TIN LIÊN QUAN | |
Lương tăng nhanh hơn năng suất - Vòng luẩn quẩn kìm hãm tăng trưởng | |
Gần 2/3 lao động thế giới làm việc cho nền kinh tế phi chính thức |
Trong chính Nghị quyết này có đánh giá, trải qua 4 lần cải cách (năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003) nhưng đến nay chính sách tiền lương ở nước ta vẫn còn rất hạn chế, bất cập. Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Lương trong các loại hình doanh nghiệp, chưa phản ánh đúng quan hệ phân phối trong kinh tế thị trường, chưa tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, can thiệp vào quyền tự chủ tiền lương của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và chưa thực sự gắn tiền lương của người lao động với năng suất lao động và hiệu quả trong doanh nghiệp nhà nước…
Người lao động Khó sống với lương tối thiểu. |
Tất cả những bất cập đó kỳ vọng sẽ được giải quyết trong Chính sách tiền lương mới. Trong đó, hai điểm có tính đột phá là Nhà nước không can thiệp vào tiền lương của doanh nghiệp và lương Nhà nước sẽ bằng lương doanh nghiệp từ năm 2021, sẽ giúp Chính sách tiền lương có quan hệ chặt chẽ hơn với các chính sách khác, trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội.
Hệ thống tiền lương đòi hỏi phải giải quyết được các mối ràng buộc trực tiếp liên quan đến các cân đối kinh tế vĩ mô, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cũng như tạo được động lực phát triển cho khối doanh nghiệp.
Vấn đề khó nhất hiện nay là nguồn lực cho cải cách tiền lương. Lương trong khu vực công lấy từ ngân sách. Mà ngân sách, bản chất là lấy từ thuế của dân. Vậy tăng lương cho cán bộ, công chức thì tiền lấy từ đâu? Giải pháp đầu tiên là chi tiêu hợp lý và giải pháp căn cơ là tăng thu ngân sách trên cơ sở tăng trưởng kinh tế.
Muốn có nguồn lực bền vững cho cải cách tiền lương, chúng ta cần thực hiện tốt việc đổi mới cải cách sự nghiệp công lập và cải cách bộ máy hành chính, tinh gọn biên chế… Cải cách tiền lương là muốn tạo ra đột phá, nhưng lại muốn giữ nguyên đối tượng hưởng lương ngân sách, không đánh giá, phân loại, gắn tiền lương với công việc, thì việc cải cách tiền lương không có nhiều ý nghĩa.
Đồng thời, cần có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng GDP. Trên cơ sở sản xuất hiệu quả sẽ tăng nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu công bố mới đây, tốc độ tăng lương của Việt Nam đang nhanh hơn cả năng suất lao động. Đây là vấn đề cần phải lo lắng, bởi thực trạng này đang gián tiếp làm giảm mức tăng trưởng việc làm và giảm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hơn nữa, lâu nay, người dân sợ nhất là cái vòng luẩn quẩn lương chưa tăng, mà giá cả các loại hàng hóa trên thị trường đã thi nhau chạy đua, từ mua 1 kg gạo, đến đi một cuốc taxi giá đều tăng, chỉ bởi vì… “các bác vừa được tăng lương”. Bởi vậy, cần lắm một chính sách nhất quán, rõ ràng để không định kỳ tạo ra những cơn “sóng thần” có tên “tăng lương” quét toàn thị trường.
Thiết nghĩ, lương không chỉ là động lực của người lao động, lương còn là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Hy vọng, với những điểm mới được cập nhật trong nghị quyết về tiền lương, chúng ta sẽ lấy lại được động lực cho người lao động ở cả hai khu vực công - tư. Người lao động tại doanh nghiệp thì hăng say sản xuất của cải vật chất, các cán bộ nhà nước thì có động lực làm việc, hăng say đóng góp “chất xám” cho quốc gia, góp phần xây dựng các chính sách hợp lý, vững chắc cho toàn bộ hệ thống.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ DN nợ lương công nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ... |
Không chỉ lo đời sống, phải giúp công nhân nắm bắt tri thức mới Bên cạnh việc chăm lo đời sống cho công nhân, người lao động, Chính phủ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên ... |
Nỗ lực vì môi trường làm việc của người lao động Với tư duy coi người lao động là một trong những đối tác quan trọng của doanh nghiệp, kể từ khi thành lập vào năm ... |