Libya: Liệu Tướng Khalifa Haftar sẽ ca khúc khải hoàn tại Tripoli?

Ngày 5/4, Tướng Khalifa Haftar cùng lực lượng tự phong Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đã bất ngờ tiến quân đánh chiếm Thủ đô Tripoli đang dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) được Liên hợp quốc ủng hộ. Liệu ông có thành công và được người dân Tripoli chào đón? Bình luận của Thế Giới & Việt Nam về sự kiện đang nước sôi lửa bỏng này của khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
libya lieu tuong khalifa haftar se ca khuc khai hoan tai tripoli Libya: Thủ tướng GNA đồng ý gặp thủ lĩnh LNA
libya lieu tuong khalifa haftar se ca khuc khai hoan tai tripoli Libya: Tướng Khalifa phát lệnh lực lượng quân đội miền Đông đánh chiếm thủ đô Tripoli

MINH QUÂN

Ngày 5/4, Tướng Khalifa Haftar cùng lực lượng tự phong Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đã bất ngờ tiến quân đánh chiếm Thủ đô Tripoli đang dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) được Liên hợp quốc ủng hộ.

Đáng chú ý, động thái này đã khiến LHQ “không kịp trở tay”, khi lãnh đạo tổ chức này là Tổng Thư ký Antonio Guterres đang có mặt tại Tripoli để chuẩn bị cho một Hội nghị Hòa bình vào cuối tháng này. Nước đi của ông Haftar đã phá tan triển vọng về thỏa thuận ngừng bắn và tổ chức Tổng tuyển cử, tưởng chừng đã đạt được giữa ông và Thủ tướng GNA Fayez al-Sarraj.

Ngay lập tức, ông Sarraj đã chỉ trích LNA có hành động “leo thang” căng thẳng, đồng thời chỉ thị cho các lực lượng thân chính phủ đối phó với các “mối nguy hiểm”. Xung đột tại Libya cũng là trọng tâm trong cuộc họp của Ngoại trưởng các nước G7 (trừ Mỹ) tại Brittany (Pháp) và cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 5 và 6/4. Cá nhân ông Antonio Guterres đã bay tới thành phố Benghazi ở miền Đông để gặp gỡ ông Haftar.

Tuy nhiên, những chỉ trích của cộng đồng quốc tế hay nỗ lực hòa giải của LHQ cũng khó có thể đảo ngược đà chiến thắng của LNA do Tướng Khalifa Haftar cầm đầu vì ba lý do sau.

libya lieu tuong khalifa haftar se ca khuc khai hoan tai tripoli
LNA đã làm cả thế giới sửng sốt khi triển khai chiến dịch tấn công thủ phủ Tripoli của Libya. (Nguồn: RTE)

Ưu thế tuyệt đối

Thứ nhất, xét về tương quan lực lượng, LNA có ưu thế vượt trội so với GNA. Giáo sư tại Đại học Texas (Mỹ) Mansour El-Kikhia cho rằng chiến thắng giành cho LNA trong chiến dịch Tripoli, chấm dứt chế độ dân quân đã được dự báo từ trước. Theo ông, ngay cả người dân Tripoli đã chán với cảnh bom rơi đạn lạc và mong muốn có một Chính phủ đủ mạnh và ổn định để lập lại hòa bình, tái thiết nền kinh tế, ổn định cuộc sống.

Trong bối cảnh đó, LNA là cứu cánh duy nhất của họ. Ông El-Kikhia cho rằng với 25.000 lính LNA thiện chiến, dày dặn kinh nghiệm sau 4 năm chiến đấu chống ‘khủng bố’ cùng nhiều vũ khí, trang thiết bị hiện đại, lực lượng dân quân của GNA chỉ là “những đứa trẻ cầm súng”.

Kiên trì một mục tiêu

Thứ hai, LHQ đã quá lạc quan về triển vọng hòa bình tại Libya và bước đi của LNA đã khiến tổ chức này không kịp trở tay. Bằng chứng là Tổng Thư ký Antonio Guterres đã không có bất kỳ thông tin gì về chiến dịch này cho đến khi nó diễn ra. Theo chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Clingendael (Hà Lan) Jadel Harchaoui, mục tiêu cuối cùng của LNA luôn là nắm quyền kiểm soát Tripoli. Chiếm được đầu mối về kinh tế - chính trị - ngoại giao này, LNA mới có thể nắm quyền kiểm soát hoàn toàn Libya.

Đồng ý về triển vọng ngừng bắn và tổ chức Tổng tuyển cử với GNA và LHQ chỉ là cách Tướng Khalifa Haftar kéo dài thời gian, nhằm chuẩn bị cho chiến dịch quân sự tấn công Tripoli. LNA sẽ không dừng lại cho đến khi giành được ưu thế tuyệt đối hoặc quét sách hoàn toàn GNA ra khỏi Libya. Trong bối cảnh đó, LHQ khó có thể thuyết phục LNA ngồi lại vào bàn đàm phán hòa bình, chừng nào lực lượng này còn trên đà chiến thắng.

libya lieu tuong khalifa haftar se ca khuc khai hoan tai tripoli
Tổng Thư ký Antonio Guterres chưa thể tìm ra được giải pháp cho bài toán khó mang tên Libya. (Nguồn: Reuters)

Nước lớn hờ hững

Cuối cùng, đối mặt với động thái nhanh và quyết liệt đến từ phía LNA, song các nước lớn trong cộng đồng quốc tế vẫn chưa cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào về can thiệp quân sự, nhằm đảo chiều cuộc nội chiến dai dẳng này và mọi động thái của các nước lớn ở thời điểm này đều dừng lại ở tuyên bố mang tính hòa hoãn.

Mỹ, quốc gia đã trực tiếp can thiệp quân sự và lật đổ chế độ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, đã phải trả một cái giá rất đắt cho chiến dịch của mình tại Libya. Trong bối cảnh lợi ích của Washington tại đây đã vơi dần, Nhà Trắng gần như chắc chắn sẽ không lặp lại sai lầm một lần nữa. Thêm vào đó, ông Khalifa Haftar từng có thời gian sống lưu vong và hiện đang giữ quốc tịch Mỹ; Tổng thống Donald Trump thậm chí có thể xây dựng quan hệ với vị Tướng này, “kết nạp” thêm đồng minh cho Mỹ trong khuôn khổ “Chiến lược châu Phi mới” cạnh tranh với Trung Quốc.

Nga từng nhiều lần thể hiện lập trường ủng hộ Tướng Khalifa Haftar và trong bối cảnh LNA đang trên đà chiến thắng, chẳng có lý do gì để Moscow tiêu tốn thêm tiền của tại Libya. Một trong những sai lầm chết người của Mỹ trong 20 năm trở lại đây chính là khởi mào để rồi sa lầy vào quá nhiều cuộc chiến cùng một lúc và Nga rõ ràng muốn tránh mắc phải sai lầm này. Moscow hiện vẫn đang vướng bận cuộc chiến tại Syria và nền kinh tế, dù đã ít nhiều khởi sắc, tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt cấm vận từ Washington và phương Tây. Trong bối cảnh đó, điều duy nhất Nga cần làm ở thời điểm hiện tại là “chờ thời”, xem xét tình hình chiến sự tại Libya trước khi đưa ra những nước cờ mới.

libya lieu tuong khalifa haftar se ca khuc khai hoan tai tripoli
LHQ bất lực, các nước lớn không mặn mà cùng ưu thế quân sự khiến LNA được cho là sẽ giành chiến thắng trước GNA. (Nguồn: Reuters)

Trung Quốc, một người chơi lớn khác trong HĐBA LHQ, có thể nhận thấy lợi ích trong thiết lập quan hệ với Tướng Khalifa Haftar, người nhiều khả năng sẽ chiến thắng tại Tripoli, qua đó mở rộng tầm ảnh hưởng của nước này tại Bắc Phi. Tuy nhiên, trong 40 năm trở lại đây, Bắc Kinh không tham dự vào bất kỳ cuộc chiến tranh ủy nhiệm nào tại khu vực Trung Đông nói riêng và thế giới nói chung. Lần này nhiều khả năng cũng không phải là ngoại lệ, khi lợi ích của Trung Quốc tại Libya là chưa rõ ràng và Bắc Kinh đang muốn xây dựng hình ảnh một cường quốc yêu chuộng hòa bình, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Xét trong bối cảnh đó, thiếu vắng sự can thiệp trực tiếp của LHQ và các nước lớn trong HĐBA LHQ, LNA với ưu thế về mặt quân sự nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng trước GNA. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh rằng chỉ có ngoại giao mới có thể mang lại hòa bình lâu dài và chiến thắng về mặt quân sự của Tướng Khalifa Haftar chưa chắc có thể mang lại điều mà người dân Libya hằng mong muốn – hòa bình, ổn định và phát triển cho quốc gia đã hứng chịu quá nhiều thương đau từ chiến tranh.

libya lieu tuong khalifa haftar se ca khuc khai hoan tai tripoli Các lực lượng từ miền Đông đã áp sát Tripoli, quốc tế kêu gọi các bên kiềm chế

Ngày 4/4, truyền thông đưa tin, Liên hợp quốc (LHQ), Chính phủ các nước Pháp, Italy, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Anh ...

libya lieu tuong khalifa haftar se ca khuc khai hoan tai tripoli Thủ tướng Libya kêu gọi thúc đẩy hợp tác với EU

Thủ tướng Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) Fayez Serraj ngày 23/3 đã kêu gọi thúc đẩy các thoả thuận với Liên minh ...

libya lieu tuong khalifa haftar se ca khuc khai hoan tai tripoli LHQ hoan nghênh việc thống nhất tổ chức tổng tuyển cử ở Libya

Ngày 1/3, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã hoan nghênh các nhà lãnh đạo thuộc các phe phái ở Libya đã thống nhất tổ ...

Bài viết cùng chủ đề

Điểm nóng Libya

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động