TIN LIÊN QUAN | |
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự Ngày Pháp luật do Bộ Quốc phòng tổ chức | |
Bộ Tư pháp trả lời nhiều vấn đề nóng trong công tác quý III và tháng 10 |
Thực tế, sau khi anh thợ điện bị phạt, nhiều người mới tá hỏa tự hỏi: “Có quy định đó thật sao?”. Không ít ý kiến cho rằng, đây là một mức phạt vô cùng bất hợp lý. Luật pháp là “thanh chắn” chặn chúng ta không vượt qua để làm những việc có hại nhưng phải phù hợp. Khi luật không phù hợp chắc chắn sẽ có những phản đối âm thầm, thậm chí là công khai. Khi đó việc thực thi pháp luật sẽ gặp muôn vàn khó khăn.
Không phải bây giờ, những bất cập mới diễn ra liên quan đến luật pháp. Trước đó, những quy định kiểu như “xử phạt nếu đi xe không chính chủ”, “ngực lép không được lái xe”… từng gây bất bình trong dư luận ngay khi còn chưa “ra lò” hoặc vừa có hiệu lực. Phải chăng có sự bất hợp lý ở đâu đó?
Những quy định pháp luật không phù hợp thể hiện rõ sự thiếu thực tiễn của những người thiết kế, xây dựng. Khi dân chưa hiểu luật thì sao có thể tuân theo? Bởi vậy, luật nếu không phù hợp thì phải sửa. Thực tế nước ta có cả “rừng” quy định, làm sao để luật đi vào cuộc sống?
Mới đây Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu: “Cái gì quy định chưa hợp lý thì sửa cho dân nhờ!”. Quan trọng là trong lúc chúng ta đang chỉnh sửa nhiều điều luật chưa hợp lý thì làm cách nào để đồng thời xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật là việc không dễ.
Pháp luật phải nghiêm để tạo tính răn đe, không thể lúc nào cũng “một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”. Nhưng làm sao để dân theo, dân tuân thủ pháp luật khi có rất nhiều quy định được ban ra, dân còn chưa “nằm lòng”, thậm chí lúng túng như “gà mắc tóc”?
Luật vốn sinh ra từ cuộc sống, do con người làm ra để phục vụ con người. Bởi vậy, nhìn từ vụ đổi tiền vừa qua, dù Bộ Tư pháp cho rằng đã làm đúng luật nhưng đúng vào thời điểm này chưa hẳn đã đúng vào thời điểm khác.
Thực tế, hiện nay với “rừng” văn bản pháp luật cùng những quy định chưa hợp lý bị núp bóng dưới nhiều hình thức khiến người dân lúng túng. Có lẽ, không nhiều người biết đến quy định xử phạt từ 80 - 100 triệu đồng (theo nghị định 96) nếu bán 100 USD ở nơi không đúng quy định. Điều đáng nói, nghị định này đã có hiệu lực từ 4 năm qua.
Không dừng lại ở đấy, mới đây Ủy ban Nhân dân TP. Cần Thơ đã miễn phạt 90 triệu đồng cho anh Nguyễn Cà Rê do có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thở phào nhẹ nhõm và mừng cho anh thợ điện nhưng sao tôi vẫn cảm thấy băn khoăn. Người dân sẽ nhìn vào pháp luật như thế nào? Có khi nào sẽ có những sự vụ tương tự bị theo lối mòn và tính răn đe của pháp luật đang ở đâu? Vậy nên, sau những sự việc này, ở khía cạnh nào đó, pháp luật cần được sửa sao cho hợp tình hợp lý hơn.
Luật pháp không có thương lượng. Luật pháp phải giữ nguyên mọi quyết định nếu không có sự bổ sung về chi tiết vụ án. Ngoài ra, khi xử phạt, xét yếu tố nhân thân sẽ khiến các bản án không còn công bằng nữa. Điều đó sẽ làm cho pháp luật Việt Nam luôn khó đoán, khó phân định và khó tuân thủ hơn nhiều lần.
Vậy những lần sau, nếu có người phạm luật rồi bị phạt, có khi nào vì nghèo lại miễn phạt, hẳn rất bất ổn. Một xã hội thượng tôn pháp luật chắc chắn không thể để dân “nhờn thuốc”.
Thiết nghĩ, nên đặt mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện của kẻ phạm tội ra ngoài phiên tòa. Nếu việc xét xử tính đến những yếu tố khác, số lượng các vụ án sẽ gia tăng bởi vì tâm lý sẽ được giảm án làm cho tội phạm bớt sợ sự trừng phạt của pháp luật.
Pháp luật không phải là chuyện thích thì phạt, không thích thì tha. Nhưng làm sao để dân theo nhưng vẫn đảm bảo tính nghiêm minh? Nhiều người nói "luật là để lách". Một trong những nguyên nhân của quan niệm này là do tính nghiêm minh của pháp luật vẫn chưa được đảm bảo.
TS. Vũ Thu Hương
Việt Nam tích cực đóng góp phát triển pháp luật quốc tế
Từ ngày 8-12/10, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, đã diễn ra Hội nghị thường niên lần thứ 57 của Tổ chức Tham vấn pháp ... |
Kết thúc khóa họp thứ 70 Ủy ban Luật pháp quốc tế ILC
Khóa họp thứ 70 của Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) thuộc Liên hợp quốc (LHQ) được tổ chức tại New York (Mỹ) từ ... |
Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn năm 2018-2022. |