Được tổ chức vào dịp nhiều đại sứ quan kỷ niệm năm thiết lập quan hệ ngoại giao của Việt Nam, Liên hoan năm nay phong phú về cả mặt số lượng thành viên tham gia (8 nước Châu Âu, Israel và Việt Nam), về số lượng phim và mặt nội dung. Ngoài các buổi chiếu phim, sẽ có phần giao lưu với ba nhà làm phim đến từ Đức, Israel, Pháp và buổi giới thiệu về hai mạng lưới phim tài liệu của Indonesia hoạt động tại khu vực Đông Nam Á và mạng lưới phim làm phim tài liệu của Pháp hoạt động lại châu Mỹ, châu Âu và châu Á.
Không chí vậy, chững cuộc đối thoại hấp dẫn giữa các bộ phim tài liệu châu Âu và Việt Nam sẽ được tạo ra xuyên suốt chương trình của liên hoan. Mỗi buổi tối, một bộ phim Việt Nam sẽ được chiếu kèm một bộ phim đến từ Đan Mạch, Đức, Pháp, Israel, Áo, Ba Lan, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha hay Thụy Điển. Ngoài ra, một buổi chiếu đặc biệt sẽ mang đến những cái nhìn thực tế về đời sống trong khu vực Đông Nam Á với phim của những nhà làm phim trẻ đến từ nhiều quốc gia trong khu vực như Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Chủ đề của các bộ phim phản ánh những vấn đề trong xã hội đương đại và cung cấp cơ sở cho việc thảo luận và trao đổi. Liên hoan năm nay có hai bộ phim châu Âu (từ Israel và Đan Mạch) đề cập tới vấn đề giới tính và sự công nhận bản thân. Cả hai phim đều kể về hai con người trẻ tuổi sống ngoài ranh giới các quy định về giới tính thông thường. Trong khi đó, một số phim tham dự của Việt Nam đã giành giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế thì lại tập trung khai thác đề tài về nỗi đau chiến tranh nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Tất cả các bộ phim này sẽ lần lượt được trình chiếu từ 10 – 19/6 tại Hãng phim tài liệu và khoa học trung ương (Hà Nội) và từ 11 – 20/6 tại Trường Đại học Hoa Sen (TP Hồ Chí Minh). Ngoài ra, trong khuôn khổ của liên hoan cũng sẽ diễn ra hai workshop với nhà làm phim Đức Arne Birkenstock và nhà làm phim Israel Shirley Berkewitz.
T.T