Kinh tế Trung Quốc: Sau năm 2022 'bước hụt', là năm 2023 mất đà?

Chu Văn
Năm 2022 kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng 3%, thấp hơn so với mục tiêu 5,5% được đề ra tại kỳ họp “Lưỡng hội” năm ngoái (bao gồm Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc - hay Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và cuộc họp của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc - tức Quốc hội).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế Trung Quốc?
Kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực phục hồi đáng tin cậy của thế giới năm 2023?

Thấp hơn tốc độ tăng trưởng của thế giới

Mạng tin Eurasia Review bình luận, kết quả trên không bất ngờ, nhưng đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Trong 47 năm trở lại đây, năm 2022 là năm GDP Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất, chỉ sau năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Năm 1989, phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Trung Quốc, nhưng ngay cả trong năm 1989 và năm 1990, Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP lần lượt là 4,1% và 3,8%.

Trong ba năm trở lại đây (2020-2022), kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn do tác động tàn phá của dịch Covid-19. Năm 2020, tăng trưởng kinh tế của nước này chỉ đạt 2,3% trước khi tăng lên 8,1% năm 2021.

Nhìn lại một số chu kỳ kinh tế từ năm 1989, có thể thấy tốc độ tăng trưởng tại Trung Quốc có sự thay đổi lớn, từ vọt lên ngưỡng cao sau đó lại suy giảm tương đối. Theo số liệu chính thức đã được công bố, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1989-2022 là 9,3%, tăng lên 10,4% từ 2003-2012, rồi giảm khá mạnh xuống còn 6,2% giai đoạn từ 2013-2022. Như vậy, mức tăng 3% của năm 2022 chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trưởng trung bình trong một thập kỷ qua.

Năm 2020, GDP Trung Quốc chỉ tăng 2,3%, nhưng mức tăng này còn có ý nghĩa nhiều hơn tốc độ 3% của năm 2022. Trước hết, đó là cơ sở so sánh tăng trưởng của năm 2020 là khá cao, khi 2019 là một năm bình thường. Kế đến, đó là tác động của đại dịch Covid-19, kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, GDP toàn thế giới trong năm 2020 tăng trưởng -3,27% và chỉ có 38 nền kinh tế và các khu vực trên thế giới ghi nhận tăng trưởng dương.

Trong khi đó, năm 2022 tăng trưởng kinh tế thế giới theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước đạt 3,2%. Nếu dự báo của IMF là chính xác, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ thấp hơn tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới.

Một số xu hướng đáng quan ngại

Xét trên khía cạnh dữ liệu vĩ mô cụ thể, xuất hiện một số xu hướng kinh tế đáng quan ngại tại Trung Quốc.

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng đầu tư suy giảm, đầu tư tư nhân yếu đi. Theo số liệu do Cục Thống kê Trung Quốc công bố, tổng đầu tư tài sản cố định trong năm 2022 tăng 5,1% so với năm trước đó, đầu tư tài sản cố định khu vực tư nhân (chiếm 54,2%) chỉ tăng 0,9% so với năm trước. Đầu tư của khu vực nhà nước trong năm ngoái tăng 10,1%.

Có thể nhận thấy, đầu tư tư nhân đã suy giảm khá mạnh kể từ năm 2021 và chênh lệch tốc độ tăng trưởng đầu tư giữa khu vực nhà nước và tư nhân ngày một nới rộng. Doanh nghiệp tư nhân về cơ bản thiếu mong muốn và tiềm lực đầu tư trong thời gian tới, ưu tiên cho mục tiêu duy trì tồn tại và theo đuổi chiến thuật phòng thủ kiểu “chờ và xem”.

Hai là, trao đổi ngoại thương suy yếu. Theo số liệu hải quan, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong năm 2022 đạt 42.070 tỷ NDT (6.201 tỷ USD), tăng 7,7% so với năm 2020 và lần đầu tiên vượt qua mốc 40.000 tỷ NDT. Trong đó, xuất khẩu đạt 23.970 tỷ NDT (3.533 tỷ USD), tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; trong khi nhập khẩu đạt 18.100 tỷ NDT (2.668 tỷ USD), tăng 4,3% so với năm 2021.

Mặc dù vẫn duy trì tăng trưởng dương trong cả năm, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể. Riêng trong ba tháng cuối năm 2022, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều rơi vào xu thế suy giảm, với mức tăng trưởng âm về xuất khẩu lần lượt là -0,3%, -8,7% và -9,9%; còn nhập khẩu có mức suy giảm lần lượt là -0,7%, -10,6% và -7,8%.

Với sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu, dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc và nền kinh tế thế giới đối mặt với nguy cơ suy thoái, rất khó để có thể lạc quan về triển vọng ngoại thương Trung Quốc trong năm 2023.

Ba là, tiêu dùng - vốn là một trụ cột hỗ trợ kinh tế Trung Quốc - tiếp tục mất đà. Tháng 12/2022, tổng giá trị bán lẻ hàng hóa tiêu dùng đạt 598 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính trong cả năm 2022, mức giảm này là 0,2%.

Là một trụ đỡ cho kinh tế Trung Quốc, tiêu dùng nội địa giảm là tín hiệu đáng lo ngại. Tiêu dùng hộ gia đình không chỉ liên quan đến thu nhập, mà còn cả yếu tố kỳ vọng tương lai. Nếu người tiêu dùng thiếu lòng tin vào tương lai, mang tư tưởng lo lắng, sẽ rất khó để mở rộng tiêu dùng nội địa.

Dữ liệu kinh tế cho thấy năm 2023 là năm khó khăn với Trung Quốc. Nếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dần hồi phục sau khi nhà chức trách nới lỏng các biện pháp phòng chống Covid-19, đó sẽ là một tiến trình phục hồi chậm chạp, theo kiểu lấy lại những gì đã mất thay vì đầu tư ồ ạt cho các dự án lớn từ nguồn vốn của chính phủ để tránh suy giảm kinh tế.

Các nhà phân tích của Eurasia Review bình luận, dịch bệnh Covid-19 kéo dài trong 3 năm đã bào mòn nền tảng kinh tế Trung Quốc. Từ doanh nghiệp tư nhân cho tới người dân bình thường, niềm tin vào nền kinh tế và tương lai đã bị xói mòn. Nếu xuất hiện thêm những biến chuyển về địa kinh tế và địa chính trị toàn cầu, phía trước sẽ là nhiều bất trắc hơn nữa đối với Trung Quốc.

Nga thành lập Trung tâm Chuyển đổi kinh tế hỗ trợ Cuba cải cách

Nga thành lập Trung tâm Chuyển đổi kinh tế hỗ trợ Cuba cải cách

Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nga-Cuba Titov Boris Yurievich mới đây tuyên bố Viện Kinh tế tăng trưởng Stolipin của Nga sẽ tham gia ...

Đại tướng Nga tuyên bố kế hoạch quân sự mới với những thay đổi đối với các lực lượng vũ trang

Đại tướng Nga tuyên bố kế hoạch quân sự mới với những thay đổi đối với các lực lượng vũ trang

Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga - Đại tướng Valery Gerasimov - ngày 23/1 tuyên bố kế hoạch mới về những thay đổi đối ...

Tình hình Ukraine: Kiev nói cần vài trăm xe tăng từ phương Tây, Rheinmetall có thể bàn giao tối đa 139 Leopard

Tình hình Ukraine: Kiev nói cần vài trăm xe tăng từ phương Tây, Rheinmetall có thể bàn giao tối đa 139 Leopard

Ngày 24/1, công ty công nghiệp quốc phòng Rheinmetall của Đức tuyên bố có thể chuyển giao cho Ukraine tối đa 139 xe tăng Leopard.

Chính quyền Ukraine có thể sớm công bố quyết định thay đổi nhân sự cấp cao

Chính quyền Ukraine có thể sớm công bố quyết định thay đổi nhân sự cấp cao

Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 23/1 tuyên bố quyết định thay đổi những vị trí cấp cao trong chính phủ và các khu vực ở ...

(theo Eurasia Review, TTXVN)

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 29/4/2024 từ trường quay. Vietlott hôm nay. xổ số Vietlott Max 3D 29/4.
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 29/4/2024. Ket qua xo so Dong Thap. kết quả xổ số Đồng Tháp ngày 29 ...
Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia Ilia Darchiashvili sẽ đến Brussels từ ngày 29-30/4, theo lời mời của Bỉ - Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU.
Giá tiêu hôm nay 29/4/2024, nối dài đà tăng, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 29/4/2024, nối dài đà tăng, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 29/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Giá heo hơi hôm nay 28/4: Lặng sóng ngày cuối tuần; Công tác phòng chống dịch bệnh tả heo châu Phi, viêm da nổi cục

Giá heo hơi hôm nay 28/4: Lặng sóng ngày cuối tuần; Công tác phòng chống dịch bệnh tả heo châu Phi, viêm da nổi cục

Trong tuần qua, giá heo hơi biến động trái chiều, tăng trong tuần và giảm nhẹ vào cuối tuần. Hiện, giá trung bình các khu vực vượt ngưỡng 60.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 28/4: Đánh dấu tuần tăng tốc

Giá xăng dầu hôm nay 28/4: Đánh dấu tuần tăng tốc

Giá xăng dầu hôm nay 28/4, đánh dấu tuần tăng tốc với dầu Brent tăng 2,21 USD, dầu WTI tăng khiêm tốn hơn, 71 cent.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động