Ban Chỉ huy Chiến dịch giải phóng miền Nam trong cuộc họp quyết định cuối tháng 3/1975. (Ảnh tư liệu) |
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam từng được Hoa Kỳ tiến hành với đầy tham vọng: triệt tiêu phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, dung dưỡng bè lũ ngụy quyền tay sai để dần thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, tạo lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội ở châu Á...
Tuy nhiên, những mưu toan đó đã không bao giờ thực hiện được. Sau thất bại thảm hại của các cuộc “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, nhất là thất bại của cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc cuối năm 1972, trước sức ép mạnh mẽ của dư luận quốc tế, ngày 27/1/1973, Hoa Kỳ đã phải ký Hiệp định Paris, buộc rút hết quân khỏi miền Nam, dù vẫn bảo kê chế độ ngụy quyền Sài Gòn nhằm thực thi chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Đánh giá đúng tình hình, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa III) đã nhận định: “...Bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam là con đường vũ lực”. Do vậy, phải nắm vững chiến lược tấn công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự - chính trị - ngoại giao, tiến lên giành toàn thắng.
Xe tăng Quân giải phóng đánh chiếm dinh Độc Lập, sáng ngày 30/4/1975. (Ảnh tư liệu) |
Đương đầu với cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân miền Nam, sau khi bại trận ở Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), bè lũ ngụy quyền tan tác, phải bỏ vùng chiến lược Tây Nguyên, rồi mất dần hết các tỉnh Nam Trung Bộ và phải chạy dạt về co cụm, cố thủ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với trung tâm là Sài Gòn.
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh, huy động lực lượng hơn 250.000 quân, 570 xe tăng và xe bọc thép, gần 1.100 khẩu đại bác, nhiều máy bay chiến đấu… đánh vào Sài Gòn từ 5 hướng (Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam).
Theo mệnh lệnh chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng phút từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng!”, ngày 26/4, bắt đầu Chiến dịch.
Ngày 30/4, quân Giải phóng ồ ạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. 11h30 ngày 30/4/1975, Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đại thắng. Những ngày đầu tháng 5/1975, ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, quân dân ta đã đồng loạt tấn công và nổi dậy, tiêu diệt và làm tan rã nốt lực lượng còn lại của chế độ ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.
Quân giải phóng áp giải Tổng thống Dương Văn Minh và ban lãnh đạo ngụy quyền Sài Gòn ngày 30/4/1975. (Ảnh tư liệu) |
Như vậy, trải qua 20 năm, nhân dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược kiểu thực dân mới, quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt và tàn bạo nhất từ sau Thế chiến II. Hoa Kỳ đã đưa vào miền Nam nước ta đội quân viễn chinh hơn 600.000 tên làm nòng cốt cho hơn 1 triệu tên ngụy. Nếu tính cả số lính người nước ngoài khác (chư hầu) tham chiến tại Việt Nam thì chúng đã sử dụng hơn 800.000 quân, ném xuống lãnh thổ nước ta 7.850.000 tấn bom và tiêu tốn tổng cộng tới 352 tỷ USD.
Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc oanh liệt 30 năm kháng chiến gian khổ của dân tộc ta (1945-1975).
Binh lính Mỹ và gia đình rút khỏi Sài Gòn, ngày 30/4/1975. (Ảnh tư liệu) |
Thắng lợi này chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước Việt Nam, làm cho Tổ quốc ta độc lập, hai miền Bắc - Nam thống nhất vẹn toàn, bước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nó cũng góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới chống áp bức và nô dịch, để vươn tới độc lập, tự do, công bằng, dân chủ, văn minh, đồng thời làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, “đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội” như nêu rõ trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ IV (tháng 12/1976).
| Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva Sáng nay, 25/4, Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024) chính ... |
| Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong kỳ nghỉ lễ ... |
| Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng gặp mặt đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài Sáng 28/2, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp, làm việc với ... |
| Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra vào tháng 5/2024 Triển lãm kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ là dịp để công chúng ôn lại các bài học lịch sử giá ... |
| Phong guitar và mùa Xuân chiến sĩ Tôi gặp nghệ sĩ Lê Hùng Phong thật tình cờ nhưng lại không mấy bất ngờ khi nghe anh chia sẻ về dự án Cây ... |