Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế thế giới - viễn cảnh ảm đạm thời Covid-19

TGVN. Đóng cửa chống đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới đứng trước một cuộc khủng hoảng với những tác động tai hại hơn mọi dự báo và đà phục hồi chậm hơn so với mong đợi.
TIN LIÊN QUAN
Doanh nghiệp châu Á nào đang 'hốt bạc' trong mùa Covid-19?
'Bóng ma' Covid-19 đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào 'báo động đỏ'
kinh te the gioi vien canh am dam thoi covid 19
Nền kinh tế vẫn phải loay hoay trong chính quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế. (Nguồn: AP)

Tháng 12/2019, dịch bệnh khởi phát từ Trung Quốc, từ đầu năm 2020, bắt đầu lan tới các quốc gia khác và đặc biệt trở nên “nguy hiểm” tại Mỹ và châu Âu, kéo dài và chưa thể dự báo thời điểm kết thúc. Những sự kiện kinh tế khởi đầu cho năm 2020 chính là các biện pháp phong tỏa mà các nền kinh tế không thể không thực hiện nhằm kiểm soát dịch bệnh. Gần như mọi lĩnh vực của kinh tế toàn cầu tê liệt. Dù đến nay, các nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất cũng đang từng bước mở cửa trở lại, triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn kém lạc quan.

Khoảng tối chưa từng thấy

Dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục đẩy toàn cầu vào một môi trường đầy bất trắc. Nhận định chung từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… đều rất bi quan về viễn cảnh tăng trưởng của thế giới cho giai đoạn 2020-2021.

Kinh tế toàn cầu sau sáu tháng đầu năm 2020 bị nhận định, đã bước vào một cuộc suy thoái tồi tệ, tương tự hoặc thậm chí tồi tệ hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Covid-19 đã cuốn trôi 12.000 tỷ USD của cải trên thế giới. Trong báo cáo công bố ngày 24/6, IMF đã báo động đại dịch Covid-19 tác động đến tất cả mọi khu vực địa lý trên toàn cầu, khiến GDP của thế giới thấp hơn đến 4,9% so với năm 2019, tai hại hơn cả vụ Lehman Brothers vỡ nợ khiến 0,1% GDP toàn cầu tan biến. Và khác biệt quan trọng là tất cả các đầu máy kinh tế của thế giới khi đó đã không bị đóng băng cùng một lúc như hiện nay.

Nhìn vào các cột trụ kinh tế thế giới, tại Mỹ, Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ cho biết, nền kinh tế nước này đã kết thúc giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong lịch sử và rơi vào suy thoái trong tháng Hai, do ảnh hưởng của Covid-19. Nền kinh tế số 1 được dự báo giảm 8% trong năm nay

Trong khi, bức tranh kinh tế châu Âu cũng xuất hiện một loạt khoảng tối chưa từng thấy khi dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng ở tất cả các nền kinh tế chủ chốt của châu lục. Nền kinh tế Eurozone đã giảm 3,8% trong quý I/2020 khi hoạt động kinh doanh đình trệ, trở thành mức sụt giảm lớn nhất kể từ năm 1995. GDP của 19 nước thành viên Eurozone ước giảm hơn 10%.

Tại Trung Quốc, dịch bệnh đã được kiểm soát song tác động nghiêm trọng về kinh tế đã lộ rõ, dù nền kinh tế này được gọi là một ngoại lệ “may mắn” với dự báo tốc độ tăng trưởng đang từ 6,9% trong năm 2019 rơi xuống còn 1%. GDP của Trung Quốc được dự báo sẽ chỉ tăng 1,3% trong quý II/2020, sau khi ghi nhận mức giảm 6,8% trong quý I/2020, lần suy giảm tăng trưởng lần đầu tiên kể từ năm 1992.

Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản đã lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ năm 2015, do nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tăng trưởng âm hai quý liên tiếp, tất cả các yếu tố từ tiêu dùng tư nhân, chi tiêu vốn và xuất khẩu đều ghi nhận sự sụt giảm.

Ẩn số và rủi ro

Vào đầu cuộc khủng hoảng, hầu hết mọi người dự đoán sự phục hồi nhanh chóng hình chữ V, không ít chuyên gia kinh tế nhận định, nền kinh tế chỉ cần một khoảng thời gian ngắn để trở lại bình thường và chỉ sau hai tháng, với những kích thích đủ lớn, nền kinh tế có thể lấy lại đà tăng trưởng. Tuy nhiên, đến nay, đó vẫn là… mong đợi, sự hồi phục hình chữ V có lẽ chỉ là một ảo tưởng. Khó khăn đã len lỏi không chỉ tại những quốc gia thất bại trong xử lý đại dịch, mà cả những quốc gia đã kiểm soát tốt.

Theo phân tích của Project Syndicate, triển vọng của nền kinh tế hiện tại có thể được đánh giá trên hai cấp độ. Ở cấp độ vĩ mô, tiêu dùng sẽ giảm do các hộ gia đình và các doanh nghiệp phải thực hiện cân đối tài chính và thắt lưng buộc bụng; hàng loạt vụ phá sản sẽ diễn ra, tâm lý phòng ngừa rủi ro dịch tái phát sẽ khiến chi tiêu, đầu tư mới sụt giảm.

Ở cấp độ vi mô, việc tránh tiếp xúc trực tiếp sẽ khiến cả mô hình sản xuất và tiêu thụ thay đổi nhanh chóng, từ đó mang lại sự chuyển đổi cơ cấu rộng hơn.

Một tác động thứ ba, đó là gia tăng bất bình đẳng. Nguyên nhân là các cỗ máy không chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sẽ có thêm lợi thế so với người lao động, đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng lao động phổ thông. Trong khi đó, người thu nhập thấp phải dành phần lớn thu nhập cho hàng hóa cơ bản, trái ngược với những người có thu nhập cao.

Ngoài ra, triển vọng phục hồi hiện tại trở nên ảm đạm hơn khi nền kinh tế vẫn phải loay hoay trong chính quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế. Chẳng hạn, Chính sách tiền tệ không thể xử lý được vấn đề thanh khoản, cũng như không thể kích thích nền kinh tế khi lãi suất tại nhiều nền kinh tế trước đó đã gần như bằng 0; Hay rủi ro khi bảo lãnh những doanh nghiệp yếu kém và đã mắc các khoản nợ do chính bản thân họ tạo ra trước dịch Covid-19. Việc hỗ trợ doanh nghiệp yếu kém như vậy đôi khi lại tạo thêm những “zombie”, từ đó hạn chế sự năng động của nền kinh tế và khả năng phục hồi sau đại dịch. Dịch bệnh có thể còn kéo dài và các chính phủ trong giới hạn ngân quỹ cho phép, cần ưu tiên việc phân bổ nguồn lực hỗ trợ đến đúng đối tượng, đúng dự án, đẩy nhanh quá trình hồi phục, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế bền vững.

Các dự báo đến nay tiếp tục bi quan hơn bao giờ, bởi thế giới thực sự đang đứng trước nhiều ẩn số, mà trong đó, ẩn số lớn về virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 vẫn đầy bí ẩn. Chắc chắn các khu vực kinh tế bị ảnh hưởng lớn bởi các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội từ du lịch, giải trí…đến sản xuất… sẽ không thể hồi phục nhanh chóng. Đó là chưa kể các biện pháp phòng chống vẫn chưa đủ để có thể ngăn chặn nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai. IMF dự kiến nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020.

Khôi phục kinh tế hậu Covid-19 không chỉ cần đa phương mà còn phải đa thành phần

Khôi phục kinh tế hậu Covid-19 không chỉ cần đa phương mà còn phải đa thành phần

TGVN. Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab nhận định, cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra ...

WB: Các nước buộc phải công nhận một nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn khác hậu Covid-19

WB: Các nước buộc phải công nhận một nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn khác hậu Covid-19

TGVN. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass ngày 2/6 cho rằng, để giảm bớt những tác động gây tổn hại lâu dài từ ...

Nhiều nước công bố 'vaccine' giải cứu nền kinh tế hậu Covid-19

Nhiều nước công bố 'vaccine' giải cứu nền kinh tế hậu Covid-19

TGVN. Để khôi phục nền kinh tế hậu Covid-19, nhiều quốc gia tiếp tục đưa ra các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao ...

Tin cũ hơn

Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin? Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin?
AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử
Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc
Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây