Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu và Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc ký kết Thỏa thuận khung về cùng thúc đẩy xây dựng cửa khẩu thông minh trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, ngày 26/6/2023. (Nguồn: Báo Lạng Sơn) |
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, có đường biên giới dài 231,74km tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều di sản văn hoá và địa chất đặc sắc, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, thương mại; có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, là một trong các cực tăng trưởng, hạt nhân trong phát triển kinh tế Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Việc quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh có ý nghĩa thiết thực, quan trọng về nhiều mặt, vừa mang tính cấp thiết, vừa cơ bản lâu dài.
“Hòn ngọc” phía Bắc của Tổ quốc
Bên cạnh thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, Lạng Sơn còn nổi lên như một điểm sáng đầu tư ở khu vực Đông Bắc với lợi thế vị trí gần cửa khẩu, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, nhiều dự án lớn và phát triển đồng bộ giao thông, thương mại và du lịch.
Tỉnh Lạng Sơn là điểm đầu trên tuyến Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài và Hành lang kinh tế trọng điểm quốc gia Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đồng thời là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường Quảng Tây và miền Nam Trung Quốc trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA), đóng góp tích cực trong quá trình hội nhập khu vực.
Đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam và Tập đoàn VSIP trao đổi về dự án KCN VSIP Lạng Sơn. (Nguồn: Báo Lạng Sơn) |
Với lợi thế tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc có nền kinh tế năng động; có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu quốc gia và 9 cửa khẩu phụ, hệ thống cửa khẩu của Lạng Sơn được ví như “cảng nổi” trên
đất liền.
Cùng với hệ thống đường sắt, đường bộ rất thuận tiện nối liền các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng trong những năm gần đây đã tạo cho Lạng Sơn có vị trí đặc biệt quan trọng; hiện nay tỉnh đang trình Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh… là cơ hội lớn để Lạng Sơn thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu và dịch vụ thương mại, công nghiệp.
Bên cạnh tiềm năng về phát triển nông nghiệp, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc phát triển công nghiệp. Đến nay UBND tỉnh đã phê duyệt thành lập 2 khu công nghiệp (KCN) gồm: KCN Đồng Bành và KCN Hữu Lũng; tỉnh đang thực hiện các thủ tục triển khai đầu tư hạ tầng 1 KCN với diện tích đạt gần 600ha; đến năm 2030 tỉnh sẽ có 22 cụm công nghiệp và 6 KCN với tổng diện tích được quy hoạch đạt trên
3.000 ha.
Với mục tiêu phấn đấu trở thành nền kinh tế động lực chủ đạo vùng Đông Bắc, chính quyền tỉnh Lạng Sơn “ghi điểm” trong mắt nhà đầu tư bởi nhiều giải pháp quan trọng, đồng hành cùng doanh nghiệp, hướng tới phát triển bền vững, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, an toàn và luôn đặt người dân, cộng đồng doanh nghiệp là trọng tâm phát triển.
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu tiếp và làm việc với ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam, ngày 17/8/2023. |
Bằng chứng thực tế nhất là trong năm 2023, tỉnh đã đón trên 80 đoàn từ nhiều quốc gia đến làm việc, khảo sát và tìm hiểu cơ hội đầu tư, đặc biệt có sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn đến từ các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… Nhiều tập đoàn lớn trong nước cũng đã có mặt tại Lạng Sơn như Vin Group, Sun Group, Sovico, APEC, VSIP và nhiều tập đoàn đang mong muốn được đầu tư như Viglacera, T&T, TH True Milk…
Trong những năm vừa qua, môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Lạng Sơn liên tục được cải thiện, nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức các cơ quan hành chính nhà nước về việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh đã có chuyển biến tích cực; các thủ tục hành chính được cắt giảm, hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công ngày càng được cải thiện, đem lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghệp.
Năm 2022, tỉnh Lạng Sơn được đánh giá là 1 trong 5 tỉnh, thành phố cung cấp dịch vụ công trực tuyến tốt nhất, thu hút được sự tham gia rộng rãi của người dân và doanh nghiệp. Lạng Sơn đã thành công trong cải thiện chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) - năm 2022 với điểm tổng hợp đạt 67,88 điểm, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 21 bậc so với năm 2021, nằm trong Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất Việt Nam.
Nền tảng cửa khẩu số đầu tiên được triển khai thành công, duy trì ổn định và hoạt động hiệu quả, 100% các xe hàng khai báo trực tuyến và được xử lý trên Nền tảng cửa khẩu số trước khi vào cửa khẩu, trong năm 2023 đã có trên 238.000 lượt phương tiện xuất nhập khẩu khai báo trên Nền tảng cửa khẩu số.
Tính riêng khu vực Miền núi phía Bắc, tỉnh Lạng Sơn xếp thứ 3/14 tỉnh, thành phố; cùng với đó VCCI lần đầu công bố chỉ số xanh để thúc đẩy định hướng phát triển xanh, đầu tư xanh, Lạng Sơn lọt vào Top 3 tỉnh, thành phố có chỉ số xanh cấp tỉnh hàng đầu Việt Nam năm 2022.
Phương châm hành động “hành chính phục vụ”
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, đặc biệt là chủ trương hội nhập quốc tế tại Đại hội XIII của Đảng, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Lạng Sơn đã đặc biệt chú trọng, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai tích cực, hiệu quả, đồng bộ, toàn diện trên cả ba trụ cột: đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân nhằm chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tranh thủ tốt nhất các điều kiện quốc tế thuận lợi, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của một tỉnh biên giới.
Công viên địa chất Lạng Sơn được lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. |
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2020-2025 trong phát triển kinh tế là: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội”.
Với phương châm hành động “hành chính phục vụ”, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cần lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, động lực để cải cách. Tiếp tục nâng cao trách nhiệm, nhất là người đứng đầu, phát huy tính năng động, sáng tạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững.
Trong thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn mong muốn Bộ Ngoại giao tiếp tục quan tâm chỉ đạo, định hướng, phối hợp và hỗ trợ tỉnh trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế trong tình hình mới, mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển; mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Australia, một số nước châu Âu; hỗ trợ công tác xúc tiến FDI, vận động ODA, NGO vào địa bàn tỉnh. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức đối ngoại và hội nhập quốc tế, kỹ năng vận động, đàm phán quốc tế cho đội ngũ cán bộ địa phương. |
| Khai mạc Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 Sáng 18/12, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 với ... |
| (Trực tuyến) Đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại phục vụ phát triển bền vững của các địa phương Nhiều nội dung thiết thực đã được các diễn giả trao đổi sôi nổi tại phiên thảo luận với chủ đề "Đổi mới sáng tạo, ... |
| Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 21: Vì sự phát triển xanh và bền vững của địa phương Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, vào ngày 18/12, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 với chủ đề ... |
| Đưa TP. Hồ Chí Minh đến gần các đối tác quốc tế tiềm năng Từ sau Hội nghị Ngoại giao 31 và Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 20, hoạt động đối ngoại của Việt Nam nói chung và ... |
| Cơ quan ngoại giao là cầu nối vững chắc giữa địa phương với thế giới Những tình cảm, sự tin tưởng của các địa phương dành cho các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và Bộ Ngoại ... |