TIN LIÊN QUAN | |
WEF đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong định hình cách mạng 4.0 | |
Để thích ứng với CMCN 4.0, giới trẻ phải thay đổi gì? |
Tới dự diễn đàn có ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội, ông Lê Duy Tiến - Phó Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, TSKH. Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng đông đảo các nhà khoa học.
Trong tham luận của mình, GS.TSKH. Lê Du Phong - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội cho biết, sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Các tư tưởng và quan điểm đưa ra trong các Bộ luật và Luật đã có những thay đổi lớn so với trước đổi mới, phù hợp hơn với thực tiễn của đất nước, hội nhập mạnh hơn với khu vực và thế giới.
Toàn cảnh diễn đàn. (Ảnh: YN) |
Tuy nhiên, GS. TSKH. Lê Du Phong cho rằng, trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam đang còn ở mức thấp. Trong đó, mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta đang sử dụng khá lạc hậu, theo chiều rộng là chính. Tức là, sự tăng trưởng của nền kinh tế vẫn dựa trên nền tảng của tăng vốn đầu tư, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng thấp và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cùng với đó, nền kinh tế nội địa của Việt Nam còn yếu và phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài.
"Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh trong những năm vừa qua. Nhưng nếu có sự cố gì đó xảy ra, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rút khỏi nước ta, nền kinh tế Việt Nam sẽ còn gì? Đây là điều rất đáng phải suy nghĩ”, GS. Lê Du Phong trăn trở.
Theo ông Phong, cả thế giới đang hào hứng đón nhận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Có thể nói, đây là cơ hội đặc biệt thuận lợi đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Việt Nam có lợi thế như nông nghiệp, y dược, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin… là những nội hàm cuộc CMCN 4.0 hướng tới.
“Vì thế, theo tôi, chúng ta nên tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng: nghiên cứu, lựa chọn những ngành, những lĩnh vực Việt Nam thực sự có ưu thế để đi ngay vao cuộc CMCN 4.0. Từ đó, tạo ra sự đột phá, giúp nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, mạnh, vững chắc, sớm đuổi kịp các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Đây thực sự là yêu cầu bức xúc hiện nay và cũng là cơ hội đặc biệt, cần phải biết tận dụng”, GS. TSKH. Lê Du Phong nhấn mạnh.
Cũng tại diễn đàn, GS. TSKH. Nguyễn Quang Thái - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam nhận định, trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, cạnh tranh giữa các nền kinh tế ngày càng trở nên gay gắt. Tính chất phức tạp ngày càng lớn do tác động của khoa học công nghệ, của CMCN 4.0 làm cho năng suất lao động thêm cách biệt. Trong điều kiện đó, nền kinh tế Việt Nam đang cần có những chiến lược và chính sách uyển chuyển hơn, tạo ra các điểm nhấn, đột phá để thúc đẩy các chỉ tiêu đang có xu hướng tiến bộ.
Diễn đàn nhận được sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học. (Ảnh: YN) |
Chia sẻ quan điểm của mình, TS. Vũ Đình Ánh - Viện Nghên cứu Thị trường và giá cả cho rằng, Việt Nam nên lựa chọn ba ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế để tập trung đầu tư là nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin. Đây được xem là “tam giác” đột phá, trở thành đầu tàu kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển.
Theo TS. Vũ Đình Ánh, nước ta cần tập trung đầu tư phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là những ngành khoa học công nghệ mũi nhọn. Thứ hai, đẩy mạnh cải cách hành chính để tạo dựng một hệ thống quản lý Nhà nước từ TW đến địa phương đóng vai trò đi đầu trong thực hiện CMCN 4.0. Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý đóng vai trò “bà đỡ” cho nghiên cứu khoa học và triển khai sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh.
“CMCN 4.0 là cơ hội quý giá cho sự phát triển của Việt Nam nói chung, tái cơ cấu kinh tế nói riêng trong những năm tới. Tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức với những hành động thiết thực và tầm nhìn xa là bí quyết để không bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một này”, TS. Vũ Đình Ánh chia sẻ.
Tìm nhân lực chất lượng cao đáp ứng CMCN 4.0? Việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là thách thức không chỉ đối với Việt Nam trong quá trình đón bắt cơ hội ... |
Cách mạng Công nghiệp 4.0: Doanh nghiệp cần chủ động và hiểu rõ mình Với CMCN 4.0, cơ hội có nhưng không tự đến để dễ dàng hiện thực, thách thức có nhưng không có nghĩa sẽ dễ dàng ... |
AI và CMCN 4.0 là “con đường” ngắn nhất để phát triển đất nước Trí tuệ nhân tạo (AI) và Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là cơ hội, nếu không nắm bắt được thì Việt Nam sẽ ... |