏa thuận về cách EU và Anh sẽ phân bổ các hạn ngạch thuế quan (tariff-rate quotas - TRQ) hậu Brexit để đảm bảo “sự chắc chắn cho các nhà sản xuất Mỹ”. Trong giai đoạn Anh rời EU, Mỹ cùng nhiều nước đã chỉ trích cả EU và Anh tại WTO, Mỹ cho rằng việc EU đề xuất các thay đổi về cam kết TRQ sẽ làm giảm khả năng tiếp cận thị trường của Mỹ. Thỏa thuận sẽ được ký kết và thực hiện sau khi Nghị viện châu Âu và Hội đồng EU thông qua. Thành viên Ủy ban Nông nghiệp EU Janusz Wojciejowski bày tỏ vui mừng việc thỏa thuận được thực hiện trong khuôn khổ WTO nhằm giữ nguyên khối lượng TRQ ban đầu, song có chia sẻ giữa EU và Anh, đánh dấu tầm quan trọng của quan hệ kinh tế Mỹ-EU và cam kết của hai bên trong hợp tác cả song phương và trong khuôn khổ WTO. (TG&VN)


Kinh tế Mỹ

Tin liên quan
Gói kích thích kinh tế Mỹ: Nhận cả cục tiền cứu trợ, dân Mỹ thích đổ vào cổ phiếu và bitcoin hơn chi tiêu Gói kích thích kinh tế Mỹ: Nhận cả cục tiền cứu trợ, dân Mỹ thích đổ vào cổ phiếu và bitcoin hơn chi tiêu
Kinh tế Mỹ với những rủi ro từ gói kích thích 1.900 tỷ USD Kinh tế Mỹ với những rủi ro từ gói kích thích 1.900 tỷ USD

Hạ viện Mỹ ngày 10/3 đã thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD, hay còn gọi là dự luật về Kế hoạch giải cứu nước Mỹ (American Rescue Plan Act) với tỉ lệ 220/211 và được Tổng thống Biden ký thành luật vào ngày 11/3. Đảng Cộng hòa chỉ trích đồng thời bày tỏ lo ngại với việc nền kinh tế đang trên đà phục hồi thì quy mô của dự luật là quá lớn và làm leo thang rủi ro tài chính. Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, dự luật sẽ làm tăng thâm hụt thêm 1,16 nghìn tỷ USD trong năm nay và 528,5 tỷ USD vào năm 2022. Gói kích thích lần này được cho là nhắm đến những người Mỹ có thu nhập thấp nhất, gồm khoản trợ cấp 1.400 USD cho hầu hết người Mỹ, 360 tỷ USD cho các chính quyền bang, địa phương và 130 tỷ USD cho các trường học, 49 tỷ USD để mở rộng xét nghiệm, truy vết và nghiên cứu Covid-19, 14 tỷ USD để phân phối vắc xin. Đây được coi là thắng lợi chính trị lớn đối với tân tổng thống Biden, thể hiện ảnh hưởng của ông đối với Đảng Dân chủ. (Bloomberg, AFP)

Theo số liệu của Cơ quan an ninh hàng không Mỹ, số lượng người Mỹ di chuyển bằng đường hàng không đã tăng trở lại, vượt mốc 1 triệu lượt khách/ngày trong tuần vừa qua, cho thấy việc tiêm vaccine đã giúp người dân yên tâm hơn trong đi lại. Số liệu này vẫn thấp hơn 45% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng cao hơn mức cùng kỳ của năm 2020. (CNBC)

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tiếp tục quyết định mức lãi suất chủ chốt gần bằng 0, đồng thời dự báo sẽ không tăng lãi suất cho đến năm 2023, cũng như cam kết duy trì biện pháp mua trái phiếu.

Trong cuộc họp kéo dài hai ngày (16-17/3) của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed đã bỏ phiếu để duy trì ổn định lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức gần 0%, đồng thời tiếp tục chương trình mua tài sản, trong đó Fed sẽ mua ít nhất 120 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng.

Với dự báo khả quan, Fed dự kiến kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 1984 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,5% vào cuối năm, từ mức 6,2% hiện nay. FOMC cũng tái khẳng định rằng họ sẽ đặt mục tiêu đạt lạm phát ở mức vừa phải trên 2% trong một thời gian và kỳ vọng lạm phát dài hạn vẫn được duy trì ở mức 2%. Các quan chức Fed tin rằng, lạm phát sẽ lên tới 2,1%, cao hơn mức lạm phát mục tiêu 2% của họ vào năm 2023. (TG&VN)


Kinh tế Trung Quốc

Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong hai tháng đầu năm tăng trưởng nhanh chóng, vượt qua dự báo, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, cũng trong giai đoạn tháng 1 và tháng 2 năm nay, doanh số bán lẻ tăng 33,8% và đầu tư tài sản cố định tăng đến 35%. Việc Trung Quốc có khả năng kiểm soát tốt bệnh dịch so với các nền kinh tế lớn khác đã giúp nước này hồi phục nhanh chóng nhờ vào sản lượng xuất khẩu đột biến, nhu cầu bị dồn nén và các gói kích thích của chính phủ. Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm 2021, được đánh giá là khá khiêm tốn so với dự báo của các nhà phân tích dự báo nước này có thể tăng trưởng đến 8% trong năm nay. (Asia Nikkei)

Khác với Mỹ và châu Âu đang tiếp tục bơm tiền, Trung Quốc nay dẫn đầu toàn cầu trong việc nới lỏng các nỗ lực kích thích kinh tế, cho thấy Trung Quốc sớm đối mặt với thách thức mà các nền kinh tế khác sẽ phải gặp trong những năm tới, khi đã phục hồi, đó là làm thế nào để rút lại các biện pháp kích thích mà không làm giảm tốc độ tăng trưởng hoặc gây ra bất ổn thị trường.

Các nhà kinh tế cho biết nước này đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2021 ở mức “trên 6%”, tỷ lệ tương đối thấp dựa trên đà phát triển hiện tại và là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn linh hoạt rút lại các biện pháp kích thích. Trung Quốc cũng đã hạ mục tiêu thâm hụt tài khóa xuống còn 3,2% GDP trong năm nay, từ mức 3,6% năm 2020; cắt giảm hạn ngạch đối với trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương xuống còn khoảng 560 tỷ USD, giảm từ 576 tỷ USD vào năm ngoái. “Rõ ràng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có ý định nới lỏng kích thích và thắt chặt chính sách, nhưng họ tiến tới một cách thận trọng”, Ding Shuang, Nhà kinh tế trưởng thị trường đại lục của Standard Chartered, đánh giá. (WSJ)


Kinh tế châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch tăng cường sản xuất chất bán dẫn trong thời gian tới. Trong một báo cáo gửi Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu (EC) đặt mục đạt 20% thị phần bán dẫn toàn cầu trong bối cảnh cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung bán dẫn. Hiện tại, bán dẫn có nguồn gốc EU chiếm khoảng 10% sản lượng bán dẫn toàn cầu. (CNBC)


Nhật Bản và Hàn Quốc

Nhật Bản: Theo một cuộc khảo sát gần đây của JETRO, khoảng 64,8% các doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại nước ngoài cho biết họ đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19. Và khoảng 70% doanh nghiệp đang cân nhắc về chiến lược kinh doanh tại nước ngoài trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Bên cạnh các rủi ro toàn cầu, cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung cũng như các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Mỹ và Trung Quốc cũng gia tăng lo lắng cho các doanh nghiệp này. (Kyodo)

Hàn Quốc: Nền kinh tế Hàn Quốc được dự báo đứng thứ 10 thế giới năm 2020, tăng 2 bậc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo số liệu của OECD, GDP danh nghĩa của nền kinh tế lớn thứ tư tại châu Á đạt 1,62 nghìn tỷ USD năm 2020, cao hơn so với Nga (1,40 nghìn tỷ USD), Brazil (1,39 nghìn tỷ USD) và Australia (1,33 nghìn tỷ USD). Nền kinh tế nước này chỉ giảm 1% trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch, đây là kết quả tốt thứ 3 trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới, sau Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. (Yonhap)

Tuy nhiên, đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc năm 2020 đã giảm lần đầu tiên trong 6 năm kể từ năm 2014. Theo số liệu của Bộ Kinh tế và Tài chính nước này, lượng đầu tư ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc năm 2020 đạt 54,9 tỷ USD, giảm 14,6% so với năm 2019. Đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm giảm đến 31,3% còn 17,5 tỷ USD và đầu tư trong lĩnh vực sản xuất giảm 31,2% còn 12,9 tỷ USD. (Yonhap)


ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

Theo bản cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 3/2021, Việt Nam ghi nhận thâm hụt thương mại lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020. Xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc tăng, trong khi xuất khẩu sang EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản giảm. Kim ngạch nhập khẩu tăng là do nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 2 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, tương tự như xu hướng nhập khẩu tháng 1/2021.

Theo Ngân hàng Trung ương Philippines, đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng năm 2020 giảm 24,6% so với năm trước liền kề, xuống còn 6,5 tỷ USD, đánh dấu năm thứ 3 giảm liên tiếp. Nước này đang đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản miễn trừ nhằm tạo linh hoạt, giảm thiểu quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài trong Hiến pháp.

Theo dữ liệu của Hiệp hội Tổ chức tài chính vi mô Campuchia (CMA), trong giai đoạn 3/2020-2/2021, số lượng đơn xin tái cơ cấu tín dụng là 307,875, tỷ lệ hồ sơ xin tái cơ cấu đã được duyệt đạt hơn 94% kể từ khi Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) ban hành Chỉ thị về tái cơ cấu khoản vay hồi tháng 3/2020 nhằm duy trì sự bình ổn tài chính, hỗ trợ hoạt động kinh tế và xoa dịu gánh nặng cho những khách hàng vay đối mặt với tình trạng sụt giảm doanh thu do đại dịch Covid-19 gây ra.

Bộ trưởng Y tế Thái Lan cho biết, từ tháng 4/2021, nước này dự định giảm thời gian cách ly từ 14 ngày xuống còn 7 ngày cho đối tượng là du khách nước ngoài đã được tiêm phòng vaccine Covid-19 nhằm khôi phục ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Theo OECD, GDP của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng 12,6% trong năm tài chính 2021, dự kiến tăng trưởng trở lại bắt đầu từ tháng 4. GDP 3 tháng cuối năm 2020 tăng 0,4%, chấm dứt suy thoái kinh tế. Tính chung cả năm 2020, nền kinh tế Ấn Độ giảm khoảng 7%.

TIN LIÊN QUAN
Fed quyết định duy trì lãi suất gần 0%, nêu lý do không muốn tăng lãi suất cho đến năm 2023
Gói kích thích kinh tế Mỹ: Nhận cả cục tiền cứu trợ, dân Mỹ thích đổ vào cổ phiếu và bitcoin hơn chi tiêu
Giá vàng hôm nay 17/3: Vàng đã tới đáy, có thể chớp cơ hội mua vào?
Kinh tế Mỹ với những rủi ro từ gói kích thích 1.900 tỷ USD
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (5-11/3): Kinh tế Mỹ vẫn dẫn dắt toàn cầu; Không thượng nghị sỹ Cộng hòa nào ủng hộ gói 1.900 tỷ USD

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động