Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế Ukraine được IMF tung thêm 'phao' cứu trợ, nhưng vẫn khó nói về những làn gió ngược chưa thể đoán trước

Ngày 13/2, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, tổ chức này đã chính thức ra mắt quỹ tín thác mới mang tên Quỹ Phát triển năng lực Ukraine, nhằm hỗ trợ các cải cách kinh tế và tài chính của nước này trong 5 năm tới.
Quỹ tín thác mới hỗ trợ các cải cách kinh tế của Ukraine
Kinh tế Ukraine có thêm 'phao' cứu trợ từ IMF, nhằm hỗ trợ các cải cách kinh tế và tài chính của nước này trong 5 năm tới. (Nguồn: Zuma Press)

Lễ ra mắt quỹ trên được tổ chức ở thủ đô Kiev.

IMF đặt mục tiêu huy động các quốc gia ủng hộ 65 triệu USD vào quỹ này. Hà Lan, Slovakia, Latvia, Nhật Bản và Litva đóng góp tổng cộng 16,5 triệu USD.

IMF dự định huy động 27,5 triệu USD ban đầu để hỗ trợ các lĩnh vực then chốt trong chương trình cải cách của Ukraine. Các lĩnh vực then chốt đó gồm cải cách tài khóa (huy động vốn, quản lý tài chính công và chính sách chi tiêu); chính sách tiền tệ; các chính sách tài chính; chính sách chống tham nhũng; tổng hợp và phổ biến dữ liệu; đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô.

Về nỗ lực cải cách Ukraine nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tác, mới đây, Thứ trưởng Kinh tế Ukraine Oleksiy Sobolev cho biết, Kiev đang nỗ lực cải tổ quy định kinh doanh để loại bỏ và cập nhật hàng trăm quy định mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế bị xung đột quân sự tàn phá. Cuộc cải cách đã bắt đầu tiến hành vào năm ngoái, nhằm xem xét khoảng 1.300 văn bản quy định và giấy phép hiện hành.

Theo đó, khoảng 100 quy định đã bị hủy bỏ, ông Oleksiy Sobolev cho biết thêm, 400 thủ tục khác sẽ tiếp tục bị loại bỏ trong năm nay, trong khi 500 thủ tục mới sẽ được cập nhật và số hóa.

Đánh giá về tương lai của nền kinh tế Ukraine, Chủ tịch IMF Kristalina Georgieva bày tỏ tin tưởng vào sự phục hồi còn tiếp diễn, nhưng thừa nhận diễn biến xung đột quân sự có thể đem tới những làn gió ngược chưa thể đoán trước. "Điều quan trọng là nguồn tài chính hỗ trợ từ bên ngoài theo các điều khoản ưu đãi được duy trì một cách kịp thời và có thể dự đoán trước” - người đứng đầu IMF nêu rõ.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích dự đoán, viện trợ của phương Tây dành cho Kiev có thể bắt đầu giảm vào năm nay.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây cũng đánh giá cao tiến bộ của Ukraine trong cuộc chiến chống tham nhũng và cải cách nền kinh tế, với việc hối thúc Quốc hội phê duyệt gói viện trợ quân sự và kinh tế trị giá 61 tỷ USD dành cho Ukraine.

Cuối ngày 13/2, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua một dự luật viện trợ hỗn hợp 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, dự luật này chưa thể vượt qua "ải" Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Thông tin mới nhất là Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã bác bỏ gói cứu trợ dành cho Ukraine, bất chấp lời kêu gọi của Tổng thống Joe Biden.

Phát biểu với báo giới, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson tuyên bố ông không có ý định cho phép biểu quyết về dự luật chi tiêu ngân sách 95 tỷ USD, mà phần lớn bao gồm các khoản viện trợ dành cho Ukraine. Ông Mike Johnson cho biết, không thể chấp nhận dự luật này mà không bao gồm các biện pháp siết chặt mới, nhằm ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp vào Mỹ qua ngả biên giới phía Nam.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Ukraine khi hàng triệu người phải rời bỏ đất nước, các thành phố và cơ sở hạ tầng bị ném bom, đồng thời hoạt động hậu cần, chuỗi cung ứng và xuất khẩu bị gián đoạn. Nền kinh tế suy giảm khoảng 1/3 vào năm 2022, mức giảm hằng năm lớn nhất trong 30 năm độc lập của Ukraine.

Cũng trong ngày 13/2, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đánh giá cuộc xung đột tại Ukraine đã gây thiệt hại khoảng 3,5 tỷ USD cho các di sản và văn hóa của nước này.

UNESCO đã sử dụng hình ảnh vệ tinh để đánh giá mức độ thiệt hại, khoảng 5.000 địa điểm đã bị phá hủy, trong đó có hơn 340 địa điểm như bảo tàng, tượng đài, thư viện và địa điểm tôn giáo. Hai di sản thế giới được UNESCO công nhận, gồm trung tâm về thời trung cổ của thành phố Lvov và Odessa, nằm trong số những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề từ những cuộc tấn công quân sự.

Tổ chức UNESCO ước tính, ngành văn hóa, du lịch và giải trí của Ukraine đã thiệt hại tổng cộng 19 tỷ USD doanh thu kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự. Năm ngoái, tổ chức có trụ sở tại Paris ước tính thiệt hại lên tới gần 2,6 tỷ USD.

Viện IISS: Xung đột Nga-Ukraine đã làm thay đổi tư duy quân sự ở các nước trên thế giới

Viện IISS: Xung đột Nga-Ukraine đã làm thay đổi tư duy quân sự ở các nước trên thế giới

Kinh nghiệm từ cuộc xung đột Nga-Ukraine đang bắt đầu ảnh hưởng đến tư duy của quân đội các nước trên thế giới.

Nga lên kế hoạch đình chỉ tham gia tổ chức có Ukraine và Mỹ, từ chối đóng góp, cân nhắc rút khỏi các tổ chức quốc tế khác?

Nga lên kế hoạch đình chỉ tham gia tổ chức có Ukraine và Mỹ, từ chối đóng góp, cân nhắc rút khỏi các tổ chức quốc tế khác?

Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin hôm 13/2 cho biết, Quốc hội nước này sẽ bỏ phiếu đối với quyết định ...

Nga-Ukraine: Thực hư việc Mỹ từ chối 'đóng băng' cuộc xung đột quân sự, Tổng thống Putin đã sẵn sàng thỏa hiệp?

Nga-Ukraine: Thực hư việc Mỹ từ chối 'đóng băng' cuộc xung đột quân sự, Tổng thống Putin đã sẵn sàng thỏa hiệp?

Ngày 13/2, Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin từ Nga tiết lộ sau khi liên hệ với các nhà hòa giải, Washington đã bác bỏ ...

Doanh nhân Argentina: Việt Nam là thị trường có nhiều 'cơ hội và rất đa dạng', đừng bỏ lỡ thời cơ!

Doanh nhân Argentina: Việt Nam là thị trường có nhiều 'cơ hội và rất đa dạng', đừng bỏ lỡ thời cơ!

Tờ La Nacion của Argentina vừa có bài viết nói về kinh nghiệm của doanh nhân Argentina đầu tư tại Việt Nam và kêu gọi ...

Kinh tế Mỹ: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2024 bất ngờ tăng cao hơn kỳ vọng, Fed có cắt giảm lãi suất?

Kinh tế Mỹ: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2024 bất ngờ tăng cao hơn kỳ vọng, Fed có cắt giảm lãi suất?

Số liệu mới cho thấy CPI của nền kinh tế Mỹ trong tháng 1/2024 tăng 0,3%, sau khi tăng 0,2% hồi tháng 12/2023. Điều chỉnh ...

Tin cũ hơn

Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc