Kinh tế Ukraine: Phía sau những công bố tài trợ tỷ USD là gì?

Minh Anh
Bế tắc, tổn thất ngày càng tăng nhanh hơn và nhiều hơn so với khả năng Kiev có thể dự tính. Cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ kéo dài đến bao giờ?... không ai có thể dự đoán được chính xác, nhưng nền kinh tế Ukraine sẽ sớm sụp đổ nếu không có thêm viện trợ ngay từ bây giờ.
Theo dõi TGVN trên
abc
Kinh tế Ukraine: Phía sau những công bố tài trợ tỷ USD là gì? Trong ảnh: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trực tuyến trong phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ, tháng 5/2022. (Nguồn: EPA-EFE)

“Kế hoạch Marshall” cho Kiev

Trong nhiều tuần qua, các cuộc thảo luận của các nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách quốc tế và Ukraine tập trung chủ yếu vào một “Kế hoạch Marshall” cho Kiev, mổ xẻ các vấn đề kỹ thuật xung quanh việc tái thiết nền kinh tế đang bế tắc này, từ vấn đề chống tham nhũng đến chương trình nghị sự xanh.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, việc tái thiết Ukraine, điều quan trọng là phải xây dựng niềm tin và mang lại cho người dân nước này hy vọng.

Phương Tây đã đưa ra những lời hứa hào phóng, nhưng việc triển khai thực tế lại chậm một cách đáng thất vọng. Theo tính toán của Viện Kinh tế thế giới Kiel - cơ quan theo dõi các hỗ trợ tài chính đã cam kết cho Ukraine, tính lũy kế, Kiev hiện được các nhà tài trợ hứa hẹn hỗ trợ khoản ngân sách có giá trị hơn 31 tỷ Euro.

Nhưng thực tế, chỉ có khoảng 7,6 tỷ Euro thực sự được giải ngân trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến ngày 28/6. Đến tận cuối tháng 6 đầu tháng 7, dòng vốn mới bắt đầu vào đều đặn hơn.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị viện trợ là khoảng 11 tỷ USD, vẫn thấp hơn một bậc so với các khoản thanh toán hydrocacbon cho Nga trong cùng thời kỳ.

Trong khi đó, dự trữ ngoại tệ của Ukraine vẫn đang "chảy máu". Ngày 20/7, Kiev đã phải yêu cầu các chủ sở hữu Eurobond cho hoãn thanh toán nợ, bởi việc trả nợ đối với họ đang trở thành gánh nặng quá lớn đối với ngân sách, cũng như với cán cân thanh toán trong tương lai.

Ukraine đang gánh khoản nợ nước ngoài kỷ lục gần 57 tỷ Hryvnia (tương đương 1,93 tỷ USD) từ tháng 9/2021, trong khi thu ngân sách nhà nước chỉ đủ chi trả cho 1/3 nhu cầu tài chính của quốc gia. Ngân hàng Quốc gia Ukraine (NBU) đã bán tới 1 tỷ USD mỗi tuần để theo kịp tốc độ nhu cầu ngoại tệ và để bảo vệ tỷ giá hối đoái.

Ngày 20/7, NBU đã quyết định điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ Hryvnia giảm 25% so với USD xuống 36,60 Hryvnias = 1 USD từ 29,25 Hryvnias = 1 USD.

Dự trữ ngoại tệ của Ukraine ở mức 23 tỷ USD vào cuối tháng Sáu. Với tốc độ tổn thất hiện tại, có nghĩa là Kiev sẽ sớm đứng trước bờ vực sụp đổ tài chính, nếu dòng vốn viện trợ không được đẩy nhanh.

Có một số lý do khiến dự trữ ngoại hối của nước này nhanh chóng "tụt dốc" và tất cả đều nằm ngoài tầm tay của Kiev. Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã phá hủy nền kinh tế và viện trợ nước ngoài dù được nhiều quốc gia mạnh mẽ tuyên bố vẫn không đủ để bù đắp lỗ hổng. Các khoản chi liên quan đến cuộc xung đột tăng vọt và tất cả các khoản chi tiêu khác đang được giữ ở mức tối thiểu.

Nguồn vốn nước ngoài khan hiếm đang buộc NBU phải mua trái phiếu chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách khổng lồ, đạt 4 tỷ USD vào tháng 5 và gần 6 tỷ USD vào tháng 6.

Từ tháng 3 đến tháng 5, nguồn thu của chính phủ Tổng thống Volodymyr Zelensky chỉ chiếm khoảng 40% chi tiêu cần thiết để điều hành đất nước và thanh toán các hóa đơn. 40% khác được NBU "gánh vác". Phần còn lại được tài trợ bởi các khoản viện trợ không hoàn lại (khoảng 7% chi tiêu trong ba tháng của cuộc xung đột), các khoản vay nước ngoài và phát hành trái phiếu địa phương.

Cuộc xung đột với Nga khiến nguồn tài nguyên và các ngả đường xuất khẩu của Ukraine bị chặn hầu hết. Xuất khẩu trước chiến dịch quân sự của Ukraine đạt 40% GDP, với hai nguồn thu lớn nhất là ngũ cốc và sản phẩm luyện kim. Nhưng giờ đây, hai trong số các nhà máy luyện kim quan trọng nhất của Ukraine đã bị phá hủy ở Mariupol và hiện đang bị chiếm đóng. Ngũ cốc ở các vùng chiến sự thuộc miền Nam Ukraine đều trong vòng phong tỏa của Nga.

Các mặt hàng xuất khẩu còn lại rất thiếu năng lực vận chuyển. Hàng hóa chủ yếu được vận chuyển qua đường biển và các cảng ở Biển Đen hiện đang bị các tàu chiến Nga phong tỏa.

Các cuộc đàm phán gần đây do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc điều tiết đã mở ra con đường xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ cảng Odessa. Nhưng cho đến nay, không ai dám khẳng định về một kết quả chắc chắn, bởi hàng loạt yếu tố bất định từ bên ngoài, hoàn toàn không phụ thuộc vào mong muốn của Kiev.

Trong khi đó, nhập khẩu vẫn đang gia tăng, được thúc đẩy bởi chế độ tỷ giá hối đoái cố định, nhu cầu tiêu dùng phục hồi sau cú sốc đầu tiên của cuộc xung đột với Moscow và giá năng lượng tăng mạnh.

Bế tắc - kinh tế Ukraine đang kêu cứu

Ukraine đã cố gắng hết sức để khắc phục khó khăn. Nhằm hỗ trợ đồng nội tệ, từ rất sớm, NBU đã đưa ra các hạn chế đối với thanh toán ở nước ngoài, với danh sách “hàng nhập khẩu quan trọng được phép” ngày một dài.

Đầu tháng 4/2022, để ngăn chặn tình trạng khan hiếm hàng hóa, thuế VAT và phí hải quan đã được dỡ bỏ đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu. Ngày 1/7, các quy tắc thuế VAT và thuế hải quan trước xung đột được khôi phục nhằm giảm bớt áp lực đối với tài chính công và góp phần làm cho hàng hóa Ukraine trở nên cạnh tranh hơn và cải thiện cán cân thương mại.

abc
Các tình nguyện viên phát thức ăn ở Kharkov, Ukraine. (Nguồn: UPI)

Trong khi đó, những người rời khỏi Ukraine đi lánh nạn vẫn đang tiêu tiền từ các tài khoản thuộc nước này trên toàn thế giới. Tính đến tháng Sáu, tổng số người rời Ukraine được ước tính là hơn 5 triệu và không phải tất cả họ đều nghèo và phải sống bằng trợ cấp xã hội. Nhiều người vẫn tiếp tục làm việc từ xa cho các tổ chức Ukraine, phụ nữ và trẻ em được nhận được hỗ trợ tài chính từ những người chồng và người cha ở lại đất nước.

Theo ước tính, tổng cộng, người Ukraine ở nước ngoài chi tiêu gần 1,5 tỷ USD/tháng thông qua thanh toán từ thẻ ngân hàng Hryvnia của họ. Số tiền này cũng góp phần làm cạn kiệt nguồn dự trữ của NBU.

Có thể nói, cho đến nay, NBU và Bộ Tài chính Ukraine đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ duy trì khả năng phục hồi của nền kinh tế và khu vực tài chính của đất nước. Các ngân hàng đang hoạt động hiệu quả, lương hưu và phúc lợi được thực hiện và lương vẫn đang được chi trả đều đặn.

Tuy nhiên, không thể tránh khỏi một giới hạn đối một quốc gia đang có xung đột quân sự - những tác động của suy thoái kinh tế nghiêm trọng, cơ sở hạ tầng tiếp tục bị phá hủy, nhà ở và tài sản sản xuất không được đầu tư.

Nếu Ukraine mất ổn định kinh tế và tài chính, chiến tuyến cũng sẽ tan vỡ. Hậu phương cần đảm hoạt động để tiền tuyến "yên tâm" hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên, điều này sẽ không thể xảy ra nếu những lời hứa về vũ khí vẫn còn trên giấy và hỗ trợ tài chính không được biến thành tiền thật.

Một nhóm các nhà kinh tế Ukraine đã xây dựng một số nguyên tắc với hy vọng các khoản tài trợ có thể đúng và trúng, hỗ trợ Kiev bảo vệ sự ổn định kinh tế của nước này:

Thứ nhất, cần hành động nhanh chóng để đảm bảo Ukraine không thua về kinh tế. Tuy nhiên, thời gian rất quan trọng. Dư địa cho việc tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu ở Ukraine hiện rất hạn chế, nên một dòng tài chính nhanh chóng và ổn định là cần thiết.

Số tiền tài trợ được kỳ vọng sẽ bù đắp được khoảng thiếu hụt ngân sách, bao gồm cả nhu cầu phục hồi nhanh chóng ở các khu vực đang còn xung đột. Không cần phải đợi chiến dịch quân sự của Nga kết thúc mới khởi động nỗ lực tái thiết.

Người dân ở các thị trấn và làng mạc bị tàn phá cần một nơi ở, cơ sở hạ tầng phải được sửa chữa trước khi mùa Đông đến, trẻ em phải đi học và người già, người bệnh cần được tiếp cận với các dịch vụ y tế.

Thứ hai, các khoản tài trợ được ưu tiên hơn các khoản vay. Dù các khoản vay ưu đãi và dài hạn cũng rất quan trọng, nhưng chính phủ Ukraine tiếp tục phải chịu gánh nặng nợ nần, điều đó sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế thời hậu chiến.

Theo các điều kiện hiện tại, tỷ lệ nợ/GDP có thể tăng từ mức trước chiến tranh là 50% lên 100%. Tuy nhiên, hiện chỉ có 18% viện trợ là dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, phần còn lại đều là các khoản vay dài hạn.

Một nguyên tắc nữa được đưa ra là mọi sự hỗ trợ tài chính và các nỗ lực tái thiết phải bao trùm và không phân biệt đối xử. Trong đó, việc xác định đối tượng thụ hưởng, khuyến khích các quyết định và thực hiện sát sườn nhất với những người bị ảnh hưởng trong cộng đồng và khu vực bị tác động do cuộc xung đột.

Cuối cùng, giới phân tích Ukraine ca ngợi, mọi viện trợ quân sự, nhân đạo và tài chính cho Ukraine, nhưng cho rằng, phần lớn các khoản viện trợ thiếu tính cấp bách, bị "ru ngủ" bởi các cuộc đàm phán về sự phục hồi lâu dài và một tương lai EU cho Ukraine.

Vấn đề cấp bách là, cuộc xung đột Nga-Ukraine còn kéo dài đến khi nào thì không ai có thể dự tính được và Kiev cần các khoản hỗ trợ ngay bây giờ.

Kinh tế Trung Quốc khó khăn chưa từng có, hy vọng giải cứu thế giới vụt tắt?

Kinh tế Trung Quốc khó khăn chưa từng có, hy vọng giải cứu thế giới vụt tắt?

Khi tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn trên toàn cầu chậm lại do lạm phát cao, trầm trọng hơn bởi cuộc xung đột ...

Giá vàng hôm nay 19/8: Giá vàng lại mắc kẹt dưới 1.800 USD, sức mạnh phục hồi khó cản của 'đối thủ', vàng vẫn là 'ngôi sao' trong thế giới đầy bất ổn

Giá vàng hôm nay 19/8: Giá vàng lại mắc kẹt dưới 1.800 USD, sức mạnh phục hồi khó cản của 'đối thủ', vàng vẫn là 'ngôi sao' trong thế giới đầy bất ổn

Giá vàng hôm nay 19/8 bị mắc kẹt dưới 1.800 USD/ounce một lần nữa và bị chi phối bởi USD. Các nhà phân tích cho ...

Cuộc đua chất bán dẫn: 'Bơm' thêm 52 tỷ USD để dẫn đầu, liệu Mỹ có thể đánh bại Trung Quốc?

Cuộc đua chất bán dẫn: 'Bơm' thêm 52 tỷ USD để dẫn đầu, liệu Mỹ có thể đánh bại Trung Quốc?

Các chuyên gia và những đại diện của ngành bán dẫn lại tỏ ra không quá lạc quan về khả năng Mỹ sẽ chiếm vị ...

Chủ tịch Duma Quốc gia Volodin: Không thể phát triển kinh tế toàn cầu mà không có Liên bang Nga

Chủ tịch Duma Quốc gia Volodin: Không thể phát triển kinh tế toàn cầu mà không có Liên bang Nga

Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin gia nhận định lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga giống như một chiếc boomerang.

Hút vốn vào các khu kinh tế đặc biệt, Indonesia 'tung' loạt ưu đãi thuế chưa từng có

Hút vốn vào các khu kinh tế đặc biệt, Indonesia 'tung' loạt ưu đãi thuế chưa từng có

Chính phủ Indonesia đã cam kết đưa các đặc khu kinh tế (SEZ) trở thành ưu tiên chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ...

(theo Foreignpolicy)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Thông qua dự luật ngân sách vào phút chót, chính phủ Mỹ được ‘cứu’ khỏi cảnh phải đóng cửa

Thông qua dự luật ngân sách vào phút chót, chính phủ Mỹ được ‘cứu’ khỏi cảnh phải đóng cửa

Trong nỗ lực phút chót nhằm tránh chính phủ phải đóng cửa một phần, Hạ viện Mỹ ngày 30/9 đã thông qua một dự luật ngân sách tạm thời.
Chuyên gia chia sẻ bài học xây dựng thương hiệu từ văn hóa doanh nghiệp

Chuyên gia chia sẻ bài học xây dựng thương hiệu từ văn hóa doanh nghiệp

Theo các chuyên gia, văn hóa doanh nghiệp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.
Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt cơ hội mới

Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt cơ hội mới

Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, Việt Nam nhiều khả năng giữ được đà tăng trưởng cao trong tương lai dù vẫn phải đối mặt với không ít ...
TikTok chính thức bị cấm bán hàng tại Indonesia

TikTok chính thức bị cấm bán hàng tại Indonesia

TikTok Shop vừa bị giáng một đòn mạnh, sau khi chính phủ Indonesia chính thức đưa ra thông báo cấm giao dịch thương mại điện tử trên những nền tảng ...
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023: Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về Việt Nam

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023: Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về Việt Nam

Chiều 30/9, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023.
Tình hình Sudan: Gần 5,5 triệu người dân bỏ nhà đi lánh nạn, LHQ cảnh báo dịch tả đáng quan ngại

Tình hình Sudan: Gần 5,5 triệu người dân bỏ nhà đi lánh nạn, LHQ cảnh báo dịch tả đáng quan ngại

Tình hình xung đột tại Sudan đã và đang khiến gần 5,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa để đi lánh nạn. Đây là con số đáng báo động ...
Chuyên gia chia sẻ bài học xây dựng thương hiệu từ văn hóa doanh nghiệp

Chuyên gia chia sẻ bài học xây dựng thương hiệu từ văn hóa doanh nghiệp

Theo các chuyên gia, văn hóa doanh nghiệp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023: Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về Việt Nam

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023: Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về Việt Nam

Chiều 30/9, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023.
Giá tiêu hôm nay 1/10/2023, thị trường phản ứng tiêu cực, bất chấp nguồn cung giảm, giá hồ tiêu vẫn không thể bật tăng, vì sao?

Giá tiêu hôm nay 1/10/2023, thị trường phản ứng tiêu cực, bất chấp nguồn cung giảm, giá hồ tiêu vẫn không thể bật tăng, vì sao?

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 69.000 – 72.000 đồng/kg.
Quảng Ninh: Đẩy mạnh thương mại vùng biên

Quảng Ninh: Đẩy mạnh thương mại vùng biên

Hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sự ổn định và tăng trưởng hàng năm.
An Giang quảng bá sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, từng bước khẳng định giá trị và chất lượng

An Giang quảng bá sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, từng bước khẳng định giá trị và chất lượng

tỉnh An Giang tổ chức Chương trình quảng bá sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia chương trình OCOP,...
Giá cà phê hôm nay 30/9/2023: Giá cà phê đồng loạt giảm, áp lực đè nặng lên các thị trường kỳ hạn; xuất khẩu cà phê Việt Nam có thể đạt kỷ lục mới

Giá cà phê hôm nay 30/9/2023: Giá cà phê đồng loạt giảm, áp lực đè nặng lên các thị trường kỳ hạn; xuất khẩu cà phê Việt Nam có thể đạt kỷ lục mới

Giá cà phê thế giới đồng loạt quay đầu giảm khi áp lực đè nặng lên các thị trường kỳ hạn...
Bất động sản mới nhất: Thị trường khủng hoảng niềm tin, Chính phủ ban hành ‘cẩm nang cầm tay chỉ việc’, sửa chung cư cần xin phép cơ quan nào?

Bất động sản mới nhất: Thị trường khủng hoảng niềm tin, Chính phủ ban hành ‘cẩm nang cầm tay chỉ việc’, sửa chung cư cần xin phép cơ quan nào?

Chính phủ yêu cầu thẩm định gấp cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Việt Nam là điểm đến rất hấp dẫn với nhà bán lẻ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Giá tiêu hôm nay 28/9/2023, xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực giảm mạnh; tiêu Việt chiếm thị phần lớn nhất tại Mỹ

Giá tiêu hôm nay 28/9/2023, xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực giảm mạnh; tiêu Việt chiếm thị phần lớn nhất tại Mỹ

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước nối dài đà giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 69.000 – 72.000 đồng/kg.
Hai Hiệp hội 'bắt tay' phát triển bất động sản gắn với du lịch

Hai Hiệp hội 'bắt tay' phát triển bất động sản gắn với du lịch

Thị trường bất động sản gắn liền với du lịch, nghỉ dưỡng sẽ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời gian tới, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.
Bất động sản mới nhất: Thất vọng với phân khúc được kỳ vọng ‘phá băng’, Hải Phòng lọt ‘mắt xanh’ nhà đầu tư, điều kiện tách thửa giãn dân

Bất động sản mới nhất: Thất vọng với phân khúc được kỳ vọng ‘phá băng’, Hải Phòng lọt ‘mắt xanh’ nhà đầu tư, điều kiện tách thửa giãn dân

Thị trường đang khủng hoảng thiếu cung, Hà Nội gặp khó khăn trong việc thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Tin vui từ thị trường phía Nam, ‘thỏi nam châm’ Cẩm Phả, điều kiện chuyển đất nông nghiệp xen kẹt thành đất ở

Bất động sản mới nhất: Tin vui từ thị trường phía Nam, ‘thỏi nam châm’ Cẩm Phả, điều kiện chuyển đất nông nghiệp xen kẹt thành đất ở

Tin vui từ thị trường phía Nam, quy định về chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp xen kẹt thành đất ở… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
BerRiver Jardin – Tổ hợp căn hộ cao cấp đang được chào đón tại quận Long Biên

BerRiver Jardin – Tổ hợp căn hộ cao cấp đang được chào đón tại quận Long Biên

Nhiều năm qua, phát huy những ưu thế về quy hoạch và hạ tầng giao thông, quận Long Biên đã và đang là điểm sáng thu hút người mua nhà có nhu cầu ở thực ...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 29/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Đồng bạc xanh giảm mạnh sau khi lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 29/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Đồng bạc xanh giảm mạnh sau khi lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 29/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Đồng bạc xanh giảm mạnh sau khi lập đỉnh mới.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 28/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Kinh tế khả quan, đồng bạc xanh lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 28/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Kinh tế khả quan, đồng bạc xanh lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 28/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Kinh tế khả quan, đồng bạc xanh lập đỉnh mới.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 27/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Đồng bạc xanh không đổi, Yen có bị can thiệp?

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 27/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Đồng bạc xanh không đổi, Yen có bị can thiệp?

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 27/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 26/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Đồng bạc xanh tăng tốc

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 26/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Đồng bạc xanh tăng tốc

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 26/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 25/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vọt, đồng bạc xanh tiếp tục nhảy múa

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 25/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vọt, đồng bạc xanh tiếp tục nhảy múa

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 25/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vọt, đồng bạc xanh tiếp tục nhảy ...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 22/9: Tỷ giá USD, EUR, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Đồng bạc xanh tiếp tục tăng, đang ở mức cao nhất trong 6 tháng

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 22/9: Tỷ giá USD, EUR, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Đồng bạc xanh tiếp tục tăng, đang ở mức cao nhất trong 6 tháng

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 22/9: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Đồng bạc xanh tiếp tục tăng, đang ở mức cao nhất trong 6 tháng.
Phiên bản di động