'Lịch sử phải là môn học quan trọng bậc nhất trong đổi mới giáo dục'

TS. Vũ Thu Hương*
Trước những tranh cãi về môn Lịch sử, tôi chỉ chia sẻ góc nhìn cá nhân về tầm quan trọng của môn học này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lịch sử phải là môn học quan trọng bậc nhất trong đổi mới giáo dục
TS. Vũ Thu Hương nêu quan điểm, Lịch sử phải là môn học quan trọng bậc nhất trong đổi mới giáo dục. (Ảnh: NVCC)

Thực tế, có một bộ phận đã hiểu rất sai về mục tiêu giáo dục khi cho rằng giáo dục không cần thiết phải học quá rộng mà chỉ cần học mũi nhọn. Nhưng thực tế, mỗi một môn khoa học sẽ cho chúng ta một tầm nhìn, một kiến thức rất quan trọng để có thể thay đổi chính bản thân mình.

Nếu nghĩ rằng, môn Lịch sử chỉ cho chúng ta biết về quá khứ và lòng yêu nước thì hoàn toàn không chính xác, không đầy đủ. Bởi vì, không chỉ có lịch sử Việt Nam mà còn có cả lịch sử thế giới.

Trong khi đó, giáo dục lòng yêu nước chỉ có trong lịch sử Việt Nam chứ không có trong lịch sử thế giới. Vậy tại sao chúng ta cần phải học Lịch sử? Bởi vì Lịch sử chính là những kinh nghiệm của đời trước, của những người đi trước. Khi chúng ta không trải qua những hoàn cảnh giống như họ thì bản thân mỗi người cũng có được những kinh nghiệm sống bằng cách học Lịch sử.

Ví dụ, không trải qua nhưng khi học Lịch sử, chúng ta sẽ hiểu những hậu quả của chiến tranh để biết nên có chiến tranh hay không? Những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh thế nào?

Ngoài ra, việc học Lịch sử sẽ cho chúng ta nâng cao tầm nhìn về mặt thời gian và không gian, cho chúng ta hiểu biết về tâm lý con người, của từng khu vực cũng như những mối lên hệ về tính cách và đặc điểm của những con người với từng môi trường khác nhau.

Ta đều có thể nhận diện được tính cách của người Việt Nam khác hoàn toàn với người Do Thái, người Nhật, người Nga... Mỗi một vùng đất sẽ tạo ra đặc thù tính cách rất khác nhau.

Điều này rất quan trọng để chúng ta nắm bắt được tâm lý của con người ngày nay. Đồng thời, cũng rất hữu ích khi ứng xử với mọi người xung quanh, đặc biệt cần thiết cho một số ngành hoạt động. Ví dụ, nếu nghiên cứu lịch sử nước Nga, chúng ta sẽ phần nào hiểu được tính cách, tâm lý của người Nga.

Rõ ràng, môn Lịch sử thực sự cần thiết. Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu, Lịch sử là một trong những môn học quan trọng nhất.

Thế nhưng, trong nhà trường Việt Nam thường đánh giá trọng tâm, theo cách học mũi nhọn, nghĩa là môn gì cần thì sẽ học, môn nào thi thì sẽ tập trung học môn đó, còn môn không cần, không thi thì không học.

Chính điều này đã khiến cho học sinh Việt Nam học lệch, dẫn đến hiểu biết không đầy đủ, không hoàn thiện, đồng thời tầm nhìn về mặt xã hội, về không gian và thời gian còn nhiều hạn chế. Dẫn đến việc, các em sẽ gặp không ít khó khăn cũng như thất bại trong cuộc sống.

Có người lý luận rằng, khi làm một nghề gì đó thì chúng ta chỉ cần những bộ môn liên quan chặt chẽ đến nghề đó mà thôi. Trong thực tế, để sống tốt, làm việc tốt, đòi hỏi lượng kiến thức tổng hợp, nếu như thiếu một mảng kiến thức của bất kể một môn học nào thì chúng ta cũng gặp ít nhiều khó khăn.

Có người cũng cho rằng, học Lịch sử để giáo dục lòng yêu nước. Điều này là đương nhiên tuy vậy, tôi nghĩ vấn đề quan trọng ở đây không phải là giáo dục lòng yêu nước bởi vì lòng yêu nước được giáo dục ở rất nhiều môn học khác nhau. Đồng thời, lòng yêu nước còn được giáo dục ở các hoạt động khác trong nhà trường chứ không nhất thiết nằm trong môn Lịch sử.

Hơn nữa, môn Lịch sử cho chúng ta những góc nhìn của những nhà nghiên cứu nhiều hơn là nâng cao về mặt ý thức hay đạo đức của học sinh. Nói đúng hơn, môn học này chủ yếu làm sao cho chúng ta góc nhìn về xã hội học, về tâm lý học, về thời gian, về những trải nghiệm để chúng ta có những đánh giá hợp lý.

Lịch sử phải là môn học quan trọng bậc nhất trong đổi mới giáo dục
Nhiều học sinh đang chạy theo học những môn mũi nhọn, học để thi, và vì thế môn Lịch sử đang bị "ghẻ lạnh". (Ảnh: Minh họa)

Ngoài ra, để nâng cao lòng yêu nước của học sinh, các em cần học Lịch sử thời bình, như lý do có các dòng họ Việt Nam như họ Đỗ, Trần, Mai, Đào, Nguyễn… hay câu chuyện khám phá vùng đất mới để hình thành tộc người Kinh, người Mường... Khi đó, học sinh sẽ hiểu kĩ càng hơn về nguồn cội, về các giá trị mà người xưa để lại cho chúng ta.

Trong khi đó, nhiều học sinh đang học Lịch sử theo kiểu học thuộc lòng chứ không phải để khám phá về quá khứ. Và việc môn Lịch sử được đưa ra để tranh luận trên các diễn đàn chứng tỏ tầm quan trọng của bộ môn này rất lớn. Nói đúng hơn, môn Lịch sử luôn được tranh luận sôi nổi, được đặt lên bàn cân về tầm quan trọng của nó trong nhà trường, rõ ràng dân ta biết tầm quan trọng của Lịch sử.

Có một thực tế, nếu chúng ta học một cách nghiêm túc, đầy đủ về môn Lịch sử sẽ thấy, không chỉ có khía cạnh là chiến đấu, bảo vệ đất nước mà còn có những khía cạnh khác như thể hiện về đời sống kinh tế, xã hội. Nếu học sinh được học đầy đủ về Lịch sử thì sẽ không có cái nhìn thiên lệch.

Tuy nhiên, việc chúng ta dạy quá nhiều về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm với những con số khô khan, sẽ khiến cho học sinh có cảm giác nhàm chán, sợ học. Hơn nữa, các em sẽ có những góc nhìn lịch sử sai lệch. Và vì thế, ý nghĩa về nâng cao tình yêu quê hương đất nước trong môn Lịch sử cũng không đạt được mục tiêu như chúng ta mong đợi.

Nghĩa là, khi thấy học sinh học Lịch sử quá kém, đang "ghẻ lạnh" môn Lịch sử, thay vì giảm bớt giá trị của bộ môn này, điều cần làm là phải thay đổi lại cách dạy, cách học Lịch sử.

Để làm được điều này, chúng ta cần thay đổi về chương trình cũng như phương pháp dạy học. Bởi vì, cách dạy học môn Lịch sử hiện tại cho thấy sự áp đặt, chưa hấp dẫn học sinh. Các em chỉ được cung cấp kiến thức và yêu cầu học thuộc cũng như làm bài tập, đưa ra các con số, mốc sự kiện dễ khiến các em chán nản, áp lực.

Do vậy, phải thay đổi cách học Lịch sử và trả môn học này về vị trí xứng đáng của nó. Cần đặt ra các câu hỏi để học sinh tìm kiếm thông tin và trả lời, bởi cách dạy Lịch sử khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau. Đồng thời, chúng ta cũng cần mở rộng chương trình Lịch sử sang các quốc gia, các vùng đất khác trên thế giới để các học sinh có đối tượng quy chiếu và hiểu thêm về người Việt và người nước ngoài thời xưa.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả!

TS. Lê Thống Nhất: Môn học nào cũng có thể làm cho học sinh yêu thích, kể cả Lịch sử

TS. Lê Thống Nhất: Môn học nào cũng có thể làm cho học sinh yêu thích, kể cả Lịch sử

"Ai cũng nói Toán học là khô khan nhưng rất nhiều thầy cô đã tạo ra sự hấp dẫn và nhiều học sinh thực sự ...

Lịch sử là môn tự chọn bậc THPT, Bộ GD&ĐT lên tiếng

Lịch sử là môn tự chọn bậc THPT, Bộ GD&ĐT lên tiếng

Liên quan đến câu chuyện Lịch sử là môn học lựa chọn ở cấp THPT, Bộ GD&ĐT cho rằng, việc phân chia thời lượng môn ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Phiên bản di động