Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Nhất Phong
Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) diễn ra mới đây tại Bắc Kinh cho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng xanh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024, ngày 5/9.

Với sự tham dự của các nguyên thủ, lãnh đạo chính phủ, phái đoàn từ 54 quốc gia châu Phi, nhiều tổ chức quốc tế và Liên minh châu Phi (AU), sự kiện cho thấy tầm vóc của FOCAC và tương lai hợp tác châu Phi – Trung Quốc ngày càng được rộng mở.

Vượt phạm vi truyền thống

Kể từ khi được thiết lập vào năm 2000, FOCAC đã phát triển thành một nền tảng quan trọng cho hợp tác Nam-Nam, một mô hình hợp tác quốc tế hiệu quả giữa Trung Quốc với châu Phi.

Theo tờ SCMP, tại lễ khai mạc hôm 5/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu bật một số lĩnh vực hợp tác giữa hai bên trong tương lai, đưa ra đề xuất 10 điểm nhằm thúc đẩy quá trình hiện đại hóa châu Phi.

Lãnh đạo Trung Quốc cam kết, sẽ tiếp tục hỗ trợ khoảng 50,6 tỷ USD cho châu Phi trong 3 năm tới, giúp tạo ra ít nhất 1 triệu việc làm và mở cửa thị trường cho 33 nước kém phát triển nhất khu vực này. Ngoài ra, Bắc Kinh sẽ xây dựng 25 trung tâm nghiên cứu châu Phi và mời 1.000 quan chức, chính khách khu vực đến Trung Quốc để tìm hiểu về quản trị hiện đại. Trung Quốc cũng sẽ cung cấp 1 tỷ NDT viện trợ quân sự cho châu Phi, giúp đào tạo 6.000 quân nhân và 1.000 sĩ quan thực thi pháp luật cho lục địa này.

Bên cạnh đó, Trung Quốc lên kế hoạch thực hiện 30 dự án kết nối và 1.000 "dự án nhỏ, đẹp" tại châu Phi trong khuôn khổ Sáng kiến vành đai và con đường (BRI); thực hiện 20 dự án số hóa để giúp châu lục này "đón nhận cuộc cách mạng công nghệ mới"...

Châu Phi vốn là khu vực ủng hộ và tham gia tích cực nhất vào BRI. Cho đến nay, hầu hết các nước châu Phi có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đều đã ký kết các văn bản hợp tác trong khuôn khổ BRI.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, kim ngạch thương mại hai bên đạt kỷ lục, với 222,1 tỷ USD vào năm 2023. Trung Quốc liên tục duy trì vị thế là đối tác thương mại lớn nhất của lục địa này trong 15 năm liên tiếp. Điều đáng chú ý là cán cân thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đã chuyển từ thâm hụt sang thặng dư thương mại từ năm 2015.

Đến cuối năm 2022, đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi vượt mức 47 tỷ USD. Hiện Trung Quốc là đối tác đầu tư lớn thứ tư ở châu Phi sau Mỹ, Anh và Pháp.

Với con số hơn 50 tỷ USD cam kết rót vào châu Phi tại FOCAC lần này, cao hơn con số khoảng 30 tỉ USD cam kết tại diễn đàn ở Dakar, Senegal 3 năm trước, cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu lục này đã vượt ra ngoài phạm vi truyền thống thời gian qua là thương mại, cơ sở hạ tầng và chăm sóc sức khỏe.

Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại châu Phi là điều không cần phải bàn cãi. (Nguồn: Shutterstock)
Đang có sự hiện diện ngày càng tăng của các công ty Trung Quốc tại châu Phi, nhất là trong lĩnh vực năng lượng và khai khoáng. (Nguồn: Shutterstock)

Năng lượng xanh là trọng tâm

Một trong những chủ đề nổi bật nhất của FOCAC 2024 là hợp tác năng lượng tái tạo và phát triển môi trường bền vững. Trung Quốc cam kết hỗ trợ nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, cung cấp công nghệ năng lượng mới và phát triển công nghiệp xanh cho châu Phi.

Những cam kết này phản ánh vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc với tư cách là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về năng lượng tái tạo, giúp châu Phi giảm lượng khí thải carbon.

Trung Quốc cam kết sẽ triển khai 30 dự án năng lượng sạch trên khắp châu Phi, lập quỹ đặc biệt để phát triển các chuỗi công nghiệp xanh, nâng cao năng lực quản lý và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt và thủy điện.

Việc tập trung vào hợp tác năng lượng giữa hai bên dựa trên các cơ chế hợp tác trước đó, bao gồm Tuyên bố về hợp tác Trung Quốc-châu Phi trong chống biến đổi khí hậu được thông qua tại Dakar năm 2021 và Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu châu Phi tại Nairobi, Kenya năm 2023.

Đặc biệt, việc Trung Quốc tán thành Kế hoạch tổng thể về hệ thống điện lục địa của Cơ quan phát triển Liên minh châu Phi (AUDA) là điều đáng chú ý. Kế hoạch này phù hợp với Chương trình nghị sự 2063 của AU nhằm chuyển đổi cơ sở hạ tầng năng lượng của châu Phi nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững.

Một khía cạnh quan trọng khác của quan hệ đối tác năng lượng giữa Trung Quốc và châu Phi là hợp tác trong sử dụng hòa bình các công nghệ hạt nhân.

Hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác thông qua các nền tảng quốc tế quan trọng như Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Thỏa thuận hợp tác khu vực châu Phi về nghiên cứu, phát triển và đào tạo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân (AFRA) và Ủy ban Năng lượng hạt nhân châu Phi (AFCONE).

Hiện hai bên đang xem xét khả năng ký kết một thỏa thuận 3 bên giữa Cơ quan Năng lượng nguyên tử của Trung Quốc, IAEA và AU để thúc đẩy việc sử dụng hòa bình công nghệ hạt nhân. Thông qua các sáng kiến này, Trung Quốc và châu Phi hy vọng sẽ thúc đẩy một khuôn khổ quản trị hạt nhân toàn cầu công bằng, chính đáng và phản ánh nhu cầu của các nước đang phát triển.

Cam kết của Bắc Kinh đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo trên khắp châu Phi là một trong những kết quả hứa hẹn nhất của FOCAS 2024.

Các dự án đa dạng này tập trung vào khai thác các nguồn năng lượng khác nhau, bao gồm năng lượng mặt trời, gió và hydro xanh... Việc tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện của châu Phi thể hiện sự chuyển đổi tại lục địa này, nơi từ lâu vốn phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống như nhiên liệu hóa thạch.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi này, Trung Quốc đang hỗ trợ chuyên môn, đầu tư tài chính và các chương trình xây dựng năng lực phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng nước. Trọng tâm không chỉ là sản xuất điện mà còn cải thiện mạng lưới truyền tải và phân phối một cách hiệu quả và đáng tin cậy hơn.

Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời và chuyên môn này sẽ được chia sẻ với các quốc gia châu Phi để xây dựng các nhà máy điện mặt trời quy mô lớn cũng như các hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời phân tán. Các hệ thống như vậy đặc biệt phù hợp với các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa thường không được cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng điện truyền thống.

Hợp tác năng lượng của châu Phi với Trung Quốc cũng mở rộng sang các ngành công nghiệp ngoài sản xuất điện. Bằng cách kết nối châu Phi với chuỗi cung ứng toàn cầu cho các sản phẩm xanh, hai bên hướng đến mục tiêu thúc đẩy một cơ sở công nghiệp bền vững hơn, không chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng hiện tại mà còn chuẩn bị trước cho những thách thức trong tương lai.

Một trong những sáng kiến chính hỗ trợ quá trình chuyển đổi công nghiệp của châu Phi là dự án Tăng tốc hợp tác đổi mới năng lượng Trung Quốc-châu Phi. Chương trình này sẽ hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp xanh và carbon thấp trên khắp lục địa, khuyến khích liên doanh và chia sẻ các cách làm tốt nhất.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và châu Phi cùng chứng kiến ​​lễ ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về dự án cải tạo tuyến đường sắt Tanzania-Zambia tại Bắc Kinh ngày 4/9. (Nguồn: THX)
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và châu Phi cùng chứng kiến ​​lễ ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về dự án cải tạo tuyến đường sắt Tanzania-Zambia tại Bắc Kinh ngày 4/9/2024. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Hỗ trợ chuyên môn, xây dựng năng lực

Một phần quan trọng trong hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và châu Phi bao gồm đào tạo chuyên môn và xây dựng năng lực. Trung Quốc cam kết tiếp tục cung cấp các chương trình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các chính phủ và doanh nghiệp châu Phi cải thiện năng lực quản lý cơ sở hạ tầng năng lượng.

Thành công lâu dài của các dự án năng lượng tái tạo ở châu Phi phụ thuộc vào khả năng vận hành và bảo trì đáng tin cậy và hiệu quả của các chuyên gia địa phương.

Hai bên sẽ tổ chức Hội nghị thúc đẩy dự án hợp tác năng lượng lần thứ 2 theo khuôn khổ Quan hệ Đối tác năng lượng AU-Trung Quốc. Đây sẽ là diễn đàn cho đối thoại chính sách, trao đổi kỹ thuật và hợp tác giữa các nhóm nghiên cứu Trung Quốc và châu Phi. Các cuộc đối thoại này sẽ tập trung vào các vấn đề chính sách, công nghệ và quản lý liên quan đến năng lượng tái tạo, giúp tạo ra khuôn khổ toàn diện cho hợp tác.

Một khía cạnh quan trọng khác của quan hệ đối tác năng lượng Trung Quốc-châu Phi là xây dựng các khuôn khổ chính sách và quy định chặt chẽ để hỗ trợ đầu tư vào năng lượng tái tạo. Sự hợp tác này nhằm mục đích cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo của châu Phi bằng cách giải quyết các thách thức tiềm ẩn như sự không chắc chắn về quy định, hạn chế về cơ sở hạ tầng và cạnh tranh của thị trường.

Với sự hỗ trợ của Trung Quốc, các chính phủ châu Phi sẽ nỗ lực nâng cao năng lực của các tổ chức điều tiết để quản lý và thúc đẩy tốt hơn các sáng kiến về năng lượng tái tạo. Điều này cũng sẽ liên quan đến việc tạo ra các chính sách đầu tư phù hợp với xu hướng toàn cầu và các công nghệ mới nổi, giúp châu Phi trở thành nhân tố cạnh tranh trên thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu.

Quan hệ hợp tác giữa châu Phi và Trung Quốc đã được duy trì trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt, sau hơn 20 năm hoạt động của FOCAC, châu Phi đã và đang ngày càng trở thành một đối tác địa chính trị, thị trường quan trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung Quốc và châu Phi trong nhiều lĩnh vực, nổi lên là hợp tác năng lượng mới và phát triển bền vững, sẽ giúp đảm bảo an ninh năng lượng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đồng thời thúc đẩy việc chuyển năng lực sản xuất của Trung Quốc sang lục địa này, mang lại lợi ích kinh tế và địa chính trị chiến lược cho cả hai bên.

Trung Quốc và loạt bước đi 'vào lòng' châu Phi: Nâng cấp quan hệ, khẳng định tương lai chung

Trung Quốc và loạt bước đi 'vào lòng' châu Phi: Nâng cấp quan hệ, khẳng định tương lai chung

Ngày 4/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp các nhà lãnh đạo châu Phi đến Bắc Kinh tham dự Hội nghị thượng ...

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi: Mối quan hệ trong 'kỳ trăng mật', Bắc Kinh ra cam kết lớn, LHQ mong 'sửa chữa bất công'

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi: Mối quan hệ trong 'kỳ trăng mật', Bắc Kinh ra cam kết lớn, LHQ mong 'sửa chữa bất công'

Sáng 5/9, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC) năm 2024 đã diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Nam Phi muốn chiến lược hóa quan hệ với Trung Quốc trên mặt trận kinh tế

Nam Phi muốn chiến lược hóa quan hệ với Trung Quốc trên mặt trận kinh tế

Chính phủ liên minh mới gồm 10 đảng của Nam Phi đặt mục tiêu tăng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, nhằm thắt chặt ...

Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh đang tăng cường đầu tư chiến lược nhằm ...

Khiến Mỹ ngày càng lu mờ, Trung Quốc đã để lại dấu ấn tại châu Phi như thế nào?

Khiến Mỹ ngày càng lu mờ, Trung Quốc đã để lại dấu ấn tại châu Phi như thế nào?

Trung Quốc bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Phi trong nhiều thập kỷ, trước cả khi Sáng kiến Vành đai Con ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm trường Tiểu học Võ Thị Thắng ở La Habana

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm trường Tiểu học Võ Thị Thắng ở La Habana

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong rằng nhà trường tiếp tục nối tiếp truyền thống, không ngừng vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam-Cuba.
Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024: Lực cầu yếu, thị trường trầm lắng, người mua ít quan tâm, nhà cung cấp thận trọng

Giá tiêu hôm nay 27/9/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ'

Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn trong nước 'bùng nổ'

Giá vàng hôm nay 27/9/2024: Giá vàng tăng mạnh nhất từ trước đến nay, khởi động đợt lên giá thứ 2; giá vàng nhẫn 'bùng nổ', nên đầu tư ngay ...
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung ...
Ngoại giao bán dẫn ‘cất cánh’ giấc mơ Ấn Độ

Ngoại giao bán dẫn ‘cất cánh’ giấc mơ Ấn Độ

Ấn Độ đã công bố một kế hoạch táo bạo nhằm thúc đẩy ngành sản xuất điện tử với tham vọng biến quốc gia Nam Á này trở thành cường ...
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang ...
Điểm tin thế giới sáng 27/9: Indonesia cảnh báo nguy cơ Thế chiến III, Trung Quốc phản đối Mỹ tăng thuế, Đối thoại nhân quyền EU-Qatar

Điểm tin thế giới sáng 27/9: Indonesia cảnh báo nguy cơ Thế chiến III, Trung Quốc phản đối Mỹ tăng thuế, Đối thoại nhân quyền EU-Qatar

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/9.
Tin thế giới 26/9: Nga cảnh báo hạt nhân tới phương Tây, Mỹ ‘bơm’ tiếp 375 triệu USD cho Ukraine, Trung Đông bên bờ vực xung đột toàn diện

Tin thế giới 26/9: Nga cảnh báo hạt nhân tới phương Tây, Mỹ ‘bơm’ tiếp 375 triệu USD cho Ukraine, Trung Đông bên bờ vực xung đột toàn diện

Anh áp trừng phạt mới lên Nga, Indonesia đề xuất hạ nhiệt ở Biển Đông, Trung Quốc gọi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất, Venezuela đình chỉ bay trực tiếp tới Chile.
Tình hình Lebanon: 12 nước và khu vực ra tuyên bố chung, nỗi niềm của Beirut

Tình hình Lebanon: 12 nước và khu vực ra tuyên bố chung, nỗi niềm của Beirut

Tình hình căng thẳng Lebanon-Israel từ tháng 10/2023 là không thể chấp nhận được, làm dấy lên nguy cơ leo thang bạo lực lan rộng hơn ở khu vực.
Giáo hoàng Francis thực hiện chuyến công du hiếm hoi tới châu Âu

Giáo hoàng Francis thực hiện chuyến công du hiếm hoi tới châu Âu

Chuyến công du Luxembourg và Bỉ trong các ngày 26-29/9 là chuyến thăm hiếm hoi đến châu Âu của Giáo hoàng Francis.
Nga khẳng định động thái mới về hạt nhân giúp làm lạnh 'những cái đầu nóng', hy vọng Mỹ 'đủ lý trí'

Nga khẳng định động thái mới về hạt nhân giúp làm lạnh 'những cái đầu nóng', hy vọng Mỹ 'đủ lý trí'

Việc sửa đổi Học thuyết hạt nhân của Nga là lời cảnh báo đối với phương Tây và là điều không thể tránh khỏi.
Venezuela tạm dừng các chuyến bay, Chile 'lấy làm tiếc'

Venezuela tạm dừng các chuyến bay, Chile 'lấy làm tiếc'

Chính phủ Chile ngày 25/9 bày tỏ sự tiếc nuối trước quyết định đình chỉ các chuyến bay thẳng giữa hai nước của Venezuela.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm giữa Somalia và Ethiopia một lần nữa bị hoãn cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia này.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ấn Độ chứng minh thành công ba trụ cột trong chiến lược quốc phòng với quốc gia láng giềng Trung Quốc, bao gồm năng lực, uy tín và giao tiếp.
Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Theo báo CubaDebate, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương
Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội quan trọng để đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng và bế tắc, đồng thời phản ánh những nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập BRICS, đặc biệt liên quan đến sự 'lựa chọn Đông-Tây' của nước này.
Truyền thông khu vực Mỹ Latinh đề cao chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Truyền thông khu vực Mỹ Latinh đề cao chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tờ Regeneración, kênh truyền thông Mexico, có bài viết đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Những lời khẳng định 'chắc nịch' của ông Modi

Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Những lời khẳng định 'chắc nịch' của ông Modi

Trong chuyến thăm Mỹ vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ đã thể hiện quan điểm trên nhiều vấn đề như vai trò của nhóm Bộ tứ, tình hình Biển Đông...
Phiên bản di động