Kỷ niệm về ông Ung Văn Khiêm

Cơ hội của một cán sự ở Bộ Ngoại giao, như ông Hoàng Tuý, gặp riêng được Lãnh đạo Bộ lúc đó là Thứ trưởng Ung Văn Khiêm thật không dễ dàng chút nào. Nhưng ông vẫn cứ xin gặp…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Ai Cập A. Nasser tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm tại Ai Cập (1957).

Chuyện là thế này: Hồi khoảng 1955-1956, ông Hoàng Tuý đang công tác tại Phòng Quản lý Phóng viên, Vụ Báo chí, thì ông được ông Phạm Ngọc Quế, người chuẩn bị sang làm Đại sứ Việt Nam tại Miến Điện, chọn là một trong những cán bộ Sứ quán. Mọi việc tưởng như đã "thuận buồm xuôi gió", và ông Hoàng Tuý chỉ chờ ngày lên đường thôi. Chính vì vậy, trong lễ đính hôn của mình, trước họ hàng nhà gái, ông Hoàng Tuý đã long trọng thông báo tin mừng đó.

Thế nhưng, ít hôm sau, lại có lệnh của Vụ Tổ chức-Cán bộ báo xuống là ông Hoàng Tuý không được đi, do có một số vấn đề lý lịch chưa rõ ràng. Vốn dân xứ Quảng, chuyện gì cũng muốn làm "ra ngô ra khoai", ông lên gặp Vụ Tổ chức - Cán bộ, và biết được rằng có một người cấp trên và cũng là đồng hương của ông, đã báo lên cấp cao hơn rằng trong thời gian Cách mạng Tháng Tám, ông Hoàng Tuý đã tham gia một tổ chức phản cách mạng, và đã từng bị bắt giam…Đại sứ Phạm Ngọc Quế đã buộc phải tìm người thay ông Túy vì thời gian sang Miến Điện đã tới.

Về phần mình, ông Hoàng Tuý lại thấy cách giải quyết như thế với ông hoàn toàn không ổn. Có người còn bảo với ông, không biết đùa hay thật, rằng vụ này "rất gay", và chỉ có lãnh đạo cao cấp mới giải quyết được. Và ông Hoàng Tuý cũng nghĩ xin lên gặp ông Ung Văn Khiêm là giải pháp duy nhất… Bởi ông nghĩ, ông Ung Văn Khiêm vốn là trí thức Nam Bộ, chắc phóng khoáng và vị tha. Thứ hai ông nghĩ ông Ung Văn Khiêm sẽ không để ý tới sai lầm của cái tuổi 17 (năm 1945 ông Tuý mới 17 tuổi). Thế là ông Tuý xin gặp ông Ung Văn Khiêm cho bằng được, với lý do trình bày rõ vấn đề. Và, đúng như suy đoán của ông Tuý, ông Ung Văn Khiêm đã đồng ý tiếp…

Hoá ra câu chuyện đã xảy ra không hoàn toàn như người cấp trên và đồng hương của ông Hoàng Tuý báo cáo với tổ chức. Trong những ngày trước Cách mạng tháng 8, sau khi Nhật đảo chính Pháp, người chú ruột của ông Tuý là ông Hoàng Phê (sau này là Giáo sư Ngôn ngữ và là nhà từ điển học nổi tiếng) đã từ Sài Gòn về Hội An tổ chức ra Hội Phản Đế ở đó để chuẩn bị khởi nghĩa, hưởng ứng chung với phong trào Cách mạng đang sục sôi trên toàn quốc.

Ngay ông Hoàng Phê, khi đứng ra thành lập ra tổ chức Phản Đế, cũng chỉ biết đây là một tổ chức kháng Nhật, và mưu cầu độc lập cho đất nước. Ông Hoàng Phê đã không hề biết trên thế giới nó có liên quan đến ông Tạ Thu Thâu, một lãnh tụ Đệ Tứ Cộng Sản, theo tư tưởng của Lev Trotski, đầu tiên là đồng chí và sau này là kẻ thù không đội trời chung của Stalin.

Là một chàng thanh niên sinh trưởng trong một gia đình yêu nước (cháu của Tổng đốc Hoàng Diệu, và bố ông là Hoàng Dư vốn là Đốc học ở Vinh đã bị Pháp sa thải vì tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hội), nên tuy chưa đầy 17 tuổi, ông Hoàng Túy đã tham gia làm giao thông liên lạc trong tổ chức của ông chú Hoàng Phê từ tháng 7/1945 đến tháng 9/1945.

Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, tháng 9/1945, đại diện của Đảng Cộng sản tại miền Trung lúc đó là Võ Chí Công đã về Hội An giải thích nguồn gốc xuất phát của hội Phản Đế và tuyên bố giải tán hội này. Ông Tuý được thả sau 2 ngày bị bắt giam ở Hội An, và đến tháng 10/1945 ông đã tham gia đội Tuyên truyền Xung phong tỉnh Quảng Nam, rồi gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong quân ngũ, ông đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam…

Nghe xong câu chuyện, ông Ung Văn Khiêm, đã bảo rằng hồi đó trên cả nước có nhiều tổ chức cách mạng, chủ yếu là đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước, và ai ở đâu thấy phong trào nào thì theo phong trào ấy, chứ có biết rõ nó là thế nào đâu. Ông còn cười và nói: "Lúc đó, cậu mới chưa được 17 tuổi mà, biết cái gì."

Sau khi nhắc Vụ Tổ chức - Cán bộ kiểm tra lại lý lịch lần nữa cho yên tâm, ông Ung Văn Khiêm đã chỉ đạo họ rằng không có lý do gì để ngăn cản ông Hoàng Tuý đi công tác tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Đến tháng 11/1956, ông Tuý được phân công sang làm phiên dịch tiếng Anh ở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Indonesia…

Rất tiếc, sau đó (đầu năm 1963) ông Ung Văn Khiêm đã rời khỏi Bộ Ngoại giao để sang Bộ Nội vụ, và cuộc đời ngoại giao của ông Tuý cũng chấm dứt ở đó. Ông về Trường Ngoại giao trở thành một giáo viên tiếng Anh cho đến năm 1976, trước khi chuyển sang làm việc tại Nhà Xuất bản Ngoại văn do Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện phụ trách.

Nhớ tới Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm, người viết bài này lại nhớ đến lời điếu do ông Võ Văn Kiệt, người đã có thời gian từng là phụ tá cho ông tại tỉnh Bạc Liêu, đọc trong tang lễ của ông rằng: "Thưa Anh Ba Khiêm thương mến, Anh để lại cho chúng tôi một gia tài, đó là tấm lòng độ lượng, đó là sự vị tha, đó là niềm lạc quan, đó là chân tình và ý muốn ai cũng giác ngộ qua cảm hóa, thuyết phục."

Hoàng Ngọc

Ông Ung Văn Khiêm (13/2/1910-20/3/1991) là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ 2/1961 đến 4/1963

Là nhà ngoại giao xuất sắc thuộc thế hệ học trò đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Ung Văn Khiêm đã có những đóng góp nổi bật vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Ngành trong những năm đầu thập kỷ 1960, phục vụ sự nghiệp khôi phục và phát triển đất nước, tiếp tục đề cao Hội nghị Geneva, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam, tăng cường đoàn kết 3 nước Đông Dương, mở rộng quan hệ với các nước XHCN và dân tộc chủ nghĩa, đồng thời tích cực phối hợp với các hoạt động đối ngoại của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.

Về xây dựng Ngành, Bộ trưởng Ung Văn Khiêm đã đưa Bộ Ngoại giao phát triển thêm một bước mới bằng việc xây dựng bộ máy tổ chức, nội dung công tác của Bộ, của từng đơn vị và quy định chế độ, lề lối làm việc, phối hợp thống nhất công tác đối ngoại theo Nghị định 157/CP của Chính phủ.

Năm 1955, ông được cử làm Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Hiệu trưởng Trường Cán bộ ngoại giao-ngoại thương (thuộc Bộ Ngoại giao) và Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Theo Đại sứ Phạm Ngạc, "Thứ trưởng Ngoại giao đầu tiên ngồi làm việc tại ngôi nhà nhiều mái hiện nay là Ông Ung Văn Khiêm (lúc đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao)".

Bài viết cùng chủ đề

70 năm Ngoại giao Việt Nam

Đọc thêm

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá ...
Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, kết hợp các chương trình khuyến mãi… giúp giá bán của nhiều mẫu ô tô lắp ráp trong nước ...
Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 24/12. Lịch âm 24/12/2024? Âm lịch hôm nay 24/12. Lịch vạn niên 24/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động