Lao động nghèo loay hoay giữa đô thị

Giá cả tăng với tốc độ phi mã đã ảnh hưởng đến mọi tầng lớp xã hội. Thế nhưng, những người lao động nghèo tha phương hay có người ví von là công dân hạng hai, thu nhập bấp bênh vào hàng thấp bé, mới là nạn nhân đau khổ nhất của cơn "bão giá" này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Quay trong cơn "bão giá"


Một đêm khuya khoắt, trên đường từ Cần Thơ về bến xe Miền Tây (TPHCM). Xe buýt không còn, đi taxi thì... đắt đỏ,  tôi đành ngoắt một chiếc xe ôm bên đường. Đồng ý cái giá 30.000 đồng cho cuốc xe, người lái xe ôm độ 45 tuổi than thở: "Gần 20 cây số, mức giá này là rẻ đấy. Chở anh đi, rồi chạy về, mất hơn 40 cây số. Vừa trang trải xăng dầu, còn chút đỉnh nuôi vợ con". Anh cho biết, cả gia đình từ TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang lên TPHCM thuê nhà ở đã 4 năm nay. Không hộ khẩu, chẳng tạm trú...; hàng ngày, anh chạy xe ôm, vợ rửa chén thuê cho một quán ăn, nuôi 2 đứa con nhỏ đang tuổi ăn học, khó khăn trăm bề. "Thường thì mỗi ngày tôi chạy được hơn trăm ngàn. Nhưng dạo này giá cả đắt đỏ, giá xăng dầu càng lên cao, nên tiền khách trả, chi phí xăng (30 - 40 ngàn đồng/ngày), có khi tới hơn nửa số tiền thu nhập; còn lại gói ghém mang về đưa vợ, có khi chỉ 40 - 50 chục ngàn đồng/ngày. Vì vậy, tôi cố tranh thủ chạy thêm những chuyến xe đêm, mong kiếm thêm đồng nào hay đồng nấy" - anh nói.


Cùng chung tâm trạng như vậy, ông Tính, từ Thanh Hoá ra trọ ở đường Lê Thanh Nghị (Hà Nội) đi chở khách được hơn năm nay phàn nàn: "Đi ăn suất cơm, tô bún họ tăng dăm nghìn thì dễ mà cuốc xe ôm của mình tăng dăm nghìn sao thấy nhọc ghê. Giá xe ôm tăng là để bù vào hơn 10% giá xăng thôi chứ cứ ép giá quá ai người ta đi. Nãy cũng có người mặc cả chán lại quay sang đi xe buýt kia kìa". Cả tuần nay là những ngày hiếm hoi ông Tính được rảnh rang, cứ ngồi không chờ đợi chứ cũng chẳng dám xơi nước bởi trà thuốc cũng lên giá, chạy xe một ngày kiếm được bao nhiêu. Mà đau đớn hơn, tiền kiếm được ấy là để chữa trị cho bà xã đang nằm chạy thận trong Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

 

Trong khi cánh xe ôm loay hoay, vất vả theo những chuyến xe, thì vợ chồng anh Lê Văn Nghiên - làm thợ hồ xây dựng cao ốc Thịnh Khang, quận 2, TPHCM - cũng tất tả, xanh mặt mày trước cơn lốc giá cả hàng ngày không kém. Vợ anh Nghiên nói: "Vợ chồng từ Thanh Lương, Nghệ An vào làm công cho những công trình xây dựng. Cách đây 1 năm, giá cả chưa đắt đỏ, bọn em còn mang cả 2 đứa con vào cho gần bố mẹ. Nửa năm nay, chi phí cao quá, em đành gửi chúng về quê, thằng anh (5 tuổi) nhờ ông bà nội nuôi, con em (mới 2 tuổi) sống với ông bà ngoại".


Căn nhà mà vợ chồng Nghiên tá túc qua ngày là một góc chòi tập thể, chắp vá bằng những tấm tôn, do chủ thầu xây dựng tạm, kề bên công trình. Ngày nắng như thiêu đốt, đêm ngột ngạt, hôi hám. Bởi ngoài vợ chồng Nghiên, còn hàng chục cặp vợ chồng công nhân khác cũng chui rúc trong lán trại tạm bợ ấy. "Nhưng ít ra, vợ chồng tôi không phải trả tiền thuê nhà. Vậy mà cũng căng lắm anh ạ. Tôi làm mỗi tháng được 1 triệu rưỡi, vợ tôi phụ hồ được 1,2 triệu. Trước đây, hai vợ chồng đi chợ, ăn sáng mỗi ngày, cùng lắm hết 30 ngàn đồng. Nhưng bây giờ, phải 50 ngàn, nếu chỉ dùng 30 ngàn đồng là đói mờ mắt, không làm được. Trước đây, mỗi tháng, vợ chồng tôi gửi về cho ông bà nuôi con gần 2 triệu đồng. Vậy mà gần đây, "số tiền gửi về chỉ còn lại ngót nghét 1 triệu đồng thôi anh ạ. Cao ốc sắp xong rồi, chúng em không biết sắp tới sẽ có việc làm nữa hay không, phải dành khoản tiền cho những ngày kiếm việc, thuê nhà trọ" - chị Nghiên nói.


"Tiền mới vô đầu này, chảy ngay ở đầu kia"


Văn - anh chàng vá xe đầu ngõ - ca cẩm như vậy về giá sữa hộp nuôi con, Văn cho biết: "Con tôi mới hơn 1 tuổi. Bình thường, một hộp sữa chỉ 175 ngàn đồng, nay lên 290 ngàn đồng. Mỗi tháng, riêng tiền sữa nuôi con, từ chỗ có 1,2 triệu đồng/tháng, nay phải 1, 8 triệu đồng. Vá xe muốn mờ mắt, mới có được tiền. Nhưng mỗi một ngày, cầm tiền ra khỏi nhà, mua một món, tiền lại ra...  vèo vèo". Tháng rồi con ốm, vào Bệnh viện Nhi Đồng 2 nằm 4 ngày, hết gần 3 triệu đồng, vợ chồng Văn lại phải vay nóng, đến nay vẫn chưa trả hết. "Mỗi tháng, hai vợ chồng thu nhập có hơn 3 triệu đồng, lo cho con nhỏ hết gần một nửa. Còn lại, nào tiền điện, tiền nước, thuê nhà... làm sao đủ sống? Hai tháng nay, vợ chồng em phải giảm thịt, "ăn chay", ăn rau..." - vợ Văn cho biết. Song, ngay như bó rau muống giờ đây cũng lên giá. Mỗi bó rau, người vợ chia làm đôi, nửa bó cho bữa cơm trưa, nửa bó cho bữa cơm chiều.

 

Cách đây vài hôm, chị T - người chuyên nhận hốt - đổ rác cho khu phố nhà tôi - lu loa với bà con rằng: "Thằng Đ làm công cho em, nó thu giùm tiền rác rồi ôm hết 13 triệu đồng trốn đi biệt rồi". Hỏi ra, cũng xuất phát từ cuộc sống quá khó khăn, vợ chồng Đ từ miền Tây lên làm công, hốt rác thuê cho chị T. Trong một phút bần cùng sinh đạo tặc, Đ cuỗm toàn bộ số tiền rác thu thay chị T, cùng vợ trốn biệt. Trong khi đó, chị T cũng chẳng khá gì hơn, anh T tức tưởi kể lể: "Giá xăng dầu lên cao, phí thu rác từ công ty môi trường đô thị cũng không thấp; trong khi nhà nước cấm sử dụng xe đổ rác tự chế... Cả nhà tôi đang nhấp nhỏm. Đổ rác thuê cho bà con hàng tháng, chủ yếu lấy công làm lời, có dư dả là bao. Đang tích cóp tiền mua chiếc xe chở rác của Tàu, thay xe tự chế. Nay bị mất hết trơn tiền, không biết tính sao đây...". Thật vậy, những ngày gần đây, không còn thấy nhân công nào làm thuê nữa, đích thân vợ chồng chị T dãi dầu dưới nắng đi gom từng bọc rác làm sạch phố phường, ai cũng chạnh lòng.


Những người buôn gánh bán bưng cũng không thoát khỏi cơn lốc giá. Thói quen ăn sáng theo thông lệ của bà Mơ - một người bán rau nhỏ lẻ trên đường Lê Phụng Hiểu (Hà Nội) đã bị thế chỗ bởi cơm đùm, cơm nắm mang đi từ nhà. Gần 20 năm bươn bả kiếm ăn ngoài Hà Nội, cứ 3 giờ sáng nhờ xe đi, 12 giờ trưa lại nhờ xe về quê, đây là lần đầu tiên bà phải "buộc bụng" lại như thế. "Bát phở 15.000 đồng thì bằng phần ba thu nhập rồi", bà kể lể về cái tao đoạn đắt đỏ này. Mò mẫm hơn 20 cây số lên đất Hà thành từ khi còn gà gáy tới quá ngọ mà thu nhập của những người như bà mới non được trăm bạc. "Ấy là đã chi ly gom mớ rau, mớ củ từ ở quê đấy, chứ cái gì cũng ra chợ đầu mối Long Biên mới lấy thì chẳng có đâu như thế". Gánh hàng rau của bà đang nuôi dưỡng ước mơ học hành cho những 3 đứa con, một đứa đang học CĐ, một đứa năm nay thi ĐH, một đứa lớp 5. Cũng cảnh gồng gánh nuôi con, bà Phận, ông Hồng (Phúc Thọ, Hà Tây) từ dăm năm nay cũng lên phố ngồi đường bán sức, làm thuê. Một buổi trưa, vừa trò chuyện với chúng tôi, họ vừa tranh thủ ăn một cặp lồng cơm nguội tanh nguội ngắt với lạc rang muối.

Những người ngoại tỉnh lên Hà Nội thuê nhà làm ăn tỏ ra chật vật hơn. Bởi cuộc sống của họ, từ chỗ ăn, chỗ ngủ đến manh áo, bát cơm đều đang phải chống chọi trực tiếp với giá cả. Bà Giáp, cô Giới (Kim Động, Hưng Yên) bán rau ở Nghĩa Tân đã được gần 20 năm. Khu nhà trọ của họ nằm nép bên dưới những dãy nhà cao tầng dường như không thể xập xệ, ẩm mốc hơn. "Đến nhà tắm, nhà vệ sinh cũng đang phải kê, đậy tạm bợ và hở hoác", thế mà đã tăng hơn 3 lần so với giá thuê ban đầu, lên 500.000 đồng/tháng chưa kể tiền điện, tiền nước.


Thế là chiếc xe thồ của cô Giới lại mang thêm nỗi lo trang trải, không chỉ của riêng cô mà còn chuyện học hành cho hai đứa con, "một đứa đang học ĐH ở với cô ngay nhà trọ, còn một đứa thì đang học nghề ở nhà". Ông chồng cô đã hành đủ thứ nghề, giờ sửa xe đạp, chữa giầy ở cổng ĐHQG Hà Nội. Ba con người trong một phòng trọ, chi phí hàng tháng đã tới tiền triệu mà tiền hai người làm ra đút lợn hàng tháng, nếu trước đây cũng đồng ra đồng vào, sắm sửa được nhiều thứ thì nay đang vơi vãn đi nhiều. Đến cả chiếc xe máy, cũng từ tiết kiệm mà mua được, nay với giá xăng 14.500 đồng/lít, nó chỉ được dùng mỗi khi có việc về quê.


Muôn mặt đời thường, 1001 số phận, vô số cuộc đời như một cuốn phim đang hối hả lướt qua. Không biết đến bao giờ, tới khi nào thì "bão giá" sẽ thôi quay cuồng, thôi vật vã những phận đời khốn khổ?

 

Theo Lao Động

Đọc thêm

Châu Âu 'tuyên chiến' chống nghèo đói ở trẻ em

Châu Âu 'tuyên chiến' chống nghèo đói ở trẻ em

Hoàng hậu Bỉ Mathilde tham dự Hội nghị 'Quyền trẻ em châu Âu: Từ cam kết đến hiện thực' tại Cung điện Egmont ở Brussels, Bỉ từ ngày 2-3/5.
Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Quốc vương Malaysia Ibrahim Sultan Iskandar kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 31/1.
Vietlott 6/5, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 6/5, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 6/5/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 6/5 - xổ số Vietlott Max 3D 6/5. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 6/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott 3D hôm nay.
XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 6/5/2024. ket qua xo so Ho Chi Minh. xổ số thành phố. KQXSHCM ...
XSDT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 6/5/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 6/5/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 6/5/2024. Ket qua xo so Dong Thap. KQXSDT thứ 2. xổ số Đồng Tháp ngày ...
XSCM 6/5, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 6/5/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 6/5, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 6/5/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau nhanh nhất hôm nay - XSCM 6/5/2024. Ket qua xo so Ca Mau. KQXSCM thứ 2. xổ số Cà ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động