Kỳ vọng về làn sóng đầu tư mới

Với lịch trình hoạt động dày đặc, chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (4-8/6) được kỳ vọng sẽ góp phần tạo nên làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam, đồng thời truyền tải thông điệp về một Việt Nam tích cực, chủ động, có trách nhiệm đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170601150600 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Nhật Bản
tin nhap 20170601150600 Tổng kết một năm dậy và học tiếng Việt tại Kobe (Nhật Bản)

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường đã chia sẻ như vậy với TG&VN trước thềm chuyến thăm chính thức Nhật Bản và dự Diễn đàn Tương lai châu Á (báo Nikkei tổ chức) của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

tin nhap 20170601150600
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm chính thức Việt Nam (ngày 16-17/1/2017) (Nguồn: VGP News).

Xét cả trên bình diện quan hệ song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản, cũng như trên bình diện khu vực và quốc tế, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa như thế nào, thưa Đại sứ?

Thứ nhất, Diễn đàn Tương lai châu Á do báo Nikkei tổ chức hàng năm là diễn đàn rất uy tín trong khu vực và trên thế giới. Với chủ đề “Chủ nghĩa toàn cầu giữa ngã tư đường - bước đi tiếp theo của châu Á”, Diễn đàn năm nay thu hút sự quan tâm của dư luận với các khách mời đặc biệt, cấp cao hơn hẳn các năm trước như Tổng thống Philippines Duterte, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Lào Thoonglun, Phó Tổng thống Indonesia, Phó Thủ tướng Thái Lan, nguyên Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong, nguyên Thủ tướng Malaysia Mahathir, Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới và nhiều chính khách, học giả có tên tuổi khác của khu vực và trên thế giới. Đại diện nước chủ nhà có cả Thủ tướng Shinzo Abe và Ngoại trưởng Kishida cùng tham dự.

Trong danh sách các diễn giả “hoành tráng” như trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được Ban Tổ chức Hội nghị trân trọng mời làm diễn giả chính và phát biểu ngay tại phiên khai mạc. Điều này cho thấy Hội nghị và nước chủ nhà rất coi trọng vai trò, tiếng nói của Việt Nam trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có nhiều đổi thay khó lường.

Với ý nghĩa đó, đây sẽ là một cơ hội tuyệt vời để Thủ tướng Chính phủ truyền tải đến cộng đồng quốc tế thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam tích cực, chủ động, có trách nhiệm đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới, một Việt Nam đang tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới với các đối tác và doanh nghiệp các nước, trong đó có  Nhật Bản.

Thứ hai, chuyến thăm gồm lãnh đạo nhiều bộ, ngành và địa phương, doanh nghiệp lớn của Việt Nam, chắc chắn sẽ tiếp thêm xung lực cho mối quan hệ song phương vốn đã và đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị- an ninh, ngoại giao, tới kinh tế-thương mại và đầu tư, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao lưu nhân dân ở cấp độ quốc gia cũng như cấp địa phương giữa các tỉnh, thành phố của cả hai nước.

Trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có cuộc hội đàm và trao đổi sâu rộng, cởi mở với Thủ tướng Shinzo Abe, yết kiến Nhà Vua Nhật Bản, gặp gỡ Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện, Liên minh nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam và nhiều lãnh đạo tổ chức, đoàn thể, thống đốc một số tỉnh quan trọng hàng đầu của Nhật Bản, lãnh đạo nhiều tập đoàn kinh tế lớn, đại diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Nói chung, chương trình làm việc rất dày đặc, chúng tôi phải tính sát sao tới từng phút cho mỗi cuộc gặp. Điều đó cho thấy sự quan tâm hết sức lớn của các giới, các tổ chức kinh tế, xã hội và các địa phương Nhật Bản tới chuyến thăm của Thủ tướng với kỳ vọng chuyến thăm sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực và cụ thể cho sự phát triển hơn nữa của quan hệ hai nước trong thời gian tới.

tin nhap 20170601150600
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường.

Trong hơn một năm sau khi Việt Nam có Chính phủ mới (tháng 4/2016), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe đã có năm lần gặp gỡ và trao đổi với nhau. Điều này có lẽ cũng gửi gắm nhiều thông điệp, thưa Đại sứ?

Việc xây dựng và vun đắp những mối quan hệ cá nhân thân tình giữa các nhà lãnh đạo luôn luôn là một yếu tố hết sức quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Thủ tướng ta dự Hội nghị G7 mở rộng tại Mie và đã có cuộc hội đàm đầu tiên rất thành công với Thủ tướng Abe tại Tokyo (tháng 5/2016); hai Thủ tướng cũng đã gặp gỡ và trao đổi với nhau bên lề các Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) tại Mông Cổ (tháng 7/2016), Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào (tháng 9/2016), tiếp đó là chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ hai của Thủ tướng Shinzo Abe (tháng 1/2017) và cuộc gặp gỡ lần này tại Tokyo.

Chỉ riêng tần suất gặp gỡ, trao đổi thường xuyên như trên đã phần nào nói lên mức độ gần gũi và tin cậy giữa những người đứng đầu Chính phủ hai nước. Điều đó cũng có tác động không nhỏ tới đà phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Nhìn rộng hơn, chuyến thăm chính thức Nhật Bản đầu tiên này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần được đặt trong tổng thể các hoạt động đối ngoại dồn dập và sôi nổi của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam nhằm triển khai một cách đồng bộ và toàn diện, chủ động và sáng tạo đường lối đối ngoại rộng mở, độc lập tự chủ của Đảng và Nhà nước ta. Có thể nói, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực phức tạp như hiện nay, không có nhiều nước có thể phát triển quan hệ tốt đẹp cùng một lúc với hầu hết tất cả các nước lớn, các nước láng giềng, bạn bè gần xa, các tổ chức quốc tế chủ chốt trong khu vực và ở tầm toàn cầu như Việt Nam.

Chính điều này đã góp phần tạo dựng vị thế đối ngoại vững chắc, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sự ổn định và phát triển của đất nước. Trong tất cả các mối quan hệ đối ngoại đó, mối quan hệ "Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á" giữa Việt Nam và Nhật Bản luôn luôn nằm ở vị trí quan trọng hàng đầu.

Đặt trong bức tranh toàn cảnh đó, chúng ta càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

tin nhap 20170601150600
Lắp ráp ô tô tại Nhà máy Honda Việt Nam.

Được biết, trong chuyến thăm Nhật Bản lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nội dung kinh tế cũng rất nổi trội.

Đúng là trong chuyến thăm lần này, bên cạnh các cuộc hội đàm, gặp gỡ với lãnh đạo các chính giới, đảng phái của Nhật Bản nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực, nội dung thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước là trọng tâm của chuyến thăm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất quan tâm và trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị cho toàn bộ chuyến thăm, nhất là các nội dung kinh tế. Thủ tướng sẽ có các cuộc ăn sáng, ăn trưa làm việc với nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ, sản xuất chế tạo, tin học,... và tranh thủ tiếp riêng cũng như đi thăm một vài trụ sở và cơ sở sản xuất của các công ty, tập đoàn đang có ý định đầu tư lớn vào nước ta trong thời gian tới. Thủ tướng cũng sẽ tiếp lãnh đạo các tổ chức kinh tế quan trọng như Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế (JICA),Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) để bàn về các định hướng hợp tác ODA, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong những năm tới.

Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Diễn đàn kinh tế Việt-Nhật với chủ đề "Hướng tới kỷ nguyên mới của quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản". Đây sẽ là diễn đàn doanh nghiệp lớn nhất từ trước tới nay giữa hai nước với sự tham dự của khoảng 1.500 đại biểu, trong đó khoảng 1.300 là đại diện của các tập đoàn, công ty sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực của Nhật Bản cùng với hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam. Điều này thể hiện sự quan tâm rất cao của Chính phủ và giới doanh nghiệp Nhật Bản tới các tiềm năng hợp tác, kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.

“Nội dung kinh tế của chuyến thăm lần này là rất lớn, rất quan trọng, nhưng cũng rất cụ thể, thể hiện bằng các dự án, hợp đồng ký kết với tổng giá trị lớn tới hàng chục tỷ USD giữa các doanh nghiệp và các địa phương của hai nước. Đây là con số kỷ lục, cho thấy tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai bên còn rất lớn”.

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường

Thủ tướng Việt Nam sẽ có bài phát biểu quan trọng để truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng và minh bạch tại Việt Nam, một Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động, phục vụ người dân, phục vụ doanh nghiệp. Thủ tướng Việt Nam cũng dành nhiều thời gian để trực tiếp lắng nghe và giải đáp các nguyện vọng, kiến nghị của các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam. Tại Osaka, Thủ tướng cũng có nhiều cuộc làm việc với các tập đoàn, công ty lớn ở khu vực Kansai.

Bên cạnh đó, Thủ tướng sẽ dự lễ cắt băng khánh thành "Tuần lễ hàng Việt Nam" với hàng chục gian hàng bày bán các sản phẩm, hàng hóa, nông sản của Việt Nam tại một siêu thị lớn của Nhật Bản.

Đáng chú ý nữa là tháp tùng Thủ tướng lần này có lãnh đạo của nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam và các địa phương của Việt Nam cũng sẽ có các ký kết hợp tác, đầu tư với nhiều địa phương, doanh nghiệp Nhật Bản với tổng giá trị nhiều tỷ USD.  

Chúng ta hy vọng chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ góp phần tạo ra một làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm tới.

Trong nước, chúng ta cũng cần có sự chuẩn bị tốt hơn nữa, tạo dựng môi trường thuận lợi đủ điều kiện đón làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản. Đây là nguồn "ngoại lực" hết sức quan trọng, kết hợp với phát huy nội lực mà tôi tin rằng sẽ phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của nước ta trong thời gian tới.

Xin cảm ơn Đại sứ!

tin nhap 20170601150600
Nhật Bản hoan nghênh các nước thành viên tiếp tục trao đổi để TPP sớm được thực thi

Ngày 22/5, tại Nhà khách Chính phủ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật ...

tin nhap 20170601150600
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản

Ngày 20/5 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko ...

tin nhap 20170601150600
Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tại Kanazawa, Nhật Bản

Ngày 17/05 Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản đã phối hợp với Liên đoàn Kinh tế Hokuriku và Viện nghiên cứu ...

Phạm Hằng (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động