TIN LIÊN QUAN | |
Tổng Bí thư chúc thọ nhân dịp đồng chí Đỗ Mười tròn 100 tuổi | |
Lê Duẩn: Một nhân cách văn hóa lớn, thấm đẫm hồn Việt |
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng dự và đồng chủ trì Hội thảo cùng Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng.
Hội thảo còn có sự tham dự của đại diện gia đình Tổng Bí thư Lê Duẩn, đông đảo các nhà khoa học đến từ Trung ương và địa phương.
Tổng Bí thư Lê Duẩn trong một cuộc trao đổi với các đồng chí: Lê Toàn, Trần Hữu Dực, Đặng Giá. (Ảnh tư liệu: Gia đình Thanh Bình). |
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Võ Văn Thưởng nêu rõ, Hội thảo khoa học kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn được tổ chức vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Hội thảo vừa để tri ân những công lao, cống hiến to lớn của đồng chí Lê Duẩn với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, vừa góp phần bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, đồng bào và chiến sĩ cả nước hăng hái thi đua lao động sáng tạo, học tập và công tác, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạnh đang đặt ra.
“Tưởng nhớ đồng chí Lê Duẩn, chúng ta tưởng nhớ đến một nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và nhân dân ta, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam, một người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta nguyện học tập tấm gương về ý chí kiên cường, về nhân cách cộng sản mẫu mực của đồng chí Lê Duẩn; kiên trì vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế có hiệu quả, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh.
Ngày 24/4/1980, Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm Lữ đoàn xe tăng 202, đơn vị đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu Nguỵ Sài Gòn ngày 30/4/1975. (Nguồn: TTXVN) |
40 tham luận gửi về Ban Tổ chức và các ý kiến tại Hội thảo đã làm sáng tỏ về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Lê Duẩn, trong đó nhấn mạnh những vấn đề: Đồng chí Lê Duẩn - người chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng; Nhà lý luận lớn, một tư duy sáng tạo của cách mạng Việt Nam; Người học trò xuất sắc, người cộng sự gần gũi và tin cậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhân cách cộng sản mẫu mực; Người con ưu tú của quê hương Quảng Trị.
Các đại biểu dự Hội thảo đều nhất trí cho rằng, với 79 tuổi đời, 56 tuổi Đảng, gần 60 năm hoạt động cách mạng, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Duẩn gắn liền với quá trình cách mạng của dân tộc ta từ những năm 20 đến những năm 80 của thế kỷ XX, nêu tấm gương sáng của một chiến sĩ cộng sản tiên phong, trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đồng chí Lê Duẩn là một tấm gương sáng chói về lòng trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc, về ý chí và tinh thần cách mạng tiến công, về tình cảm nồng nàn, tha thiết với Tổ quốc và nhân dân, với đồng chí và đồng bào, về một tư duy không ngừng nghỉ để tìm tòi, sáng tạo trong đấu tranh và xây dựng…
Đồng chí thực sự là sản phẩm của trí tuệ cách mạng Việt Nam, của giá trị lịch sử - văn hóa Việt Nam, của ý chí độc lập, tự chủ Việt Nam, được thăng hoa lên dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đồng chí Lê Duẩn, tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh ngày 7/4/1907, trong một gia đình lao động có truyền thống yêu nước tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí diễn ra liên tục trên phạm vi cả nước với nhiều trọng trách được Đảng và nhân dân tin cậy, giao phó như: Ủy viên ban Tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ (năm 1931), Bí thư Xứ ủy lâm thời Trung Kỳ (năm 1937), Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng (năm 1939), Bí thư Xứ ủy Nam bộ (1946-1951, 1954-1957), Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1951-1954), Ủy viên Bộ Chính trị (từ năm 1951), Bí thư thứ Nhất, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1960-1986). Với 26 năm liên tục đảm nhận cương vị Bí thư thứ Nhất và Tổng Bí thư của Đảng, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của toàn dân tộc là xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong những thời điểm đầy thử thách cam go, phức tạp, đồng chí Lê Duẩn đã có những đóng góp rất lớn cho cách mạng, thể hiện ở những quyết sách mang tính đột phá và tầm nhìn xa trong tư duy lãnh đạo của mình. |
Ra mắt cuốn sách tập hợp các bài viết của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Cuốn sách xuất bản nhân kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. |
Vị lãnh đạo kiệt xuất giữa đời thường Nhân 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trường Chinh (9/2/1907-9/2/2017) Báo Thế Giới & Việt Nam trân trọng giới thiệu tới bạn đọc ... |
Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trường Chinh Sáng 9/2, tại Trung tâm Văn hóa 3-2, thành phố Nam Định, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt ... |