Nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, GVCC. TS. Trần Quốc Dương khẳng định, mỗi người dân tự hào về khả năng vươn lên mạnh mẽ của dân tộc. |
Cảm xúc của ông như thế nào vào những ngày này, khi chuẩn bị kỷ niệm Ngày Cách mạng Tháng Tám?
Không chỉ tôi mà mọi người dân Việt Nam, có thể nói nói rộng ra nhiều dân tộc bị áp bức dưới chế độ thực dân trên thế giới cũng tự hào về ngày này.
Cách mạng Tháng Tám đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trên cả hành tinh này, lần đầu tiên có một nước thuộc địa nửa phong kiến tự đấu tranh giành được chính quyền về tay nhân dân lao động.
Lần đầu tiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã thực sự là một nước độc lập, tự do. Cứ mỗi năm đến những ngày này, đối với tôi, tinh thần Cách mạng Tháng Tám lại dâng trào khó tả. Có lẽ đây cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam.
Thời nay, chúng ta cần đề cao lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ ra sao?
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trước hết là do chúng ta có Đảng Cộng sản Việt Nam sáng suốt và bản lĩnh, có lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh, có dân tộc anh hùng, đoàn kết chặt chẽ, một lòng làm cách mạng. Chúng ta biết tận dụng thời cơ và có thực lực. Do nắm bắt được thời cơ, sự gặp gỡ giữa những yếu tố chủ quan và khách quan mà đã “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
Thời đại ngày nay là thời đại Hồ Chí Minh, người đã vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển góp phần hoàn thiện Học thuyết Mác - Lênin đặc biệt vấn đề giải phóng thuộc địa, lần đầu tiên trên thế giới được chứng minh cách mạng vô sản có thể thành công ở các nước thuộc địa.
Mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ sinh ra lớn lên trong điều kiện đất nước hòa bình, độc lập phải biết tự hào về truyền thống của dân tộc: độc lập tự chủ, tự mình giải phóng cho mình, tranh thủ thời cơ, nắm bắt quy luật phát triển để đưa dân tộc vươn lên…
Theo tôi, với giới trẻ càng tự hào về truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, phải phấn đấu vươn lên sáng tạo, chủ động, bản lĩnh để đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ căn dặn và mong muốn.
Vậy theo ông, cần làm gì để phát huy những giá trị của Cách mạng Tháng Tám vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, cũng như nâng cao vị thế của đất nước hơn nữa trên trường quốc tế?
Thế hệ trẻ hôm nay được thừa hưởng thành quả của cha ông, hơn bao giờ hết cần nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước hết, cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm chủ mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. Tích cực chủ động hội nhập, hòa nhập nhưng kiên định, độc lập. Coi nhân tố bên trong là quyết định, bên ngoài là quan trọng để xây dựng và bảo vệ đất nước.
"Được tiếp xúc với nhiều bạn trẻ, tôi nhận thấy giới trẻ thời nay thông minh, năng động, ham hiểu biết và luôn 'chuyển động' không ngừng. Các em luôn biết thể hiện những “giao diện” cá nhân khi ra ngoài xã hội cũng như khi hội nhập quốc tế. Tôi tin, thế hệ trẻ ngày nay sẽ biết kế thừa những thành quả cách mạng của thế hệ cha ông, sẽ phấn đấu, học tập không ngừng để làm rạng rỡ cho dân tộc, đất nước". |
Phát huy truyền thống cách mạng, độc lập tự chủ, sáng tạo, góp phần làm sáng tỏ lý luận về Chủ nghĩa xã hội, con đường lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tích cực nghiên cứu lý luận, vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, tranh thủ thời cơ, đương đầu với thách thức, đoàn kết giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong hội nhập quốc tế, cần tích cực, chủ động, hòa nhập không hòa tan, kiên định với mục tiêu của Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, hội nhập chân thành, khiêm tốn nhưng đề cao sức mạnh dân tộc, thời đại Hồ Chí Minh.
Cách mạng Tháng Tám mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. (Nguồn: TTXVN) |
Ông có thể chia sẻ ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đối với việc giáo dục thế hệ trẻ ngày nay?
Có thể nói, Cách mạng Tháng Tám đã bổ sung cho lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, chứng minh tính đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin, tính sáng tạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam trong nhiệm vụ cách mạng.
Việt Nam - dân tộc đầu tiên từ thuộc địa giành chính quyền về tay nhân dân. Đây là điều hết sức tự hào, do đó, giới trẻ cần tranh thủ thời cơ, phát huy tính chủ động tích cực, đoàn kết để đạt được mục đích.
Bên cạnh đó, chúng ta tự hào về khả năng vươn lên mạnh mẽ của dân tộc. Con người Việt Nam đoàn kết, sáng tạo có thể làm chủ mọi lĩnh vực. Quá trình đó kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, trong đó nội lực là quyết định, bên ngoài là quan trọng, biết tranh thủ thời cơ thực hiện xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Ở một khía cạnh khác, tôi nhận thấy, giới trẻ Việt Nam rất yêu sử Việt, thích học sử Việt nhưng cũng cần thay đổi phương pháp viết sử, dạy sử và học sử Việt Nam. Đặc biệt, cách học sử cần nâng cao lòng tự hào dân tộc, chiến thắng mọi khó khăn, chính mình vươn lên.
Được tiếp xúc với nhiều bạn trẻ, tôi nhận thấy giới trẻ thời nay thông minh, năng động, ham hiểu biết và luôn “chuyển động” không ngừng. Tôi tin, thế hệ trẻ ngày nay sẽ biết kế thừa những thành quả cách mạng của thế hệ cha ông, sẽ phấn đấu, học tập không ngừng để làm rạng rỡ cho dân tộc, đất nước.
Bên cạnh đó, các em cũng cần nhận thức và tự hào về truyền thống dân tộc. Muốn vậy, cần giáo dục, tuyên truyền cho các thế hệ qua nhiều hình thức, biện pháp đa dạng, phong phú.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
| Học nghề hay học đại học cũng hãy biến mình thành người lao động trình độ cao Có nhiều sinh viên học đại học kiểu “học đại”, nhiều chương trình đào tạo không thực sự có chất lượng cao, không đáp ứng ... |
| 'Lỗ hổng' ứng xử văn minh nơi công cộng nhìn từ việc xả rác sau show BlackPink ThS. Đinh Văn Thịnh, Giám đốc Công ty giáo dục kỹ năng Angel cho rằng, nhìn từ việc xả rác sau đêm diễn của nhóm ... |
| Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ đối thoại với giáo viên ngày 15/8 Ngày 15/8 tới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn sẽ gặp gỡ và đối thoại với các nhà giáo, cán bộ quản lý, ... |
| Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đối thoại với giáo viên: 'Nóng' vấn đề chế độ chính sách và mức lương Trong cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân ... |
| Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Mức lương giáo viên mầm non vẫn thấp so với mặt bằng chung Tại buổi gặp gỡ toàn ngành Giáo dục diễn ra sáng nay (15/8), Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, mức lương của giáo ... |